TT TRUMP & VẤN ĐỀ MẬU DỊCH _ CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Giáo sư VŨ QUÝ KỲ)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Trong Phần I, như đã được trình bầy kỳ trước, chúng ta đã ôn lại hậu quả của cuộc tổng tuyển cử năm 2016, là một biến cố cho thấy đảng Dân Chủ đang đi vào một giai đoạn suy thoái nghiêm trọng. Thay vì có những hành động khôn ngoan để xây dựng lại Đảng ta, những người Dân Chủ mất phương hướng đã lao đầu vào một cuộc đấu tranh với những hành động tuyệt vọng (nuclear options), vừa gian lận, vừa bạo động, tự làm mất uy tín đối với người dân thuộc mọi giới như: Hispanic, người Mỹ da đen v.v…

Chẳng những thế, giới lãnh đạo của đảng Dân Chủ còn tự làm mất uy tín đối với chính đảng viên Dân Chủ, khiến nhiều đảng viên Dân Chủ đã chia tay ý thức hệ qua phong trào “walk-away”. Trong khi đảng Dân Chủ đắm mình vào cơn nổi giận khùng điên, thì đối thủ của họ là ông Donald Trump đã lẳng lặng thực hiện những bước đi thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề sinh tồn của Hoa Kỳ. Trước hết là vấn đề Mậu Dịch (Trade).

Là một người thành công lớn về kinh doanh, ông Trump đã lựa chọn được những cố vấn thượng thặng về kinh tế và thương mại, và đã giải quyết được những vấn đề hóc búa trong tương quan quốc tế và đem lại thắng lợi lớn cho Hoa Kỳ.

 

1. Lối nhìn đột phá
(độc đáo và có hậu quả quyết định)

Một trong những lý do chính giúp cho ông Trump thành công lớn là vì ông có một cái nhìn “đột phá” về thời đại mới trong khi những nhà lãnh đạo tầm thường như Bush “con”, Clinton, và Obama không có được. Trong tương quan quốc tế, trong khi ông Trump nhìn vấn đề theo nhãn quan của thế kỷ 21, thì các vị tổng thống kia còn nhìn dưới lăng kính của hậu đệ nhị thế chiến, hoặc khá lắm là cuộc chiến tranh lạnh.

Một thí dụ cụ thể là sự nhận định về bản chất của các thực thể: Trung Cộng, Liên Hiệp Âu Châu, Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, Khối Ả Rập, Liên Hiệp Quốc, vấn đề Israel và Palestine, vấn đề Hồi Giáo vân vân. Bản chất và tầm quan trọng của các thực thể nói trên đã thay đổi hoàn toàn trong thời gian từ năm 1945 cho tới năm 2015. Do đó cách ứng xử của Hoa Kỳ đối với các thực thể nói trên không nhất thiết phải như cũ và nhiều khi cần thay đổi hoàn toàn.

Một thí dụ thứ hai là cách nhận định chính xác về bản chất của các vấn đề quốc tế như mậu dịch (trade), toàn cầu hóa (globalization), vấn đề Khủng Bố Hồi Giáo, v.v… mà các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trước kia đã đánh giá sai hoặc hiểu lầm, hoặc lạnh cẳng và không dám đụng tới.

2. Lối nhìn Nhất Quán (consistent and unified)

Trong khi điều hành các vấn đề nội trị cũng như bang giao quốc tế, ông Trump luôn luôn đặt đất nước Hoa Kỳ và người dân Hoa Kỳ lên hàng đầu. Đó là nguyên lý nhất quán không bao giờ thay đổi của ông Trump. Điều này không có nghĩa là ông Trump có óc kỳ thị đối với những người không phải Hoa Kỳ, và các quốc gia ngoài Hoa Kỳ. Trái lại ông ta tôn trọng và đòi hỏi sự công bằng trong bang giao quốc tế, trong cách ứng xử giữa các quốc gia với nhau.

