Sư Đoàn 5 BB mở tiếp tân với các chiến hữu, thân hữu và đồng hương tại miền Nam California cùng với tiệc kỷ niệm 70 năm thành lập (1953-2023). Đặc biệt trong giai đoạn lích sử đen tối nhất của VNCH từ năm 1972 với cao điểm mùa Hè đỏ lửa. Cộng sản Bắc Việt, vì chủ nghĩa cộng sản, đã tung ra những trận đánh lớn thí quân để gây tiếng vang, quân Bắc Việt tổn thất không kịp bổ sung đồng thời cũng gây tiêu hao đáng kể cho các lực lượng VNCH và thường dân đáng thương.
“An Lộc địa sử lưu chiến tích,
Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.”
Đó là hai câu thơ của cô giáo Pha dạy học tại thị xã An Lộc (như nhiều người đã biết), do cư trú và làm việc cho tương lai của tuổi trẻ tại một nơi lửa đạn mịt mù, bên trong khu vực phòng thủ của các đơn vị Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, nơi có bãi đất trống được dùng cho một nghĩa trang và cho phép trực thăng làm PZ và LZ cho phi vụ cả chục chiếc một lúc, không xa là khu trường học có nhiều dãy ngang, không rộng lớn nhưng xinh xắn, nơi cô giáo Pha dạy học. Thời gian không thể tiếp tục dạy học kể từ những ngày đầu cuộc pháo kích liên hồi và tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, mọi người phải sống dưới hầm trú ẩn.
Một trong những di sản của VNCH mà các đời sau không quên.
Ngày 7 tháng 7 năm 1972 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ông Cố Vấn Hoàng Dức Nhã, và Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH đã đáp trực thăng xuống An Lộc, hỏi thăm quân sĩ, ủy lạo người dân và cảnh đổ nát tại thị xã bé nhỏ thương đau này.
Chào cờ VNCH, Hoa Kỳ, và Phút mặc niệm – gồm cả thiếu sinh quân Mỹ gốc Việt trong toán hầu kỳ Hoa Kỳ và trường thiếu sinh quân KQ Hoa Kỳ, cựu SVSQ VBQG Tom Võ hát quốc ca Hoa Kỳ.
Chủ trương của chính phủ VNCH và sự quyết tâm của quân trú phòng mà đứng đầu là Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, cũng là vị tư lệnh các lực lượng phòng thủ An Lộc, do nhu cầu chiến thuật sau này Bộ tư lệnh từ Lai Khê được bốc vào An Lộc. Người thứ hai của Sư Đoàn 5 Bộ Binh được nhắc đến trong lễ tưởng niệm của buổi tiệc Kỷ Niệm 70 Năm Thành Lập hôm nay là Tướng Lê Nguyên Vỹ, lúc bấy giờ là Đại tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương An Lộc. Không lâu sau đó đại bản doanh của tướng Hưng di chuyển vào nội vi căn cứ phòng thủ An Lộc để trực tiếp đôn đốc công tác phòng thủ và trao đổi với cơ quan cấp trên. Hai vị Tướng lãnh anh hùng của QLVNCH với quyết tâm không bỏ dân và nhường đất cho Cộng sản trước mắt thế giới đã làm cay cú Ban Bí thư Miền Nam (Cục R), sự cay cú đã làm tổn hại nặng đội quân “sinh Bắc tử Nam” của chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 của họ. Hình ảnh các Tướng Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ trong số các tướng, tá và chiến sĩ anh hùng của QLVNCH đã tuẫn tiết trong Tháng Tư Đen không bao giờ xóa mờ trong tâm khảm của người dân Việt Nam yêu chuộng Tự Do…
Khách tham dự hầu hết là giới kaki của thành phần VNCH chịu nhiều nỗi gian truân hơn hết.
