TRUNGTÂM CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ (CSIS) THẢO LUẬN TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG, ĐÔNG NAM Á, CHÂU Á NĂM 2020

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS) có trụ sở tại Washington DC, đã tổ chức một buổi hội thảo vào ngày 22/01/2020 với đề tài “ASIA Forecast 2020” gồm những think tank (1) tham dự. Ngồi bàn chủ tọa điều khiển buổi hội thảo là trưởng hoặc giám đốc các bộ môn về châu Á làm việc cho CSIS,  cùng với sự tham dự của các giáo sư các trường đại học, các học giả và các nhà báo…

Cách thức hội thảo là đưa những vấn đề chính của về châu Á và Đông Nam Á, Biển Đông rồi thảo luận và biểu quyết. Buổi hội thảo dài hơn 3 giờ thâu video (không có bài viết). Qua video tóm tắt các điểm quan trọng như sau:

1) Đối với Trung Cộng, dù là ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa trong năm 2020 đều có một chính sách là: tiếp tục tấn công Trung Cộng về nhân quyền, kinh tế và an ninh trong năm 2020.

2) Về đẩy mạnh ngoại giao của Mỹ: Năm 2020, Hoa Kỳ cần đẩy mạnh ngoại giao với Ấn Độ là hàng đầu. Khi nghe đến đoạn video này thì hơi ngạc nhiên vì tưởng rằng Ấn Độ là một trong bốn ngọc trai tứ trụ Ấn-Nhật-Úc-Mỹ trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở do Tổng Thống Trump công bố vào tháng 11/2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam. Nhưng thật ra Ấn Độ không đồng hành như chúng ta tưởng, mà hiện nay chưa phải là đồng mình quân sự của Mỹ như Nhật và Úc.  Ấn Độ vẫn còn giữ thái độ trung lập quân sự giữ Mỹ-Trung Cộng-Nga. Do đó năm 2020, nền ngoại giao của Mỹ phải đặt trọng tâm đến Ấn Độ nhiều nhất.

3)  Với Việt Nam là quan trọng, nhiều vấn đề được nêu như những con cờ trên mặt bàn.  

Tiến Sĩ Amy Searight – Cố vấn cao cấp và Giám Đốc chương trình Đông Nam Á (trên bàn chủ tọa)

a) Khi mới bước vào Tòa Bạch Ốc năm đầu, TT Trump đến Đà Nẵng tháng 11/2017 để tuyên bố chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Rộng Mở sau đó đến thăm Hà nội là một cử chỉ nồng ấm đối với quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ. Năm 2019, TT Trump có đến Hà Nội để tham dự hội nghị với Kim Jong Un, có viếng thăm Việt Nam nhưng không phải cuộc viếng thăm ngoại giao chính thức, mà  là chỉ là thuận việc rồi ghé thăm xã giao mà thôi.

b) Trong ba năm liên tiếp TT Trump không hiện diện trên các diễn đàn APEC và ASEAN trong khi Trung Cộng có mặt rất đều đặn, nên đã làm mất niềm các nước ASEAN vào Mỹ, thậm chí có nhiều nước nghiêng về Trung Cộng. Trong Hội Nghị ASEAN tháng 11/2019 vừa rồi ở Thái Lan, TT Trump chỉ gửi “Cố Vấn An Ninh Quốc Gia” là Robert O’Brien đến tham dự.
Nhưng cũng trong hội nghị này tại Bangkok, Thái Lan tháng 11/2019 vừa rồi có một điều vớt vát  cho uy tín của nước Mỹ là TT Trump có gửi lá thư nhờ ông  O’Brien mời lãnh đạo 10 nước ASEAN đến Las Vegas, Hoa Kỳ để họp với Tổng Thống Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 3 năm 2020 về vấn đề: “quan tâm về chiến lược, địa chính trị” [ASEAN]. Hiện nay có 8 nước “âm thầm” chấp nhận đến Mỹ tham dự. TT Philippine Duterte tuyên bố không đến. Hôm nay tạp chí ASIAN TIMES cũng thuật lại lời Duterte rằng: Duterte xác định là từ chối lời mời của Tào Bạch Ốc tham dự các nhà lãnh đạo của các nước Đông Nam Á và Mỹ tại Las Vegas vào ngày 4 tháng 3 năm 2020 về đề tài “quan tâm về chiến lược, địa chính trị”. Duterte còn nói thêm không một giới chức cao cấp nào của Philippines được hiện diện”  (Duterte also confirmed that he declined a White House invitation to attend the US-Association of Southeast Asian Leaders Summit to be held in Las Vegas on March 4 for “strategic, geopolitical considerations.” No top Philippine official is expected to attend the event, Duterte added.) – Còn Thủ Tướng Mahathir bin Mohamad thì chần chờ, nhưng giới thạo tin cho rằng phút chót ông ta sẽ đến Mỹ tham dự. Hiện nay Việt Nam là nước có những vận động hành lang về việc này.