3. Mậu Dịch Và Lối Nhìn Nhất Quán
– “Trade War Là Gì”
 ?

Trade War là chiến tranh thương mại. Đây là lúc chúng ta phải tìm hiểu chút đỉnh về “tự do mậu dịch” và chiến tranh mậu dịch, là vấn đề bắt nguồn từ một khái niệm kinh tế do David Ricardo đề xuất, và đưa đến hệ luận cho rằng tự do mậu dịch sẽ đem lại lợi ích cho cả người bán và người mua. Theo quan niệm của Ricardo, người sản xuất sẽ tìm nơi nào có giá nhân công rẻ, giá nguyên liệu rẻ để sản xuất với “giá thành” hạ thấp. Sau đó sản phẩm có giá thành hạ thấp sẽ được đem bán lại tại những nơi có giá cao để lấy lợi tối đa. Tóm tắt là: “sản xuất ở nơi phí tổn thấp, bán lại ở nơi giá bán cao”. Muốn được như thế phải có Tự Do Mậu Dịch.

4. Quy luật quan trọng
của Tự Do Mậu Dịch là gì
?

Muốn có tự do mậu dịch như quan niệm của Ricardo, điều kiện tiên quyết là phải có tự do cạnh tranh và tự do giao thương giữa nước này với nước kia mà không có sự can thiệp của chính quyền. Tự do giao thương có nghĩa là phải bãi bỏ hàng rào quan thuế giữa các quốc gia, và trong mỗi quốc gia, chính quyền phải bãi bỏ những chế độ “bao cấp” (subsidy), vì bao cấp là một mánh khóe giả tạo làm hạ giá thành, khiến cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh hơn các quốc gia khác. Quan niệm tự do mậu dịch cũng ngăn cấm thủ đoạn phá giá hối xuất tiền tệ để giành ưu thế xuất cảng.

Chủ trương tự do mậu dịch là một phản ứng chống lại khuynh hướng “mercantilism” (chủ nghĩa trọng thương) tại Âu Châu vào giai đoạn các triều đại mấy ông vua Louis XIII, XIV, XV của Pháp. Đặc biệt là ông Tổng Trưởng Tài Chánh Jean-Baptiste Colbert của Pháp đã dùng biện pháp chiến tranh thương mại giành giựt với Anh, Áo, và Đức, để mang về nhiều quý kim, làm giàu cho nhà vua của Pháp (vua Louis XIV). Điểm cốt yếu của chủ trương “trọng thương” là nhà nước dựng lên hàng rào quan thuế (tariff barrier) để điều chỉnh xuất nhập cảng đưa đến sự cạnh tranh giữa Pháp và các quốc gia khác, giúp cho nhà vua được lợi, nhưng không giúp cho quyền lợi của người dân đen. Và khuynh hướng “trọng thương” thực sự đưa đến chiến tranh thương mại (Trade War) không có lợi cho người dân đen tý nào. Đó là lý do khiến cho quan niệm Tự Do Mậu Dịch được đề cao.

5. Trên thực tế, Tự Do Mậu Dịch
có hiện hữu trên thế giới hay không?
Kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đã có nhiều nỗ lực của các cường quốc kỹ nghệ khuyến khích giao thương giữa các quốc gia nhằm giúp giảm giá thành của sản phẩm. Do đó World Trade Organization (WTO, Tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế) đã ra đời, và sau đó ít lâu, một số quốc gia trong vùng Thái Bình Dương đã ký kết hiệp ước TPP (Trans-Pacific Partnership – Free Trade Agreement) nhằm khuyến khích tự do mậu dịch giữa các nước trong khối.

