Số Phận Đen Tối Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Chính Quyền Miền NamTrước Chính Sách Đứng Đắn Của Chính Quyền Kennedy
Và Sự Vô Minh Của Hennry Cabot Lodge & Phe Nhóm Của Ông Tại Saigon và Washington
Vai Trò Của Hoa Kỳ Trong Chiến Tranh Việt Nam
Hoa Kỳ chỉ can thiệp vào VN sau đệ II Thế Chiến. Mục đích chính là ngăn chặn làn sóng cộng sản đang lan tràn tại Á Châu để bảo vệ VN và các nước ĐD được tự do và độc lập khi vừa thóat khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp cũng như thiết lập trật tự mới mà TT Woodrow Wilson đã đề xướng vào thời Đệ I Thế Chiến với Hội Quốc Liên…make the world safe for democracy…hãy xây dựng thế giới thành nơi an toàn cho nền dân chủ. Chiến lược anh ninh toàn cầu của Hoa Kỳ tại Á Chậu là bảo vệ anh ninh, ổn địng và xây dựng hòa bình cho vùng Đông Nam Á. Trong đó Việt Nam và Đông Dương là điểm an ninh chiến lược trọng yếu nhất tại Á Châu. Trong chiều hướng đó, vào năm 1941 TT Roosevelt muốn đặt Đông Dương dưới sự bảo vệ của một tổ chức quốc tế . Kế tiếp Roosevelt có thêm 5 vị Tổng Thống Hoa Kỳ đã dính líu tới Việt Nam như Truman, Eisenhower, Kennedy, Johnson và Nixon. Tại Âu Châu Hoa Kỳ đã xây dựng khối Nato và tại Á Châu Hoa Kỳ đã xây dựng khối Seato để bảo vệ Việt Nam và Đông Dương. Đây là chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ tại Á Châu, và trong chiến lược đó Miền Nam Việt Nam là “Tân Biên Cương” và “Tiền Đồn của Thế Giới Tự Do”. Vì thế , TT Ngô Đình Diệm và toàn quân toàn dân Miền Nam Việt Nam chính là những người đi bảo vệ và chống đỡ cho Tiền Đồn của Thế Giới Tự Do. Nhưng những người Mỹ vô minh và các tướng lãnh Miền Nam chỉ vì tham vọng tranh danh đoạt lợi, tranh bá đồ vương và tranh quyền cướp nước nên đã bắt tay nhau để lật đổ TT Ngô Đình Diệm. Ông nằm xuống, không chỉ cả Miền Nam Việt Nam nằm xuống cùng với ông , mà cả Tiền Đồn của Thế Giới Tự Do cũng theo ông nằm xuống. Đó là cái giá quá đắt mà nước Mỹ phải chịu bao thảm họa trong chiến lược an ninh toàn cầu của họ trong bao thập niên qua.
Khi Thủ Tướng Diệm về chấp chánh vào 1954, với sự trợ giúp và viện trợ của chính quyền Eisenhower, TT Ngô Đình Diệm đã biến một quốc gia tan nát vì chiến tranh và đau khổ thành Hòn Ngọc Viễn Đông để nuôi sống 15 triệu người sống trong thanh bình ấm no và hạnh phúc chỉ trong thời gian 9 năm. Nhưng Hồ Chí Minh & Cộng Sản Bắc Việt đã gây chiến tranh để tiến chiếm Miền Nam để gây ra cái chết kinh hoàng và đổ vỡ tang thương cho cả một dân tộc và cả một quốc gia đang đau khổ tột cùng vì chiến tranh và thù hận.
Về phương diện quân sự trong chiến tranh với Cộng Sản Bắc Việt, quân đội Miền Nam Việt Nam đang trên đà chiến thắng cộng sản. Đó là nhận định của các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ. Tuy nhiên cơn khủng hoảng Phật giáo đã tạo ra những biến động chính trị tơi bời cho chính quyền Miền Nam và gây muôn vàn khó khăn cho TT Ngô Đình Diệm và dân quân Miền Nam. Hoa Kỳ đến đến Việt Nam để viện trợ và làm cố vấn cho TT Ngô Đình Diệm và chính quyền Miền Nam với tất cả thiện chí tốt đẹp và những mục tiêu lý tưởng là xây dựng dân chủ cho Việt Nam và các nước Á Châu như họ đã làm cho Âu Châu. Tiếc thay Hoa Kỳ đi vào Việt Nam là đi vào Một Cuộc Chiến Tranh Không Giới Tuyến Và Đánh Với Những Kẻ Thù Không Có Mặt nên Hoa Kỳ mất hết khả năng phân biệt bạn-thù. Hồ Chí Minh và những người Cộng Sản Việt Nam luôn luôn tìm mọi cách để che dấu những bộ mặt thật của họ bằng những chiếc mặt nạ. Hoa Kỳ là những con người rất ngay thẳng và thành thật cũng như rất lý tưởng. Họ là những con người được đào luyện trong một xã hội hoàn toàn tự do và cởi mở, họ sống trong một truyền thống chính trị rất tôn trọng người dân, tôn trọng công lý và đạo đức. Trong lúc truyền thống chính trị của Việt Nam và Đông Phương hoàn toàn trái nghịch lại với người Mỹ, nhất là những người cộng sản Việt Nam và Trung Hoa thường xử dụng toàn thử mưu thần chước quỉ, dối trá, lừa bịp không làm sao lường được trong thế giới chính trị bá đạo của Đông Phương. Những vị Tổng Thống Hoa Kỳ và các viên chức Hoa Kỳ đến Việt Nam thường lấy lòng mình làm thước đo lòng người Việt Nam và Á Châu nên—thay vì chỉ làm thầy để cố vấn cho TT Ngô Đình Diệm và chính quyền Miền Nam về phương diện kỹ thuật, họ phải học về con người trong thế giới chính trị bá đạo tại Đông Phương và hoàn cảnh thực sự của Việt Nam nơi những người đồng minh Việt Nam của họ là TT Ngô Đình Diệm và các viên chức chính quyền Miền Nam. Vì thái độ tự mãn, tự cao tự đại, trịch thượng kiêu căng và phách lối của một thiểu số người Mỹ như Henry Cabot Lodge tự cho mình là những người ”văn minh”, giầu có mang mặc cảm tự tôn… đi ban phát viện trợ cho người nên lúc nào cũng tự cho mình có cái quyền làm “thầy đời” cho những người phải ngửa tay nhận viện trợ của Mỹ. Sự kiêu căng vô lối ấy rất tai hại cho họ, bởi vì họ hoàn toàn mù tịt về con người chính trị Đông Phương, và hoàn cảnh thực sự của Việt Nam cũng như bản chất đích thực của chiến tranh Việt Nam, là chiến tranh không giới tuyến và đánh với kẻ thù không có mặt. Làm sao người Mỹ có được khả năng để nhận diện và phân biệt bạn thù khi những kẻ thù đều đeo đủ thứ mặt nạ khắp nơi như những người Cộng Sản Việt nam vẫn làm. Nhìn vào những chiếc mặt nạ tất cả đều thấy đáng tin cậy và khả kính. Vì thế bộ mặt thật của Cộng Sản Bắc Việt luôn luôn được dấu kín. Chúng thắng trong chiến tranh Việt Nam vì những chiếc mặt nạ này.