Những vấn đề quan trọng liên quan Mỹ-Việt Nam và Biển Đông được CSIS dự đoán trong năm 2020:

– Nếu TT Trump đắc cử TT nhiệm kỳ 2, hy vọng TT Trump sẽ đến dự hội nghị ASEAN trong tháng 11/2020 tại Hà Nội do VN chủ tịch luân phiên tổ chức. Dù hy vọng là vậy, nhưng điều này cũng khó xảy ra vì trong 4 năm qua TT Mỹ đã đến Việt Nam hai lần rồi, thì phải có giới chức cao nhất của Việt Nam đến thăm Mỹ trong năm 2020 này thì TT Mỹ mới có thể đến Hà Nội vào tháng 11/2020.

Jude Blanchette
Ông Jude Blanchette Freeman Chair về Trung Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2020 nhân kỷ niệm 25 năm Mỹ-Việt bang giao và là lúc Đại Hội 13 đảng CSVN nên những sự việc quan trọng về liên quan Việt-Mỹ đưa ra thảo luận và đưa đến kết luận:
– Về vấn đề thắt chặt bang giao Việt-Mỹ thì Hà Nội đang giữ quả bóng. 
– Trong năm 2020, Nguyễn Phú Trọng sẽ nằm yên không có dấu hiệu gì ngả về Mỹ cho đến sau đại hội 13 của đảng CSVN vào đầu năm 2021. Điều này cho biết Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị đảng CSVN chưa thoát khỏi nanh vuốt của Trung Cộng để sẵn sàng tuyên bố ngả về phía Hoa Kỳ.
– Nếu một nhân vật cao cấp của nhà nước Việt Nam đến thăm Mỹ thì đó là  dấu hiệu tích cực cho sự thoát Trung.
– Việt Nam sẽ là nước liên kết chặt chẽ với Mỹ trong năm 2020 hơn bất cứ nước nào khác ở khối ASEAN.

Về Biển Đông:

Cuộc hội thảo cho rằng Biển Đông là “điểm nóng” có thể có đụng độ quân sự nhỏ nổ ra giữ Trung Cộng – Việt Nam hoặc Trung Cộng – Philippines và Mỹ sẽ bị lôi cuốn vào trong các cuộc đụng độ đó. Với Philippines thì dễ dàng cho Mỹ hành động hơn vì 2 nước đã ký hiệp ước “bất tương xâm” với nhau, nghĩa là một nước nào bị tấn công thì nước đồng minh có quyền nhảy vào can thiệp bằng quân sự một cách nhanh chóng. Còn nền ngoại giao giữa Việt-Mỹ hiện nay đang ở cấp độ “đối tác chiến lược” phải nâng lên “đối tác toàn diện” và sau đó cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện” tương tự như hiệp ước bất tương xâm. Cho nên nếu có chiến sự mà Trung Cộng nổ súng vào Việt Nam, thì Tòa Bạch Ốc còn nhiều rào cản ở Quốc Hội Hoa Kỳ, do đó Mỹ chỉ phản ứng dữ dội bằng ngoại giao và sau đó tùy theo mức độ mới đến giải pháp quân sự và cẩn thông qua Quốc Hội Mỹ.

Về một số điểm cần chú ý là TT Trump tuyên bố Việt nam là nước lợi dụng thương mại tồi tệ nhất đối với Mỹ, làm cho Việt Nam sợ bị Mỹ “hỏi tội” về giao thương không cân bằng. Nhưng cũng có người cho rằng đây là cây gậy để Việt Nam nhanh chóng cầm củ cà-rốt của Mỹ trong chiến lược đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Mỹ.

Lê Thành Nhân
(tóm lược)

(1) think tank: nghĩa đen think là sự suy nghĩ, tư tưởng,  tank là cái thùng: Hay là cái thùng chứa đựng tư tưởng.  Có nghĩa là những bộ óc chứa nhiều tư tưởng về một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Đa số các think tank là các tổ chức NGO (Non Government Organization) được miễn thuế ở ở Hoa Kỳ. Các think tank khác được thành lập hoặc tài trợ bởi chính phủ hoặc các nhóm tư nhân, cơ sở thương mại  để cố vấn hay nghiên cứu liên quan đến các công trình của họ.