Trên thực tế, ngoại trừ trong nội bộ Liên hiệp Âu Châu và khối NAFTA, chưa bao giờ có tự do mậu dịch trên toàn thế giới như người ta tưởng, vì hàng rào quan thuế vẫn hiện diện khắp nơi, làm lợi cho quốc gia này và làm hại cho quốc gia khác. Tại sao như thế? Rất đơn giản: ví dụ giữa Đức và Hoa Kỳ, cùng một sản phẩm thép, giả sử Đức đánh thuế 10% trên thép nhập cảng từ Hoa Kỳ, và nếu Hoa Kỳ đánh thuế 4% trên thép nhập cảng từ Đức, ta sẽ thấy người Đức sẽ có khuynh hướng bán thép cho Hoa Kỳ hơn là người Hoa Kỳ bán thép cho Đức. Khi Hoa Kỳ nhập cảng nhiều hơn xuất cảng, ta thấy có sự mất quân bình mậu dịch, thiệt hại cho Hoa Kỳ, và làm lợi cho Đức. Khi có sự thất quân bình mậu dịch, do quốc gia này giành giật ưu thế với quốc gia kia, ta đã có một cuộc chiến tranh mậu dịch, như trong thời kỳ “trọng thương” (mercantile) và trong thí dụ nói trên, Hoa Kỳ bị thua thiệt. Ta nói là Hoa Kỳ bị thâm thủng mậu dịch.

Và sự thực là chiến tranh mậu dịch nói trên đã diễn ra trong nhiều năm qua, giữa Hoa Kỳ và nhiều nước khác, nhất là Trung Cộng, và thường thường Hoa Kỳ nhường nhịn và chịu đựng sự thua thiệt. Nhưng không có người Mỹ nào la làng, mặc dù người Hoa Kỳ bị thiệt hại. Cho tới khi ông Trump quyết định điều đình với các quốc gia đối tác để chấm dứt tình trạng bất công đối với người Mỹ, thì có nhiều người la làng phản đối Trump: Thương Chiến! Thương Chiến! (Trade War!).

Điều lạ lùng là, trong mấy chục năm trước, các nước áp dụng thương chiến với Hoa Kỳ thì họ không la làng. Điều lạ lùng hơn nữa là trong số những người “la làng” có lắm người là chính trị gia Cộng Hòa, là những người ủng hộ tự do mậu dịch. Câu hỏi đăt ra là: tại sao trước kia họ không la làng mà bây giờ lại la làng?
Thứ nhất, có thể họ la làng vì một nhu cầu chính trị;
Thứ hai, có thể họ la làng vì họ không hiểu “tự do mậu dịch” là cái con “kỳ nhông”
hay là con gì, mặc dầu các dân biểu nghị sĩ đều có chuyên viên kỹ thuật để cố vấn;
Thứ ba, có thể họ giả vờ không hiểu ý nghĩa của “tự do mậu dịch” để có thể tự do phát ngôn bừa bãi trong lúc đang ngủ mớ tại Quốc Hội (có khá nhiều người ngủ mơ trong chính trường Mỹ).

Và ông Trump quyết định thay đổi tình trạng mậu dịch bất công nói trên vì nó đã gây thiệt hại cho Hoa Kỳ:  Thứ nhất, ông Trump quyết định rút ra khỏi hiệp ước đa phương TPP, là một hiệp ước còn đang chờ được Quốc Hội phê chuẩn. Hoa Kỳ đã tham gia hiệp ước TPP trong một cơn ngủ mơ, vì thế đã bị Trung Cộng lừa gạt. Thứ hai, Trung Cộng đã không bịp được Trump, và ông ta đã đòi Trung Cộng phải điều chỉnh tương quan thương mại để đem lại công bằng cho Hoa Kỳ. Sở dĩ Trung Cộng đã vi phạm nguyên tắc tự do mậu dịch qua hiệp ước TPP, là vì Hoa Kỳ, qua các đời tổng thống trước, đã để Trung Cộng xỏ mũi lôi đi, ngay cả trước khi có thỏa ước TPP.

                 6. Trung Cộng đã xỏ mũi Hoa Kỳ như thế nào?
Trung Cộng đã vi phạm nguyên tắc tự do mậu dịch bằng nhiều cách:

Thứ nhất, dùng biện pháp bao cấp cho hàng xuất cảng để hạ giá thành và gián tiếp làm giá thành hạ thấp trên lãnh vực xuất nhập cảng quốc tế (cạnh tranh bất chánh).
Thứ hai, khi nào cần thiết thì hạ giá đồng “Nguyên”, cũng là một mánh khóe cạnh tranh xuất cảng.
Thứ ba, tăng cường và ưu đãi ngành sản xuất quốc doanh và đè bẹp tư doanh. Đây cũng là một vi phạm to lớn đối với mậu dịch tự do, vì nguồn vốn của nhà nước quá lớn trong cơ sở quốc doanh so với nguồn vốn tư nhân của các quốc gia đối tác, đưa đến tình trạng cạnh tranh không công bằng trong mậu dịch tự do.