Vì thế khi những con sói già ở Bắc Bộ Phủ đã quỉ quyệt xử dụng những chiếc áo cà sa của Phật giáo để tạo ra cơn khủng hoảng dữ dội của Phật giáo tại Miền Nam thì tất cả các viên chức của Hoa Kỳ đến cố vấn và giúp Miền Nam đều rơi nhẹ nhàng vào cạm bẫy lừa đảo của Hồ Chí Minh và Cộng Sản Bắc Việt. Báo chí, truyền thanh, truyền hình, các nhà ngoại giao, cả các quan sát viên quốc tế hay các học giả sử gia và các viên chức chính quyền Hoa Kỳ đều giận dữ lên án TT Ngô Đình Diệm và Chính quyền của ông là “đàn áp Phật giáo”. Làm sao họ phân biệt được đâu là những người Phật giáo chân chính, và đâu là những con cho sói đội lốt Phật giáo ? Ngoài ra Hoa Kỳ cũng không có mấy ai hiểu được 10 Vấn Nạn Vĩ Đại Của Xã Hội Việt Nam. Tất cả những hiểu lầm, những ngộ nhận giữa TT Ngô Đình Diệm cũng như chính quyền của ông với các viên chức Hoa Kỳ vô cùng lớn lao và phức tạp. Vì thế cái cảnh” trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thường xuyên xẩy ra giữa hai quốc gia đồng minh với nhau.
Cơn khủng hoảng Phật giáo xảy ra đã làm cho Hoa Kỳ quay lưng hay gây nên không biết bao nhiêu khó khăn cho TT Ngô Đình Diệm và chính quyền Miền Nam. Trong lúc Hoa Kỳ luôn luôn trong thế thụ động trước những đám hỏa mù do Cộng Sản Quố Tế và Cộng Sản Việt Nam tung ra. Hoa Kỳ đã có những quyết định vô cùng lầm lạc và thơ ngây khi đang sống trước những hỏa mù của Cộng Sản tung ra liên tục. Những người nắm vững thực trạng xã hội Việt Nam và biết đâu là bạn đâu là thù, hay Hồ Chí Minh và Cộng Sản Bắc Việt là ai—chính là TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, thì Hoa Kỳ lại không chịu nghe các ông. Sau khi nghe tin Hoa Kỳ lật đổ TT Ngô Đình Diệm, một nhà báo Mỹ đã phỏng vấn Mao Trạch Đông, ông nói rằng, “ông Diệm không phải người xấu xa như thế. Cái lỗi lớn lao đưa Hoa Kỳ đến chỗ thất bại —-là Hoa Kỳ không biết lắng nghe ông Diệm.”
Trên thực tế Hoa Kỳ đã lắng nghe tiếng nói về cơn khủng hoảng Phật giáo, một màn kịch được dàn dựng và đạo diễn bởi những con sói già ngoại hạng ở Bắc Bộ Phủ đội lốt Phật giáo, chứ không phải Phật giáo Việt Nam, vì thế mới đưa đến bi kịch đẫm máu cho TT Ngô Đình Diệm và cả một quốc gia tại Miền Nam Việt Nam cũng như làm lung lay tận gốc rễ Tiền Đồn của Thế Giới Tự Do. Hoa Kỳ và cả thế giới làm sao biết được chùa chiền tại Miền Nam Việt Nam chính là những nơi an toàn nhất để biến các trung tâm sinh hoạt tôn giáo thành các trung tâm sinh hoạt chính trị hoàn toàn bá đạo, với tất cả âm mưu thần sầu quỉ khốc chưa từng thấy trong lịch sử chính trị vá cách mạng thế giới. Chính các trung tâm này là nguồn gốc đã phát sinh ra những trận cuồng phong của hỏa mù làm cho mọi quan sát và nhận thức bị bấn loạn hay tê liệt nên không ai còn khả năng phân biệt đâu là Tôn Giáo và đâu là Chính Trị.
Diễn biến cuộc lật đổ TT Ngô Đình Diệm lần lượt diễn ra như sau:
Nhìn vào toàn bộ chính sách của chính quyền Kennedy, gồm hơn 10 điểm nhưng không thấy điểm nào là muốn lật đổ TT Diệm và chính quyền của ông, mà chỉ muốn đi đến một chính sách hòa giải (conciliatory approach)) giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như TT Ngô Đình Diệm phải có chính sách hòa giải với Phật giáo và các phe chống đối ông và chính quyền của ông, bằng những thay đổi, cải cách trong chính quyền và phương pháp điều hành quốc gia để làm dịu tinh hình chính trị quá căng thẳng và rối loạn vì cơn khủng hoảng Phật giáo.
