Hải đảo Ga Lang vào thời điểm 1978. Hải âu bay rợp trời. Cơm xấy, cá khô, đậu hộp và là những món ăn quen thuộc của người việt tị nạn trên đảo. Cứ đến giờ là mọi người xếp hàng đi ăn, có khi không phải là đói mà vì cả thói quen, kể cả thói quen chờ đợi, chờ đợi được làm giấy tờ. Chờ đợi được ra đi đến một quốc gia nào đó… Mỹ, Pháp, Úc, Đức… đâu cũng được thôi. Quê hương Việt Nam đã rời bỏ đi rồi, thì nổi trôi đến đâu bám tới đó.
Lênh đênh qua cửa thần phù,
Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm…
*
Đã mấy mươi năm qua đi, năm 2020 và tháng tư, mùa lễ phục sinh người ta thấy có ba người đàn bà, một đã khá già dáng lòm khòm, và hai người còn tương đối trẻ trung, họ dắt nhau về hải đảo này. Nếu hai người thì là một, tri kỷ tri bỉ?
I love Jesus, I love Buddha
Yes I do, yes I do, yes I do
Jesus is my teacher
Buddha is my sister
Dieu is my teacher
Teach my free
Teach my free
Teach my free…” (1)
Tiếng hát tan loãng vào hư không. Trên không đó, từng đàn hải âu vẫn bay lượn, chao qua chao lại. Có những con sà xuống thật gần, thật thấp, tưởng như có thể giơ tay lên và với được.
Mải mê tay với mây trời,
Lòng như chùng lại rớt vào hư không!
Một cái bóng xẹt ngang rất nhanh trên đầu. Titi và Hà giật mình đều ngó theo. Chim hải âu ở Galang này dạn người quá. Cả hai, Titi và Hà thì thầm rồi như muốn nói một lời gì. Họ muốn nói chuyện với chim trời? Họ muốn có một lời cám ơn tất cả, hay cả hai cùng muốn gọi thầm cha, gọi thầm mẹ? Soeur Linda từ tốn làm dấu thánh giá và đứng lên: Let’s go!
Chúc Thanh
(Paris Mars 2023)
(1) Phỏng theo bài « Love Buddha», trang 63 báo Viên Giác số 232.