Thứ bốn, dìm lương nhân công trong nước để giảm giá sản phẩm thêm một mức và tăng khả năng  cạnh tranh.

Với một nhà nước chuyên chính như Trung Cộng, sự can thiệp thô bạo của nhà nước đã bóp méo mô hình mậu dịch song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, trong khi những chính quyền tại Washington trước kia đã làm ngơ trong vấn đề mậu dịch “méo mó” với Trung Cộng. Hậu quả là: cho tới năm 2017, khi Tổng Thống Trump vào Tòa Bạch Ốc, tình trạng thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ riêng đối với Trung Cộng là 300 tỷ mỹ kim mỗi năm. Và nhờ đó, Trung Cộng đã để dành được 3,000 tỷ mỹ kim ở ngân hàng dự trữ nước ngoài.

Trong khi đó tổng cộng số thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng vào năm 2017 là 8,000 tỷ mỹ kim. Điều này có nghĩa là tình trạng ngủ mơ đã diễn ra trong khoảng ít nhất là 26 năm (chia 8,000 tỷ mỹ kim cho 300 tỷ mỹ kim mỗi năm), tức là bốn đời tổng thống Obama, George W. Bush, Clinton, và George H. Bush. Và các ông tổng thống cùa cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều phải chịu trách nhiệm ngang nhau đối với bi kịch thâm thủng mậu dịch nói trên. 

7. Bước đột phá về mậu dịch
Để chấm dứt tình trạng thất lợi cho Hoa Kỳ, trước hết ông Trump đưa ra một quyết định có tính cách đột phá, đó là bác bỏ loại đối tác đa phương, trong đó các quốc gia có khuynh hướng về hùa với nhau để ăn hiếp và “làm thịt” Hoa Kỳ. Ông Trump điều đình với từng quốc gia theo lối song phương và đạt kết quả mong muốn.

Ông Trump đã đưa ra những đề nghị để đòi sự đối xử công bằng, theo đúng nguyên tắc tự do mậu dịch trong liên lạc thương mại với Hoa Kỳ: Trung Cộng phải bỏ chế độ bao cấp; bỏ tình trạng quốc doanh và phục hồi tư doanh; không được dìm lương công nhân; không được phá giá đồng Nhân Dân Tệ; và quan trọng nhất, phải cân bằng cán cân mậu dịch với Hoa Kỳ. Cuộc điều đình với Trung Cộng đã kéo dài. Vì Trung Cộng cù nhày, không chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ nên ông Trump đã phải dùng áp lực quan thuế. Trước hết Trump đã áp đặt thuế biểu 10% trên số lượng hàng hóa Trung Cộng trị giá 200 tỷ mỹ kim đang sắp nhập cảng vào Mỹ. Quyết định này đã gây một cơn chấn động làm thị trường chứng khoán Trung Cộng suy sụp 25% từ tháng 4 năm 2018.

Bước đầu tiên này đã để lộ ra tình trạng mong manh của nền kinh tế Trung Cộng, và ông Trump đã nắm chắc được nhược điểm của Trung Cộng. Khi Trung Cộng không tuân theo những đòi hỏi của Hoa Kỳ, thì ông Trump đã tăng mức thuế lên 25% trên số lượng hàng hóa 200 tỷ mỹ kim vào tháng 10 năm 2018. Trong giai đoạn điều đình mậu dịch dưới áp lực của ông Trump, đồng Nguyên của Trung Cộng, còn gọi là “nhân dân tệ” đã sụt giá 9% vào cuối năm 2018, và khối dự trữ ngoại hối của Trung Cộng giảm mất 1200 tỷ mỹ kim. 