Riêng một số viên chức vô minh trong bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kỳ như Averell Harriman, Roger Hilsman, Cabot Lodge, Mike Forrestal và George Ball lại là những nhân vật chống đối TT Ngô Đình Diệm (Anti-Diem Group) rất mạnh mẽ. Nhóm người này đã có những âm mưu mờ ám riêng của họ để hạ bệ TT Ngô Đình Diệm và chính quyền Miền Nam. Động lực thầm kín của nhóm viên chức bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ này không biết xuất phát từ đâu hay họ chỉ là những thằng ngốc hữu dụng quá ngây thơ để cho Cộng Sản lừa bịp và mượn tay họ để triệt hạ những kẻ thù ghê gớm mà Cộng Sản không làm gì được, nhưng bởi vì họ căn cứ vào cơn khủng hoảng Phật giáo để âm mưu với các tướng lãnh Miền Nam lật đổ và thảm sát TT Ngô Đình Diệm và lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ngay trong lúc các cuộc họp Tòa Bạch Ốc của TT Kennedy và 5 viên chức cáo cấp nhất trong nhóm cố vấn của chính quyền Kennedy đang diễn ra thì tin đảo chánh để lật đổ TT Ngô Đình Diệm đến với Tòa Bạch Ốc. McNanamara đưa tay lên trời than thở: It is too late.
Những Âm Mưu Đen Tối Của Nhóm Viên Chức Hoa Kỳ Tại Washington và Saigon
Người phát động đầu tiên chủ trương lật đổ TT Ngô Đình Diệm là Roger Hilsman, phụ tá của Thứ Trưởng Ngoại Giao, đặc trách Á Chậu sự vụ là Averell Harriman. Chính Hilsman cám dỗ Harriman nhúng tay vào âm mưu mù lòa và bẩn thỉu này. Chính viên chức này đã tự ý viết ra một công điện gởi Henry Cabot Lodge, tân Đại Sứ Mỹ mới đến Việt Nam 2 ngày để thúc đảy tổ chức cuộc đảo chánh. Lodge đến để thay thế Frederick Nolting vừa về lại Mỹ. Nolting là người rất thông hiểu thực trạng xã hội Miền Nam nên rất thông cảm và vô cùng kính trọng TT Ngô Đình Diệm. Nếu Nolting tiếp tục làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Miền Nam thì chắc chắn TT Ngô Đình Diệm không bị lật đổ, nhưng Nolting cũng không nhìn ra thực chất của cơn khủng hỏa Phật giáo do con sói già họ Hồ dàn dựng lên.
Công điện do Hilsman gởi đi cho Cabot Lodge đã lên án ông Nhu như sau :
“Bây giờ mọi chuyện đã quá rõ ràng, hoặc là quân đội Miền Nam đã đề nghị thiết quân luật hoặc ông đã lừa quân đội để họ đưa ra thiết quân luật. Ông Nhu đã ra lệnh cho tấn công vào các chùa…điều đó chứng tỏ ông Nhu đang nắm vị trí có quyền đưa ra mệnh lệnh. Chính quyền Hoa Kỳ không cho phép ông Nhu nắm quyền hành trong tay ông. Ông Diệm phải tự ông tách rời khỏi ông Nhu và phe cánh của ông Nhu, và thay thế họ bằng những nhà quân sự và chính trị ưu tú hiện đang có.”
Nếu những nỗ lực đó không đạt được, và ông Diệm vẫn ngoan cố từ chối những đòi hỏi của Hoa Kỳ. Như vậy chúng ta phải cho ông Diệm biết là chính bản thân ông Diệm cũng không bảo đảm được…đồng thời chúng ta cũng phải nói với các nhà lãnh đạo quận sự chủ chốt là Hoa Kỳ thấy không thể nào tiếp tục ủng hộ về quân sự và kinh tế cho chính quyền Miền Nam được nữa. Bước đầu là ông Diệm phải thả ngay các nhà sư đang bị giam giữ; bước kế tiếp là loại ông Nhu ra khỏi chính quyền. Chúng ta cho ông Diệm một cơ hội . Nhưng ông vẫn ngoan cố. Như vậy chúng ta sẽ không thể trợ giúp ông Diệm được nữa. Ông cũng nói cho vị chỉ huy quân sự là chúng ta trực tiếp hỗ trợ trong lúc lật đổ chính quyền.”
Trên chiều hướng đó, ông Đại Sứ và những người của chúng ta nghiên cứu về thành phần lãnh đạo, để thay thế ông Diệm, và nhóm tướng lãnh phải có một kế hoặch vững chắc để chúng ta thay thế ông Diệm khi cần thiết.”
Sau khi Hilsman đã soạn xong bức công điện, thì vào ngày 21 tháng 8, Averell Harriman người đặc trách về Bộ Ngoại Giao đã chấp thuận kế hoạch của Hilsman. Trong khi ấy Mike Forrestal, một thành viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, gởi công điện cho TT Kennedy hiện đang nghỉ tại Hyannis Port…tôi cho ông biết…, nếu ông muốn…giữ lại.
Công điện đã được xác định đã được chuyển giao cho Saigon mỗi ngày. Họ tìm thấy George Ball trên sân Golf và dặn ông gọi cho TT Kennedy. TT Kennedy nói rằng ông sẽ đồng ý để chuyển tới cho các cố vấn xem họ có đồng ý không ? George Ball gọi cho Dean Rusk đang ở New York và nói rằng TT đã đồng ý . Dean Rusk tán thành, mặc dù không có nhiệt tình gì mấy. Harriman muốn biết rõ ý kiến của CIA. Nhưng McCone đã vắng mặt và đã nói chuyện với phụ ta là Richard Helmsc cũng như Rusk, ngập ngừng và Harriman cũng đã nói là TT chấp thuận như thế.
Forrestal đã gọi cho Roswell Gilpatrick tại Mỹ và Forrestal cũng nói là là TT Kennedy và TT Ngoại Giao đã đọc công điện và đã đồng ý.