Trong gần 100 ngày vây hãm, hầu hết thời gian của các đơn vị đặc công và pháo binh Cộng sản Bắc Việt không để lãng phí trong việc cắt kẽm gai trườn người vào, đánh bọc pha theo cách đặc công thủy bộ đã lỗi thời, rồi pháo trận địa cấp tập đủ loại mà nổi tiếng nhất thời đó là hoả tiễn 122 mm (giàn phóng BM-21 tái chế), tầm bắn 11 km, và đại pháo 130 mm, tầm bắn 30 km, liên tục nã từ một căn cứ hoả lực đặt phía nam bộ chỉ huy Lộc Ninh vừa chiếm được từ tay Trung đoàn 9 BB (trực thuộc SĐ 5 BB) vào thị xã. Lực lượng bảo vệ ngày đêm phải đội pháo địch bất cứ lúc nào, có ngày CSBV nã vào thị xã với mức độ cường tập lên con số 12 ngàn quả đại pháo và hoả tiễn. Quân chủ lực của cộng sản Bắc Việt mà Cục R (ờ) là đại diện Bộ chính trị gồm UV Lê Đức Thọ, bí thư Cục và tướng Văn Tiến Dũng, tư lệnh. Cơ quan thừa hành là Bộ tư lệnh quân Giải Phóng Miền Nam của tướng Trần Văn Trà. Trong tay quân Mỹ (U.S. Troop) lúc đó không thiếu các loại pháo Howitzer 203/208 Tank Artillery ở căn cứ Dĩ An, Biên Hoà. Và nếu QLVNCH có nhiều đạn pháo cho Gun 175 mm lấy từ Long Bình thì người dân và quân phòng thủ không chết đến 10 ngàn người riêng trận An Lộc. Và nếu Không quân VNCH có được nhiều con hổ mang Cobra và đầy đủ cấp số rockets cho các phi vụ, giúp cho những người đem thân giúp nước không màng ai tìm xác rơi thì trận chiến làm gì có tên đường mòn Hồ Chí Minh (Ho Trail) và binh trạm 559B cùng một loạt B1, 2, 3, 5 đã không có trên bản đồ hành quân. Và nếu UV Lê Đức Thọ không có người đồng hành đi đêm là NT Kissinger và những chính khách tháp ngà thiếu dũng lược thì làm gì có nửa triệu dân Việt Nam chết thảm trên biển, hàng trăm ngàn quân đội miền Nam chết trên rừng thiêng mạn ngược và trong trại tù khổ sai? Và chưa hết, chính sách nuôi dưỡng cộng sản cho trở thành các đại gia tư bản đỏ có quyền thế và tham vọng, và chính trị gia phe ta thiếu dũng khí thì làm được gì trên Roadmaps…
CH Phạm Minh Huyên thay mặt BTC đọc diễn văn khai mạc.
CH Nguyễn Nam Lộc, MC tổng quát buổi lễ.
Ai cũng biết quân cộng sản đã thất bại trong mưu đồ chiếm được An Lộc trước ngày 6 tháng Sáu (“le 6 juin, le jour le plus long de la guerre”). Và tháng 6 năm 1972 kế hoạch đoàn xe DS của các chính khách đảng Xã Hội Pháp thân Cộng sắp hàng chạy theo cơ giới mang cờ đỏ dẫn vào An Lộc để biến nơi này thành thủ đô của cái gọi là “Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” chẳng bao giờ được thực hiện như đài phát thanh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của họ đã rêu rao trước đó.
Ông Phạm Gia Đại và các nhân sĩ Hội ái hữu Quảng Trị trong phần tưởng niệm hai vị Tướng Lê Văn Hưng và Lê Nguyên Vỹ, cùng các Anh hùng tử sĩ VNCH đã nằm xuống vì họa cộng sản.
