TỦ THUỐC GIA ĐÌNH (bác sĩ Nguyễn Ý Đức)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Hỏi

Thưa bác sĩ, nhiều người khuyên là trong nhà nên có tủ thuốc gia đình để dùng khi cần. Vậy xin bác sĩ hướng dẫn trong tủ thuốc gia đình cần có những dụng cụ, thuốc men nào? Xin cám ơn bác sĩ. (Nguyễn N)

 Trả lời

Mỗi gia đình nên có một tủ thuốc cấp cứu để dùng khi cần. Tủ thuốc cần để nơi khô ráo, thoáng khí, nhiệt độ trung bình và để xa tầm tay trẻ em. Khi lập tủ thuốc gia đình, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng các loại thuốc và dụng cụ y tế. Thông thường, tủ thuốc gia đình nên có những loại thuốc và các dụng cụ y tế như sau:

– Thuốc Paracetamol, ibuprofen: giảm đau, nóng sốt

– Thuốc trị, phòng ngừa cảm lạnh, ho, nghẹt mũi, chống dị ứng

– Kem thuốc kháng sinh để thoa lên các vết thương trên da

– Thuốc Calamine bôi da chống dị ứng, viêm da

– Cồn để lau vết thương trên da, khử trùng nhíp, kéo

– Một lọ hydrogen peroxide dùng rửa vết thương ngoài da.

– Kem chống nắng

– Kem mềm da baby lotion

– Thuốc đuổi côn trùng, muỗi

– Một chiếc kéo nhỏ, sắc

– Băng keo kích thước, hình dáng khác nhau để băng các vết thương nhỏ

– Cuộn băng keo để băng vết thương lớn

– Túi chườm nước đá và nước nóng

– Cuộn hoặc hộp miếng gạc 2×2 hoặc 2×4

– Bông gòn

– Tăm bông gòn ngoáy lỗ tai

– Xà bông nước loại nhẹ để rửa vết thương

– Máy đo huyết áp

– Ống đo nhiệt độ cơ thể.

– Cây đè lưỡi Tongue depressor để khám họng

– Một đèn pin nhỏ để khám tai mũi họng

– Ống nhỏ giọt để đếm giọt thuốc nước, muỗng làm riêng để uống thuốc nước

– Petroleum jelly để bôi trơn ống đo nhiệt độ, giảm nứt khô môi, da; bôi dưới mũi em bé để tránh loét da khi sổ mũi nhiều.

– Một cái nhíp để lấy gai, dằm gỗ trên da.

– Ống hút chất nhờn ở mũi

– Sách hướng dẫn cấp cứu.

 

   BS Nguyễn Ý Đức