Thủ Tướng Nhật Sugar và phu nhân rời Việt Nam ngày 20/10/2000
Chuyện khó tin mà có thật trong chế độ Cộng Sản Việt Nam. Khi thủ tướng Nhật Suga đến thăm Việt Nam thì được lãnh đạo CSVN đón tiếp long trọng, ngày Suga ông sắp rời Việt Nam về lại chiếu phim chống Nhật trong năm 1945. Có lẽ ông Sugar và các chính khách Nhật tự hỏi “không biết Cộng Sản Việt Nam muốn cái gì mà làm việc quái đản thật?
Đài Á Châu Tự Do thực hiện cuộc phỏng vấn: Lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 20 tháng 10 năm 2020, khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga còn chưa rời Hà Nội thì đài truyền hình VTV1 của nhà nước Việt Nam cho chiếu bộ phim tài liệu “Tiếng Trống Kim Sơn”. Nội dung phim được cho là tố cáo phát xít Nhật tàn sát người Việt Nam trong cuộc khởi nghĩa chống Nhật vào năm 1945. Tân thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga có chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài 3 hôm, từ 18-20/10 /2020. Ông là lãnh đạo đầu tiên của một nền kinh tế lớn đến thăm Việt Nam, quốc gia Chủ tịch ASEAN 2020, kể từ đầu đại dịch virus Vũ Hán.
Theo lẽ thường, để thể hiện lòng hiếu khách, nhất là trong quan hệ ngoại giao, thì nước chủ nhà phải làm những điều để vui lòng khách. Vì sao đài truyền hình VTV1, một cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước lại hành xử như vậy?
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS nêu nhận xét:
“Chuyện nhỏ nhất có thể xảy ra là do sơ suất. Nhưng đây không phải do nhầm lẫn hay sơ suất. Trong nội bộ ĐCS Việt Nam có người sợ Trung Cộng và ghét Nhật mà người ta lại là người có quyền ra lệnh chiếu phim đó. Năm 1940 Nhật đánh vào Đồ Sơn, Hải Phòng là ngày 24 tháng 11. Nó không dính gì đến ngày 20 tháng 10 lúc ông Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga còn ở Việt Nam cả. Lúc phim chiếu là ông Suga đang đi bộ ngoài hồ Hoàn Kiếm, sau đó ông ấy về khách sạn để chuẩn bị ra sân bay. Sau bảy rưỡi một chút thì vợ chồng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến tận khách sạn để chào ông ấy.
Việc cho chiếu phim như vậy lên VTV, một đài truyền hình số một của nhà nước như thế là bậy.”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhắc lại buổi lễ đón tiếp Phó chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình viếng thăm Việt Nam cuối năm 2011. Người ta thấy các em thiếu nhi vẫy những lá cờ Trung Cộng có đến sáu ngôi sao, trong khi quốc kỳ chính thức của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chỉ có năm ngôi sao. Một ngôi sao lớn, bao quanh là bốn ngôi sao nhỏ.
Theo giải thích của Bộ Ngoại Giao Việt Nam lúc bấy giờ thì đây là một sai sót kỹ thuật. Trước đó, lá cờ với sáu ngôi sao như vậy đã từng xuất hiện trong một chương trình thời sự của VTV khi tường thuật chuyến viếng thăm Trung Cộng của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
VTV là một đài truyền hình quốc gia trực thuộc nhà nước Việt Nam. Đây là đài truyền hình lớn nhất Việt Nam. Theo những người từng làm việc tại đây thì tất các chương trình, các bản tin đều được kiểm duyệt rất kỹ. Không có chuyện sơ suất. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già từng khẳng định với RFA về việc này:
“Với tư cách tôi cũng làm ở Đài Truyền hình TP.HCM, tức là một đồng nghiệp của họ thì tôi cam đoan 100% tất cả những gì đã được đọc lên như vậy đều đã qua kiểm duyệt hết. Tôi khẳng định rằng không bao giờ có chuyện nói lầm, nói lẫn gì ở đây cả… Nội dung được duyệt hết và duyệt kỹ từng chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy. Tôi có thể khẳng định điều đó với tư cách tôi làm việc ở Đài Truyền hình TP.HCM trên 20 năm.”
“Chế độ cộng sản thì làm gì cũng có sự chỉ đạo hết. Theo tôi nghĩ, thực tế quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển, và có lẽ là tốt chưa từng có trong lịch sử. Thế nhưng họ vẫn muốn tỏ ra rằng vẫn có một bộ phận căm ghét phát xít Nhật ngày xưa. Họ muốn nói với thế giới rằng đây là trong nước chúng tôi có nhiều ý kiến trái ngược nhau, có dân chủ, có thể hiện chính kiến. Họ cũng muốn thể hiện là tuy độc đảng nhưng các ý kiến vẫn được thể hiện, thậm chí lên cả TV.
Còn về đối ngoại, họ muốn cân bằng với Trung Cộng vì hiện nay Nhật sang Việt Nam không chỉ hợp tác về kinh tế mà còn hợp tác về quân sự, bán vũ khí và hỗ trợ Việt Nam về quốc phòng nữa. Do đó, họ chiếu phim như vậy để ra vẻ không thân thiết lắm với Nhật. Không để mất lòng Trung Cộng. Bao nhiêu lần như thế rồi.”
Nhiều người Việt Nam còn nhớ nạn đói năm Ất Dậu xảy ra tại miền Bắc Việt Nam. Theo sử sách ghi lại, nạn đói xảy ra trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói. Một trong những nguyên nhân gây ra nạn đói này là do chính sách thu gom gạo của Nhật Bản.
Trong thế chiến thứ 2, Việt Nam nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Nhật. Gạo và cao su được quân Nhật thu gom, chở về nước hoặc cung cấp cho quân Nhật đóng ở tiền đồn vùng biển phía Nam. Đa phần các kho thóc có khả năng cứu đói trực tiếp tại miền Bắc khi đó đều nằm trong tay quân đội Nhật. Người Nhật vì mục đích chiến tranh đã thờ ơ trước sự chết đói hàng loạt của dân bản địa.
Mọi sự vận chuyển thóc gạo từ Nam ra Bắc đều phải qua “Ủy ban thóc gạo” ở Sài Gòn mà ủy ban này do công ty Nhật nắm. Khi tải ra đến Bắc thì phải gom gạo cho công ty thóc gạo Bắc kỳ 75% số lượng, công ty này lo bảo đảm trước hết lương thực cho quân Nhật, còn lại mới bán cho dân.
Trở lại bộ phim tài liệu kháng Nhật được chiếu trên VTV ngay chuyến thăm của Thủ tướng Nhật, Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc bày tỏ quan điểm trên facebook cá nhân của ông mà RFA đã xin phép sử dụng. Ông viết:
“Việc phát xít Nhật xâm lược Đông Nam Á trong đó có Việt Nam trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương là một sự thật lịch sử. Những tội ác của chủ nghĩa phát xít không chỉ Việt Nam mà cả nhân loại cũng không bao giờ quên. Nhưng cớ gì khi tân Thủ tướng Nhật Bản đang còn ở Việt Nam trong chuyến thăm hữu nghị lịch sử trong quan hệ Nhật-Việt thì VTV1 lại cho chiếu bộ phim “Tiếng trống Kim Sơn”. Trong thời điểm hiện nay, bộ phim này nhằm đưa ra thông điệp gì? Hay tình báo Trung Cộng đã chiếm quyền lãnh đạo trong VTV?”