Đứng trước áp lực thương mại và quan thuế của Trump, Tập Cận Bình nghĩ rằng có thể dùng lá bài nông dân vùng Trung Tây Hoa Kỳ để gây khó khăn cho Mỹ, và Tập coi đó là một “vũ khí cao cấp”. Nếu nông phẩm của Mỹ không xuất cảng được, thì những nông dân này, vốn là chỗ dựa nòng cốt của Trump, sẽ quay lại chống ông ta. Không may cho Tập, những nông dân này vẫn ủng hộ Trump, và ông Trump đã bồi thường 12 tỷ mỹ kim cho nông dân, một món tiền nhỏ để đánh thắng trong cuộc điều đình.

Một vũ khí cao cấp khác của Tập là thuê mướn một số khá lớn các học giả và chuyên gia Trung Quốc tuyên truyền rằng chính sách thuế quan của ông Trump có hại cho nền kinh tế Mỹ. Công cuộc tuyên truyền này không có kết quả. Và ông Tập lại sử dụng một “vũ khí cao cấp” khác là phá giá đồng nhân dân tệ để chống lại làn sóng tấn công của Trump. Tác dụng ngược của biện pháp này đã làm cho đời sống dân Tàu trở nên khó khăn hơn, tạo ra làn sóng chống đối ngầm trong dân chúng, và lan ra giới quan chức cán bộ.

Mặc dầu cuộc điều đình chưa đi tới đâu, nhưng bước tấn công đột phá của ông Trump cho thấy ông ta “trên cơ” ông Tập khá nhiều vì ông ở thế chủ động trên phương diện kinh tế và thương mại. Ông Trump hiểu rằng ông Tập dư biết Hoa Kỳ là một thị trường lớn nhất của Trung Cộng. Nếu Hoa Kỳ mất thị trường Trung Cộng thì điều đó chỉ gây thiệt hại cho Mỹ là 0.5% GDP, nhưng nếu Trung Cộng mất thị trường của Mỹ, thì sự thiệt hại đối với Trung Cộng là 6% GDP. Và đó là một cái đòn bẩy mà ông Trump sử dụng trong cuộc điều đình song phương. Sau khi xẩy ra cơn đại dịch, cuộc điều đình đi vào một khúc quanh mới. Ông Trump đã tố cáo với thế giới về dã tâm nguy hiểm và độc ác của Trung Cộng, và nhân đó mở một chiến dịch vận động trừng phạt Trung Cộng trên một quy mô lớn lao chưa từng có.

8. TT. Trump đối phó với các khối liên kết quốc tế

    và Toàn Cầu Hóa

Mục tiêu của ông Trump trong mọi cuộc điều đình trong bang giao quốc tế là làm lợi cho nước Mỹ và dân Mỹ. Đó là nguyên tắc nhất quán của ông Trump trong cách giải quyết những vấn đề Liên Hiệp Âu Châu, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, NAFTA. Với nguyên tắc nhất quán nói trên, Trump không bị ràng buộc vào những mốc thời gian cứng nhắc. 

           a. Liên Hiệp Âu Châu  Minh Ước Bắc Đại Tây Dương là hai sản phẩm lịch sử của Hậu Đệ Nhị thế Chiến, được khai sinh vì nhu cầu sinh tồn chung của Tây Âu và Hoa Kỳ. Liên Hiệp Âu Châu (European Union, EU) và NATO (North Atlantic Treaty Organization, NATO) đã trưởng thành về kinh tế, chính trị và quân sự nhờ tiền bạc và vũ khí của Hoa Kỳ trợ giúp trong cuộc chiến tranh lạnh cho tới khi Liên Xô sụp đổ.  Sau khi Liên Xô tan rã thành nhiều mảnh nhỏ, nhiều nước Đông Âu đã phục hồi nền độc lập của họ, và muốn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu vì thấy sự hấp dẫn của nó. Do đó, cho tới năm 2012, số quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu đã lên tới 27 nước.