Cuộc chiến tranh đã đưa đến tang thương cho hàng triệu người Việt Nam ở cả hai miền và hơn 58 ngàn người Mỹ đến hỗ trợ cho chính thể VNCH của người dân Miền Nam Tự do. Trong dịp này Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ/ Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại đã tham gia cùng với các hội bạn, đóng góp phần văn nghệ đấu tranh và luôn nêu cao tâm niệm “Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm” và tinh thần “An Dân Trừ Bạo” qua các nhạc phẩm “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”, sáng tác của Nguyễn Văn Đông, người chiến sĩ văn nghệ rất được ưu ái từ người dân Miền Nam Tự do, nhạc phẩm thứ hai “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”, sáng tác của Nguyễn Đức Quang, người văn nghệ sĩ của dòng nhạc Du Ca từ năm 1965, đồng hành với toàn dân chống cuộc xâm lược của cộng sản, cùng thời với sự lớn mạnh của QLVNCH. Cơ cấu phản tuyên truyền của VNCH do nhu cầu chống lại những mưu mô thủ đoạn của chủ nghĩa cộng sản đã mở ra một phong trào nhạc lính yêu quê hương và cảm thương những người trẻ đã đem thân giúp nước và sự hy sinh của gia đình họ… Phong trào nhạc lính trữ tình và yêu đất nước bị hoạ cộng sản tàn phá kể cả nhân tâm đang hồi bị ly tán (do áp lực khủng bố của cộng sản) đã trỗi dậy khắp Trên Bốn Vùng Chiến Thuật quyết tâm chống lại loại nhạc phục vụ cho chiến tranh xâm lược của Chủ nghĩa và Phong trào Cộng sản mà đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng xung kích. Người dân Việt Nam còn tha thiết với quê hương Miền Nam vẫn không hề quên những tên chống lại VNCH bất cứ giá nào trong ao lầy phản chiến giả trá của cộng sản.
Ban Tù Ca Xuân Điềm
Ban văn nghệ và Hậu duệ SĐ 5 BB
Hội Không Quân VNCH Nam California –
Nhạc phẩm Không Quân Việt Nam.
Gia Đình Khí Công Hoàng Hạc
Photos – Sư Đoàn 5 BB mở tiệc kỷ niệm 70 năm thành lập – Ngày 14-4-2023
https://photos.app.goo.gl/iRhRHV4LW5SoZGsk9
Videos – Sư Đoàn 5 BB mở tiệc kỷ niệm 70 năm thành lập – Ngày 14-4-2023 :
- Nhạc phẩm Hàng Hàng Lớp Lớp, sáng tác của Nguyễn Văn Đông, người chiến sĩ văn nghệ được ưu ái hàng đầu của người dân Miền Nam Tự do – Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ trình bày.
Những tà áo với “sắc hoa màu nhớ” của phái nữ TTTN.
- Nhạc phẩm Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, sáng tác của Nguyễn Đức Quang, người văn nghệ sĩ của dòng nhạc Du Ca từ năm 1965, đồng hành với toàn dân chống cuộc xâm lược của cộng sản – Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ trình bày .
Sau chiến thắng An Lộc tháng 7/1972, tinh thần quân, dân, cán, chính VNCH lên cao vì đó là cửa ngõ vào thủ đô Saigon. Tuy nhiên chính phủ VNCH và quân lực bị trói tay của họ đã phải tiếp tục đương đầu với những thách thức thật lớn, thù trong giặc ngoài, kể cả các chính khách bất xứng phản bạn. Không những chỉ đối phó với giặc ngoại xâm của cộng sản Bắc Việt và cánh tay nối dài của họ là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam và bọn gây họa không kém là nhóm người nối dáo cho giặc ký sinh trong xã hội miền Nam. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã có bài phát biểu trong thời gian dầu sôi lửa bỏng đó. Lời thành thật của vị nguyên thủ quốc gia năm xưa nay xin mời đọc lại một trích đoạn…
“Tôi thiết tha kêu gọi những ai, ở miền Nam này, đang ăn cơm miền Nam, đang thở không khí miền Nam, đang được sự che chở của xương máu Dân Quân miền Nam, mà đến ngày nay, còn âm thầm tiếp tay với Cộng sản, còn lén lút đi đêm với Thực dân, Ngụy hòa, còn tính đâm sau lưng chiến sĩ đồng bào…Tôi kêu gọi lương tri của mấy người, vì đất nước, vì dân tộc, hãy dừng chân lại, hãy dừng tay lại, hãy từ bỏ ý định đó đi ….”
Khi nói đến Sư Đoàn 5 BB người ta nhớ đến lịch sử của quận Hải Ninh ở Móng Cái cũng đã được tiếp nối liền với Hải Ninh Sông Mao, Bình Thuận từ sau cuộc di cư 1954 được bảo vệ ngày đêm với một lực lượng quân đội ở cấp sư đoàn được chính thức trang bị và giao phó trách nhiệm tổ chức, quản trị, và điều hành do Đại tá Vòng A Sáng giữ chức tư lệnh. Đó là đại đơn vị Sư Đoàn 6 Bộ Binh hình thành từ Binh Đoàn Nùng, ngày 1/4/1955, sau này cải tổ thành Sư Đoàn 3 Dã Chiến và cuối cùng trở thành Sư Đoàn 5 Bộ Binh, 1959, nhận khu trách nhiệm tại Biên Hoà, Vùng III Chiến Thuật, sau đó tại Bình Dương, Phước Long và tham chiến tại mặt trận An Lộc 1972 vang danh thế giới.