Riêng McNamara thì cho rằng ông ta và Roswell rất hoang mang lo lắng vì ông Diệm vẫn gia tăng trấn áp Phật giáo. Cả hai nhân vật này đều nhận thấy thật khó mà tìm ai có thể thay thế ông Diệm trên đất nước Việt Nam hiện nay. Hai người này đều nghĩ cách tốt nhất là thuyết ông Ngô Đình Diệm thay đổi. Hoa Kỳ đang giúp đỡ Việt Nam viện trợ tài chánh, khí cụ và cố vấn nên có thể gây áp lực cho ông Ngô Đình Diệm thay đổi . Nhưng McNamara và Ros rất lo lắng vì công điện do Hilsman gởi đi sẽ đến Saigon vào tối ngày thứ Bảy. Khi cố vấn quân sự của TT Kennedy là Tướng Maxwell Tailor đọc được bức công điện này, ông đã rúng động, đặc biệt là công điện đã được chấp thuận và đã được gởi đi. Như vậy Hoa Kỳ đã thay đổi chính sách với Việt Nam ư ? Còn giải pháp nào nữa không ? Sự thay đổi chính sách này hoàn toàn khác với Maxwell dự trù là phải làm sao cho thật đúng. Sau này Tailor nhấn mạnh rằng, Không Nên Chấp Nhận Bức Công Điện Viết Ra Bởi Nhóm Người Chống Ông Diệm tại Washington ( the Anti-Diệm in Washington DC). Đây là cái gì mà Maxwell Tailor cho là “đại xuẩn động” được làm ra khi các viên chức cao cấp nhất của Tòa Bạch Ốc đang vắng mặt.
Chính TT Kennedy sau này cũng vô cùng hối tiếc và ân hận về bức công điện do Hilsman tự ý gởi đi. Robert Kennedy cho biết đó là lỗi lầm chính yếu mà anh của ông đã vấp phải. Sự thật là những nhân vật tại Tòa Bạch Ốc như Roger Hilsman, Averell Harriman và Mike Forrestal đã cổ võ mạnh mẽ cho viêc lật đổ TT Ngô Đình Diệm. Đôi khi Hilsman đã đi ra ngoài để truyền bá quan điểm riêng tư của ông. Lỗi lầm này là của những ai có trách nhiệm kiểm soát và kềm chế khi Hilsman tự ý làm những chuyện “đại ngu xuẩn” như thế. MacNamara bị rúng động và buồn bực vô cùng khi nhìn thấy những hành động của Hilsman đã dẫn đến việc lật đổ chính quyền Miền Nam Việt Nam và sát hại TT Ngô Đình Diệm, khi những hành động này được khởi đi từ các viên chức vô minh tại Washington DC. Chính sự chia rẽ sâu sắc giữa hai phe bồ câu và diều hâu trong chính quyền Kennedy khi đang tìm kiếm một đường lối cho TT Ngô Đình Diệm và chính quyền Việt Nam bằng “cây gậy và củ carot”—nghĩa là thuyết phục TT Ngô Đình Diệm thay đổi và cải cách đường lối chính trị của ông, chứ không lật đổ TT Ngô Đình Diệm và chính quyền của ông.
Những biến cố dồn dập xảy ra liên tục khi bức công điện của Hilsman gởi đi tới Sài Gòn. Trước ngày nhận được công điện của Hilsman, thì Henry Cabot Lodge đã triệu tập buổi họp để tính toán chuyện làm như thế nào để tổ chức một cuộc đảo chánh. Lodge quyết định rằng các viên chức Hoa Kỳ không nên chường mặt ra và chỉ địng cho CIA là cơ quan được hướng dẫn thi hành mệnh lệnh từ ông Đại Sứ, Ông chính là người điều động cuộc đảo chánh. Ông Lodge biết công điện của Washngton đã chỉ dẫn ông để loại trừ lãnh tụ của Miền Nam Việt Nam là TT Ngô Đình Diệm. Lúc đó ông mới nhậm chức Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam có hai ngày.
Khi ông Cabot Lodge đến Saigon ông đã lên tiếng là ghê tởm những hành động vô nhân đạo của chế độ ông Diệm với người dân của họ khi tấn công vào các ngôi chùa Phật giáo. ông còn buồn bực nghe dư luận cho rằng ông Ngô Đình Nhu đã tiếp xúc với Miền Bắc Việt Nam để tách quốc gia ra khỏi bàn tay của Hoa Kỳ. Khi bức công điện do Hilsman gởi tới, ông coi đó như một mệnh lệnh của TT Kennedy gởi tới Saigon để khuyến khích các tướng lãnh Miền Nam đứng lên làm cuộc đảo chánh. Sự thật bức công điện đâu có dặn ông làm như thế đâu.
Theo lệnh của Cabot Lodge, CIA gởi ngay nhân viên đến gặp Tướng Trần Thiện Khiêm ở Saigon và Tướng Khánh ở Pleiku. CIA nói với các tướng lãnh là phải loại trừ ông Ngô Đình Nhu,nhưng số phận của ông Ngô Đình Diệm thì do các tướng lãnh quyết định.
Chính Sách 10 Điểm Của Chính Quyền Kennedy Chủ Trương Hòa Giải Mà Không Lật Đổ TT Ngô Đình Diệm
Theo lời kể của Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara thì trong lúc Henry Cabot Lodge tại Saigon cùng với nhóm tướng lãnh Miền Nam đang âm mưu tổ chức đảo chánh lật đổ TT Ngô ĐìnhDiệm và chính quyền của ông, thì tại Washington DC hai phe “diều hâu” và “bồ câu” trong chính quyền Kennedy đang thảo luận về tầm quan trọng là sự ổn định chính trị tại Miền Nam Việt Nam, và làm thế nào để đạt được sự ổn định đó ? Bên cạnh những diễn biến dồn dập tại Miền Nam là những buổi họp từ tháng này qua tháng khác tại Washington DC.