Như vậy Liên Hiệp Âu Châu và NATO là hai sản phẩm của thời hậu đệ nhị thế chiến cũng như chiến tranh lạnh cuối thế kỷ 20, mà Hoa Kỳ có nhu cầu gây dựng, giúp cho nó trưởng thành, và bảo vệ sự trường tồn của nó. Vì nhu cầu sinh tồn chung, Hoa Kỳ phải đóng góp tài chính, nhân lực và vũ khí trong giai đoạn chiến tranh lạnh.

Ngày nay chiến tranh lạnh không còn nữa. Mặt khác các nước Tây Âu của Liên Hiệp Âu Châu và NATO đã trưởng thành, đã đủ lông đủ cánh, và tự đứng trên hai chân của mình. Trong hoàn cảnh mới, dưới con mắt của ông Trump, các nước trong Liên Âu cũng như NATO có nhiệm vụ phải chia sẻ thêm trách nhiệm tài chánh để ít ra đỡ gánh nặng cho Hoa Kỳ. Đó là nội dung chính của những cuộc điều đình diễn ra giữa ông Trump và các nước Tây Âu. Mặc dầu có những cuộc mà cả, cãi vã, kỳ kèo bớt một thêm hai, nhưng cuối cùng một số nước Tây Âu đã có tinh thần hiểu biết trách nhiêm và chấp nhận tăng thêm phần đóng góp cho việc bảo vệ nền an ninh của chính họ.

 

Từ 130 tỷ mỗi năm, các quốc gia của NATO đã tăng phần đóng góp lên 400 tỷ mỹ kim mỗi năm. Kết quả là ông Trump luôn luôn điều đình trên quan điểm nhất quán là bênh vực quyền lợi của người dân Hoa Kỳ, và đã giảm bớt chi phí hàng năm dành cho Tây Âu, vì đó là tiền đóng thuế hàng năm của người dân Hoa Kỳ.

        b. NAFTA (North America Free Trade Agreement)
Hiệp ước NAFTA do ông Clinton ký kết với Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại là một thí dụ thứ hai về “economy of scale”, sự kết hợp để mở rộng thị trường nội địa giữa ba quốc gia nằm sát nách nhau để gia tăng khả năng cạnh tranh và khả năng sinh tồn của các quốc gia thành viên đối với thế giới bên ngoài. Ở đây ta nên ghi nhận là ông Clinton đã hy sinh quyền lợi của Hoa Kỳ đối với Gia Nã Đại trong lãnh vực kỹ nghê cũng như canh nông.

Quan trọng hơn nhiều là Trung Cộng đã thành lập công ty tại Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại, để bán sản phẩm của Trung Cộng sang Hoa Kỳ mà không chịu thuế. Do đó ông Trump đã chấm dứt hiệp ước NAFTA và điều đình một hiệp ước mới gọi là USMCA (United States – Mexico – Canada), trong đó Gia Nã Đại bắt buộc phải nhập cảng nông phẩm của người dân Hoa Kỳ. Quan trọng nhất là một điều khoản trong hiệp ước USMCA đòi hỏi hàng hóa trao đổi giữa ba quốc gia phải được sản xuất trong lãnh thổ ba quốc gia đó. Điều khoản này đã ngăn chặn Trung Cộng đi cửa sau với một trong ba quốc gia thành viên, có hại cho bất cứ thành viên nào. 

Nhưng tại sao chúng ta lại đề cập tới Liên Âu, NATO và NAFTA?  Có hai lý do chính:
Thứ nhất, chúng ta có hai thí dụ về kết hợp kinh tế, mà nguyên nhân chính là “economy of scale”Thứ hai, sự sinh tồn và thành công của hai thí dụ nói trên khiến nhiều người mơ tưởng “toàn cầu hóa”.

c. Vậy “economy of scale” là gì?

Trả lời: ta có thể tạm diễn dịch ý nghĩa của “economy of scale” là “kích thước lớn nhỏ về dân số của một nền kinh tế” có ảnh hưởng rất quan trọng tới sự phát triển và sự lớn mạnh của nó.