Trong ảnh, ngoài Bs Võ Đình Hữu, Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Pomona Valley, giữa, còn lại là con dân người Nùng Móng Cái mà tiền thân của SĐ 5 BB là Binh Đoàn Nùng – Ba chiến sĩ với quân phục số 2: bên trái, BBTĐ Châu Cẩm Sáng, SĐ5BB, kế là các VBQG Phòng Tít Chắng và Tsu A Cầu – Ghi dấu kỷ niệm cùng với các thân nhân trong dạ tiệc SĐ 5 BB kỷ niệm 70 năm thành lập, 14/4/2023 – Ba chiến sĩ cũng là cựu SVSQ sáng giá vừa nêu đã từng đảm nhiệm chức Hội trưởng hay cựu Hội trưởng Hội Quân Cán Chính Hải Ninh Việt Nam tại hải ngoại trong nhiều nhiệm kỳ hàng chục năm qua. Mục đích giúp cho công việc điều hành đúng hướng cho sự phát triển của hội và tương lai tuổi trẻ Việt Nam không bị nhuộm đỏ.
Lịch sử của SĐ 5 BB như bao đại đơn vị, quân binh chủng của QLVNCH đã khép lại ngày 30 tháng Tư Đen (April 30, 1975) cùng chung vận nước của Việt Nam Cộng Hoà, thể chế đầu đời của người dân Miền Nam tự do.
Trải qua nhiều thế hệ con dân cùng nổi trôi theo vận nước, hứng chịu cảnh “bể dâu tang điền” trong môi trường chính trị đầy mâu thuẫn, đầy sóng ngầm hứng chịu trong từng giai đoạn lịch sử đã qua tại quê nhà, bạn và thù đều đã đối mặt, tuy nhiên chế độ cộng sản hiện thân của tội ác vẫn là nỗi kinh hoàng của người tị nạn Việt Nam, trong đó những chiến hữu SĐ 5 BB, những Mũ Đỏ (LĐ1/ Đồi Gió), những Biệt Cách 81… tất cả những Quân Dân Cán Chính bên trong vòng đai phòng thủ và Cô Giáo Pha, nàng thơ của chúng ta đã lưu dấu kỷ niệm hai câu thơ cho vạn đại ưu sầu.
Mời theo link sau đây để xem An Lộc 44 năm sau:
http://hoangthuyv.blogspot.com/2016/07/an-loc-foundation-voi-ngay-ky-niem-ghi.html
Phải mất gần ba năm sau trận chiến An Lộc, những người anh em phía Bắc vào giải phóng những người anh em ở phía Nam ra khỏi tệ nạn ăn nên làm ra trong khi miền Bắc không có gì ăn đủ no, không có gì mặc đủ ấm… Phải mất thêm 48 năm tại Việt Nam, nhà cầm quyền vẫn chưa muốn từ bỏ chủ thuyết Cộng sản trong chính sách cai trị dân trước sự mong mỏi, trông chờ không phải cho dân Việt ở hải ngoại mà đối với các chính khách Mỹ trong một sự tính toán làm ăn tương lai…
Kính chúc quý vị, các bạn an hưởng những ngày vui trên quê hương thứ hai cho dù cuộc vui chóng tàn nhưng hương vị quê hương mặn ngọt cay đắng vẫn còn đâu đó.
Xin mượn những dòng tâm tư ở trên để thay một lời cảm ơn sâu đậm những người đang hết lòng lo lắng cho tiền đồ của dân tộc và sự an nguy cho non sông gấm hoa Việt Nam.
Hoàng Thụy Văn
***********************
Email: van.hoangthuy@yahoo.com
Tập tin: Tập tin/ Blog:
https://www.blogger.com/blog/posts/3851439267300666395
FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100009861367948
Liên lạc: hvuong311@gmail.com