Những tin tức của báo chí nói đến các cuộc tấn công vào các chùa chiền đã được TT Kennedy đề cập trước tiên trong buổi họp của chúng tôi tại Tòa Bách Ốc ngày 26 tháng 8. Đây là cuộc họp đầu tiên kể từ khi bức điện tín do Hilsman gởi đi Saigon. TT Kennedy nói là TT Diệm và ông Nhu sẽ có những phản ứng bất lợi nào đó. Hai Người Này Đã Làm Được Nhiều Điều Rất Tốt Đẹp Mà Chúng Ta Mong Muốn. Vì Thế Chúng Ta Không Nên Lật Đổ Ông Dản Dị Chỉ Vì Áp Lực Của Báo Chí.
Maxwell Tailor cũng nói ông chống lại việc đảo chính. Tailor chỉ cho thấy đám tướng lãnh mỗi người chỉ nghĩ đến những chuyện riêng tư, dưới cái nhìn của ông Hoa Kỳ không nên lựa chọn nhóm tướng lãnh này cầm đầu quốc gia. Riêng McNamara hướng mắt ông về phía Đại Sứ Cabot Lodge là tân Đại Sứ phải họp với ông Diệm và ông Nhu. McNamara đưa ra hai câu hỏi then chốt rằng:
Ông Đại Sứ Lodge cần phải nói gì với ông Diệm—nghĩa là chúng ta muốn ông Diệm phải làm gì, nếu chúng ta “cho phép” ông vẫn nắm giữ quyền hành quốc gia, và HK cần có áp lực gì để đạt được mục tiêu của mình? Câu hỏi kế tiếp là–-ai là người ông Lodge tin tưởng rằng người đó có thể thay thế ông Diệm ?
Đó là những điều cần phải làm thật sáng tỏ—bởi vì nếu chúng ta hỗ trợ và đứng sau lưng người yếu đuối nắm chức vụ Tổng Thống, Hoa Kỳ sẽ phải đối đầu với những tình thế cực kỳ nguy hiểm.
Theo McNamara cho biết thì cả hai câu hỏi vô cùng quan trọng trên đều chưa được trả lời, và ông Cabot Lodge đã không được hướng dẫn để đến Saigon họp với ông Diệm.
Trong lúc Hilsman cứ hối thúc phải hành động ngay bây giờ. Nhưng TT Kennedy đã nói với Hilsman rằng, TT muốn những buổi họp sắp tới phải có sự hiện diện của cựu Đại Sứ Nolting. Đó là điều Hilsman rất ghét, chỉ vì Nolting hỗ trợ TT Ngô Đình Diệm rất mạnh mẽ, Hilsman càm ràm rằng, quan điểm của Nolting không chính xác vì còn nhiều cảm tính. Kennedy đáp lại rằng: “có thể Nolting rất chí lý”
—-Cuộc họp ngày 27 thánh 8 đã khai mạc bằng một phúc trình của chuyên gia tình báo CIA, đó là William Colby, người đã mô tả tình hình tại Saigon là yên tĩnh, và những xáo trộn không lan xuống vùng nông thôn. Một chuyên gia quân sự cố vấn Tòa Bạch Ốc là Tướng Victor Krulak, cho rằng, khả năng quân sự chống Việt Cộng không suy giảm, nếu có chỉ là tối thiểu không đáng kể. Riêng Bộ Ngoại Giao, Dean Rusk vẫn chưa thảo luận các vấn đề tại Miền Nam Việt Nam với ông Diệm. ĐS Nolting góp thêm ý kiến với Maxwell Tailor, là các tướng lãnh MNVN thiếu sự đoàn kết, và thiếu hẳn khả năng trong vai trò lãnh đạo quốc gia.
Tất Cả Những Ý Kiến Trên Đã Được Tổng Thống Kennedy Phát Biểu Là Ông Đã Nhìn Thấy Không Có Điểm Nào Chứng Tỏ là cần Có Cuộc Đảo Chánh, ngoại trừ đến khi nào thật cần thiết phải có.
TT Kennedy còn nói thêm là chúng ta chưa đi đến chỗ mà một cuộc đảo chánh không thể trì hoãn lại được.
Trở lại với Hilsman, hắn nói chờ đợi lâu thì việc lật đổ ông Diệm sẽ trở thành khó khăn. Kết thúc buổi họp TT Kennedy căn dặn là gởi công điện hỏi Tướng Harkins và Cabot Lodge nên thi hành cuộc đảo chánh hay ngưng lại ?
—Ngày 28 tháng 8 các viên chức tại Tòa Bạch Ốc lại gặp lại TT Kennedy giữa trưa và buổi tối. Vào cuộc họp buổi trưa McNamara đưa đề nghị là Hoa Kỳ phải có quyết địng vững chắc, hoặc giả là hỗ trợ các tướng lãnh làm cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm và ông Nhu. George Ball nói rằng, chúng ta không còn lựa chọn nào khác là ủng hộ các tướng lãnh đảo chánh.
McNamara đáp lại và nói rằng, chúng ta không nên tiến hành nếu bị động bởi một sức ép nào đó. TT Kennedy cũng đồng ý là tại sao chúng ta cứ hành động đơn giản chỉ vì tình thế không thể lùi bước.
Đại Sứ Nolting tỏ ra vô cùng lo lắng về chuyện lật đổ TT Diệm, Nolting nói rằng, không thể nào có thể bảo đảm là chính quyền sau ông Diệm có một nền móng vững mạnh để chiến thắng Cộng Sản trong chiến tranh. Ngược lại George Ball không chấp nhận quan điểm của Nolting và hắn lý luận rằng, chúng ta không thể chiến thắng trong chiến tranh khi còn ông Diệm nắm quyền hành tại Miền Nam Việt Nam. Vì thế phải loại ông Diệm. Harriman đồng ý với George Ball là phải loại trừ ộng Diệm. Harriman nói rằng, chúng ta đã thua tại Việt Nam và phải rút quân nếu cuộc đảo chính lật đổ ông Diệm không xảy ra. Hilsman đổ thêm dầu vào lửa khi hắn nói, bây giờ không bắt các tướng lãnh Miền Nam Việt Nam ngưng đảo chánh được.