Ta tạm thời so sánh hai quốc gia Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi.2 (tài liệu năm 2011) Về diện tích hai quốc gia Mỹ/Úc có tỷ lệ khoảng 10/8, GDP (tổng sản lượng/đầu người) có tỷ lệ khoảng 10/8, nhưng tỷ lệ dân số giữa hai quốc gia là vào khoảng 15/1. Cái tỷ lệ dân số giữa Mỹ và Úc cho thấy nước Úc ở một thế bất lợi, vì một lý do giản dị là với một thị trường nội địa nhỏ, số lượng tiêu thụ/sản xuất nội địa sẽ nhỏ, nên giá thành của mỗi sản phẩm sẽ cao hơn, so với Hoa Kỳ là một thị trường lớn gấp 15 lần. Kết quả là khả năng cạnh tranh về kinh tế của Hoa Kỳ lớn hơn Úc nhiều lần, khiến cho khả năng sinh tốn và phát triển cũng lớn hơn nhiều.

Trên đây ta thấy: một trong những lý do chính khiến nhiều quốc gia nhỏ muốn họp lại thành một liên minh kinh tế có một dân số lớn để “gia tăng” sức mạnh kinh tế, khả năng cạnh tranh, và khả năng sinh tồn như Liên Hiệp Âu Châu, liên minh NAFTA. Và nói chung, sức mạnh kinh tế sẽ đưa đến sức mạnh chính trị. Sau những thành công ban đầu của Liên Hiệp Âu Châu và NAFTA, người ta nêu câu hỏi tại sao không tiến thêm những bước lớn hơn và thực hiện “toàn cầu hóa”.


             d. Toàn Cầu Hóa (Globalization).

Trước đây gần một thế kỷ đã có một số người phát minh ra “ngôn ngữ quốc tế”, còn gọi là “thế giới ngữ”. Và ngày nay có một thế lực lớn những nhà tài phiệt, những đỉnh cao trí tuệ, và một số chính trị gia đã kết tụ chung quanh một chủ điểm “toàn cầu hóa” nhưng cốt lõi của nó là “xã hội chủ nghĩa”. 

Một câu hỏi lớn đặt ra ở đây là: nếu kích thước dân số của một nền kinh tế lớn sẽ đem lại sức mạnh, đem lại khả năng cạnh tranh và khả năng sinh tồn, thì tại sao Liên Xô lại sụp đổ và tan ra từng mảnh? Hơn nữa, cuộc thí nghiệm về Liên Hiệp Âu Châu còn trải qua nhiều khó khăn. Với một số thành công ban đầu, Liên Hiệp Âu Châu đã không tiến tới được mà trái lại đang có dấu hiệu thụt lùi, khi Anh Quốc mới đây đã quyết định rút chân ra khỏi liên minh (Brexit). Mặt khác, Ý và Hy Lạp là hai quốc gia hay gây khó khăn về tài chính cho Liên Hiệp Âu Châu. Do đó Liên Hiệp Âu Châu chưa chắc đã là một thành công lâu dài. Nói chi tới “toàn cầu hóa”. Và do đó, cuộc thảo luận của tôi kỳ tới sẽ cứu xét vấn đề Toàn Cầu Hóa trên mấy khía cạnh sau đây:

a/ Toàn cầu hóa có ý nghĩa thế nào trong tương quan Hoa Kỳ – Trung Cộng.

b/ Hậu quả của toàn cầu hóa đối với Hoa Kỳ.

 

Vũ Quý Kỳ

21 tháng 9, 2020   
    

Chú Thích

1.                 Steffen Richter phỏng vấn Ngụy Kinh Sinh
2.

Quốc Gia Diện Tích Dân Số Tài nguyên/đầu người   

Sq km miles Million GDP/capital
Australia 7,741,220 21,77 $41,000 Nhất thế giới
U.S.A 9,826,675 313.3 $47,299
      The CIA World Factbook 2011

 

 

 

 
 
 
 
 
Giáo sư Vũ Quý Kỳ từng giảng dạy môn Vật Lý Học và Toán Học trong

35 năm ở Đại học kỹ thuật Devry University, Hoa Kỳ. Mới đây ông có

xuất bản tác phẩm “A Shooting Star” về Chiến Tranh Việt Nam (sách English).
(quý vị vào http://www.lulu.com search “A Shooting Star”).