Để chống lại những quan điểm hiếu thắng ngu xuẩn và vô minh của Hilsman. Harriman và George Ball. Đại Sứ Noltinh đã đặt lại hai câu hỏi nền tảng chưa được thảo luận và chưa có cậu trả lời cho các câu hỏi trên.Tình Hình Việt Nam Sẽ Ra Sao Nếu Cuộc Đảo Chánh Thành Công? Hilsman đã nhìn nhận rằng chúng ta chưa có một chút dấu hiệu nào chúng tỏ cho thấy là các tướng lãnh có sách lược nào để cai trị quốc gia khi họ nắm được quyền hành quốc gia.
Đại Sứ Nolting Cho Biết Chỉ Có Một Ngô Đình Diệm Là Người Duy Nhất Có Thể Đoàn Kết Toàn Dân Và Đoàn Kết Quốc Gia Để Có Sức Mạnh Chiến Thắng Cộng Sản.
Đứng trước những ý kiến khác biệt nhau, TT Kennedy cho giải tán buổi họp và sẽ họp lại vào buổi tối.
Vào lúc 6 giờ chiều cuộc họp bắt đầu lại. Trước khi họp, TT Kennedy đã gặp trước Dean Rusk, MacCone,Tailor và McNamara là những người sáng suốt và thân cận nhất của TT Kennedy, trước khi gặp những người khác. TT ra lệnh gởi ba công điện đến Saigon. Một của Tailor gởi cho Tướng Harkins, yêu cần ông cho biết tình thế ra sao, và kế tiếp là hiện nhóm tướng lãnh như thế nào ? Và công điện thư hai của TT Gởi cho Lodge, yêu cầu ông lượng định lại tình hình. Công điện thứ ba là chỉ định cả hai người phúc trình vào cuộc thảo luận trưa nay, và phải nói thật rõ chúng ta phải làm gì, chứ không phải phản ứng của họ ra sao.
Sau đó Dean Rusk đã nhận những câu trả lời của Lodge và Harkins khi chúng ta gặp nhau ngày mai. Họ đồng ý là chiến tranh không thể thắng được dưới sự lãnh đạo của Ngô Đình Diệm. Nhưng Harkins muốn tách ông Nhu ra khỏi ông Diệm. Dean Rusk kêu gọi Hoa Kỳ nên quyết định, hay là dặn Harkins hỗ trợ CIA làm việc với các tướng lãnh Miền Nam. Riêng McNamara Nói : “Tôi không thấy triển vọng nào trong sự thay đổi”.
“Các lãnh tụ quận sự Miền Nam đang bận bịu với ý đồ tranh quyền cướp nước, nhưng chưa có một chút khả năng để điều hành guồng máy quốc gia .
“military leaders are now thinking of military junta,and not yet have a little capable of running of government for long”
Nolting cho biết Cabot lodge vẫn chưa có lần nào nói chuyện quan trọng với ông Diệm. Theo McNamara, ông Lodge không muốn có cuộc họp với ông Diệm, vì cấp trên của ông tại Bộ Ngoại Giao chưa ra lệnh cho ông có cuộc họp như vậy.
TT đã cho phép gởi công điện cho Lodge nhấn mạnh vào 2 điểm: Tướng Harkins phải bảo đảm là CIA phải đại diện cho chính sách của Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ phải biết chính sách và chương trình hành động của các tướng lãnh trước khi họ ra tay hành động, và cuộc gặp gỡ ông Diệm lần cuối vẫn chưa quyết định. TT Kennedy đã dặn ông Lodge rằng:
“Điểm ông cần lưu ý là với tư cách Tổng Tư Lệnh Quân Đội Quốc Gia ( Commander in Chief), với trách nhiệm Hiến Pháp của riêng tôi, trên cương vị đó tôi cần nhấn mạnh với ông. Cho đến khi nào chúng ta ra dấu cho các tướng lãnh đứng lên hành động, Tôi Phải Dự Trù Quyền Thay Đổi Chiều Hướng, dự trù có những hướng dẫn như vừa qua. Trong lúc phải hết sức cảnh giác…về những hậu quả như một phản xạ…Tôi Hoàn Toàn Chịu Trách Nhiệm Về Bất Cứ Thay Đổi Nào nếu có sự bấp bênh…”
TT Kennedy đã đề nghị là ông Lodge phải nói với TT Diệm là sự đàn áp Phật giáo sẽ làm cho Hoa Kỳ không còn ủng hộ ông nữa, và chúng ta đề nghị với ông Đại Sứ là ông Diệm cần có sự nhượng bộ cho Phật giáo yên. McNamara hoàn toàn đồng ý và nhấn mạnh tầm quan trong là phải có những cuộc trao đổi của Đại Sứ Lodge và Harkins cũng như chính quyền Miền Nam Việt Nam. Lẽ ra những điều quan trọng phải làm như thế, chứ không phải chậm trễ như khi gởi công điện ngày 24 tháng 8.
Trong giữa cơn hỗn loạn vào ngày 2 tháng 9, CBS đã phỏng vấn TT Kennedy: “Thưa TT chúng ta chỉ có một cuộc chiến tranh nóng tại VN, và cho thấy rõ là chúng ta gặp quá nhiều khó khăn” . TT Kennedy trả lời rằng: “Tôi không nghĩ như vậy, cho đến khi nào chính quyền Việt Nam có những nỗ lực lớn lao tìm kiếm sự hỗ trợ của quần chúng thì chiến tranh có thể thắng được tại Việt Nam”.
Trong một phân tích sau cùng có nói, đó là cuộc chiến của người Việt Nam. Họ là người chiến thắng hay chiến bại. Chúng ta có thể giúp họ, cung cấp cho họ dụng cụ, có thể gởi cố vấn tới, nhưng họ phải tự chiến thắng—đó là những người Việt Nam…để chống lại Cộng Sản…
—Phiên họp ngày 3 tháng 9 với sự thỏa thuận rằng Đại Sứ Cabot Lodge phải gặp ông Ngô Đình Diệm để thảo luận về các chủ đề đã đưa ra ngày 31 tháng 8 trong Hội Nghị của Bộ Ngoại Giao.
Ngày 6 tháng 9 ông Lodge vẫn chưa gặp ông Ngô Đình Diệm. Robert Kennedy cho rằng Hoa Kỳ sẽ thua cuộc chiến này nếu vẫn giữ ông Ngô Đình Diệm. Dean Rusk cho rằng nếu CS chiến thắng chiếm Miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ gặp nguy hiểm. Maxwell Tailor nhắc mọi người rằng, ba tuần trước đây, chúng ta cẫn tin tưởng là có thể chiến thắng chiến tranh khi có ông Ngô Đình Diệm.
___Vào ngày 10 tháng 9 có cuộc họp nhưng vẫn chưa có một giải pháp rõ ràng cho sự thay đổi, nên đề nghị trở lại 3 tuần trước đây.
Averell Harriman không đồng ý. Ông ta ta nói, ông Diệm đã tạo ra tình thế hiện nay, và vì thế mục tiêu của chúng ta sẽ không bao giờ đạt được tại Việt Nam, nếu ông Diệm còn nắm giữ quyền hành. Cuộc họp chấm dứt với sự bất đồng ý kiến.
Ngày kế tiếp Cablot Lodge gởi công điện về Washington nói rằng: “tình thế trở nên tồi tệ quá nhanh chóng…và đã đến lúc Hoa Kỳ phải xử dụng biện pháp trừng phạt là phải lật đổ chính quyền hiện tại, và xây dựng một chính quyền khác”. Trong khi đó Dean Rusk cho rằng Lodge chưa đưa ra được một chương trình nào cho ông Ngô Đình Diệm. Mấy ngày sau có cuộc họp tại Bộ Ngoại Giao có mặt của John MacCone và hai viên chức CIA vừa từ VN về Mỹ. Hỏi – hiện nay kế hoặch đảo chánh ra sao ? Các viên chức CIA nói tổng quát: cả đều thiếu sự hiểu biết kế hoặch tiếp theo”.
McNamara gởi công điện cho Cabot lodge dặn là nên đi đến hòa giải ( conciliatory approach) và yêu cầu Lodge cho biết quan điểm của ông.
Sau buổi họp với các cố vấn thân cận nhất vào ngày 17 tháng 9 TT kennedy đã gởi cho Cabot Lodge một công điện Hòa giải (conciliatory cable).
1—-Cuộc họp trên cấp độ cao cấp nhất hôm nay đã chấp thuận hành động tóm lược như sau : Chính quyền Việt Nam phải thiết lập một chương trình đưa cho Hoa Kỳ xem, nếu có thể thì đưa ra những cải cách và những thay đổi cần thiết về nhân sự để Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, và đưa ra ý kiến cho Hoa Kỳ biết về chiến tranh chống VC. Những phúc trình qua công điện về chương trình và kế hoach này để ông Lodge suy nghĩ và bình luận trước khi có quyết định sau cùng.
2—Chúng ta chưa nhìn thấy cơ hội thuận tiện để dẹp chính quyền hiện tại trong môt tương lai gần. Đề nghị tạo áp lực để chính quyền cải thiện thì sẽ tiếp tục được Mỹ ủng hộ. Phải cố gắng đạt được mục tiêu đó.
3—Chúng ta chia sẻ quan điểm với Đại Sứ Lodge…tốt nhất là duy trì vị trí thương lượng, có kết quả rõ ràng thì Hoa Kỳ sẽ trợ giúp chính quyền Việt Nam khi ông Đại Sứ yêu cầu. Ông Đại Sứ có quyền hoãn lại trợ giúp tiếp liệu hay tài chánh.
4—Ông Đại Sứ nên đưa cho chính quyền Việt Nam lời bình phẩm của ông, và liệt kê những việc mà chính quyền Việt Nam phải làm theo mệnh lệnh ông Đại Sứ đưa ra cho họ.
a—TT Ngô Đình Diệm nên ra lệnh cho các viên chức chính quyền trở lại làm việc, và phải chú tâm vào việc làm sao chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. TT Ngô Đình Diệm nên mở rộng tấm lòng, và thái độ bao dung với các thành phần chống đối để có sự hỗ trợ của họ. Một tinh thần hòa giả thực sự với những người mà TT Ngô Đình Diệm đang lãnh đạo sẽ làm cho chính quyền Việt Nam tốt đẹp hơn. Trừng phạt khắc khe hoặc thái độ độc đoán chỉ đưa đến sự chống đối mạnh hơn.
b—-Những người Phật giáo và các sinh viên, hãy thả họ ra và đừng đụng chạm tới họ nữa. Làm như thế sẽ vãn hồi được trật tự để lo cho chiến tranh.
c—-Đối với báo chí hãy để cho họ tự do bày tỏ. TT Ngô Đình Diệm sẽ bị chỉ trích và ông phải hòa dịu với báo chí và hợp tác với báo chí trong và ngoài nước. Đây là lúc tìm lại sự kính trọng trong vai trò lãnh đạo của TT Ngô Đình Diệm. Khi báo chí bị khó khăn và bị đàn áp sẽ gây nhiều trở ngại cho chính quyền.
d—Cơ quan mật vụ và cảnh sát, phải tự chế trong vai trò của họ để chú trọng vào việc chống Cộng Sản ,chứ đừng chống lại các thành phần đối lập. Đây là lúc tìm lại sự hòa giải hòa hợp. Sau đó sẽ tìm được sự ổn định chính trị.
e—Phải thay đổi thành phần nội các để đưa vào những người trong sạch, phải chấm dứt sự bất bình của người dân.
f—Phải tổ chức lại các cuộc bầu cử, phải có tự do và mở rộng sự quan sát.
g—Quốc Hội phải được triệu tập ngay sau những cuộc bầu cử. Chính quyền phải đệ trình các chính sách cho Quốc Hội và chính quyền phải được niềm tin của Quốc Hội.
5—-Những cải cách đặc biệt phải chính đáng để không có tác động xấu xa vào tinh hình đất nước, phải cải cách thực sự mới có sự thuyết phục, phải giảm bớt tầm ảnh hưởng của ông Nhu,vì ông mà nhiều người không thích chính quyền. Yêu cầu ông Nhu rời Saigon, tối thiểu là một cuộc nghỉ hè dài hạn.
Phải cô gắng.
6—Chúng tôi thấy ông Đại Sứ chần chừ tiếp xúc với ông Diệm cho đến khi nào có điều cần nói. Chúng tôi tin là việc tiếp xúc với ông Diệm, tôi thiểu cũng biết tin tức quan trọng và thuyết phục ông ta thay đổi. Chúng tôi hiểu ông Diệm là người bướng bỉnh khi có sự va chạm giữa ông và chúng ta.
7—Trong khi có sự lo lắng gia tăng về khía cạnh quân sự trong hai ý nghĩa làm cho tiến bộ thêm về quân sự và Quốc Hội tiếp tục hỗ trợ. Để đạt những nhu cầu này. TT đã quyết địng gởi Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara và Tướng Tailor đến VN vào đầu tuần tới. Cần nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quân sự (military Mission), và tất cả các quyết địmh chính trị qua đại diện của TT Kennedy để đặc trách nhiệm vụ này.
Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara Và Tướng Maxwell Tailor Trước Tình Hình Chính Trị Rối Loạn Tại Sàigon
Vào ngày 23 tháng 9 TT Kennedy đã ký vào bản chỉ dẫn hai vị đặc sứ của TT là McNamara và Tailor về những việc họ phải làm khi đến Việt Nam 10 ngày để xem xét thật kỹ tình hình hiện tại tại đây.
“Thuận tiện nhất là phải ghi xuống những mục tiêu của ông khi viếng thăm Việt Nam. Tôi yêu cầu ông, vì tôi muốn ông đánh giá thật kỹ những nỗ lực quân sự và bán quấn sự để đánh bại Việt Cộng. Chương trình phát triển sau chuyến công vụ của Maxwell Tailor và việc phải làm đặt dưới sự điều khiển của ông những kết quả đưa đến cho ông, tối thiểu về tình hình hiện tại. Những biến cố xảy ra tại Việt Nam bây giờ cần đặt ra những tra vấn nghiêm trọng với tình thế hiện nay và triển vọng thành công trong chiến tranh với Việt Cộng, vẫn còn đủ hiệu năng trong tương lai với những nỗ lực này, ngoại trừ có những cải cách chính trị tại Miền Nam Việt Nam. Trong bối cảnh đó tôi muốn ông lượng định lạị tình hình. Nếu sau khi xem xét mà thấy không có nhiều triển vọng thì tôi muốn biết quan điểm của ông; theo ông thì Hoa Kỳ phải làm gì với chính quyền Miền Nam Việt Nam? Và chính quyền của chúng ta cần có những bước ra sao để hướng dẫn người Việt Nam hành động.”
Đại Sứ Cabot Lodge sẽ tham gia để hỗ trợ nhiệm vụ này, và tôi trông chờ sự trao đổi chặt chẽ những quan điểm của các ông. Khi ông quan sát các vấn đề quân sự và bán quân sự ông nên tham khảo với ông Lodge về những tra vấn các vấn đề liên quan đến chính trị xã hội. Tôi cũng mong ông tìm hiểu đường lối của ông Lodge và những phương tiện để trợ giúp cho Miền Nam Việt Nam,và hỗ trợ cho những mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ chính xác hơn.
Tôi trao bức thơ của tôi gởi cho ông gởi cho TT Ngô Đình Diệm, từ đó ông và ông Đại Sứ sẽ thảo luận với nhau. Nên mời TT Ngô Đình Diệm sau cuộc thảo luận của các ông.
Trong câu hỏi của tôi về sự tiến bộ quân sự trong chiến tranh tại Miền Nam Việt Nam là quan tâm hàng đầu của tôi và trong khi thi hành nhiệm vụ này nên dành nhiều thì giờ cần thiết để nghiên cứu không chỉ ở Sài Gòn mà nghiên cứu cả trên chiến trường nữa.
Theo McNamara cho biết là TT Kennedy cho biết điều cần thiết nhất là phải đến gặp TT Diệm hai lần, và nếu McNamara và Tailor thấy cần phải có những cải cách, và thay đổi nền tảng để đạt được sự chiến thắng trong chiến tranh. McNamara phải nhấn mạnh đến những kết luận thật vững vối ông Ngô Đình Diệm.
TT Kennedy coi như bức thơ này là một bảng chỉ dẫn McNamara, cũng như một chứng từ để chỉ cho mọi người thấy và nói với tât cả: “Đây là những gì mà TT muốn chúng tôi phải làm”.
Nhưng nhóm người hoạt động âm thầm chống ông Diệm tại Washington DC (Anti-Diệm group in Wasington DC ) đã và đang tiếp tục hoạt động để thi hành đường lối chống ông Diệm riêng của họ. Điều mà cả McNamara và Tailor không biết là Roger Hilsman đã gởi cho Cabot Loge một công điện riêng sau khi đã đọc bản mà TT chỉ dẫn cho hai đặc sứ của ông đi Việt Nam. Nội dung bức công điện này như sau :
“Dear Lodge, tôi và Mike Forrestal gởi bức công điện này cho ông…tôi cảm thấy có nhiều người quanh đây chống lại quan điểm của chúng ta là Diệm phải bị lật đổ bởi một cuộc đảo chánh và nếu ông ở Sài Gòn và chúng tôi trong Bộ Ngoại Giao kiên định lập trường, dù có nhiều người quanh đây không đồng ý. Mike Forrestsl sẽ nói thêm với ông. Tại Washington DC cả nhóm sẽ trợ giúp ông hành động”
Trong lúc TT Kennedy trao McNamara và Tailor bản chỉ dẫn những việc phải làm khi đến điều tra tính hình Việt Nam, thì đằng sau Roger Hilsman gởi công điện riêng cho Cabot Lodge đưa ra những điều mà chính quyền Kennedy không hề quyết định đưa ra, nhóm này cho rằng Hoa Kỳ phải đối đầu với một tình hình nghiêm trọng càng ngày càng tồi tệ, vì thế đòi hỏi phải có hành động lật đổ ông Ngô Đình Diệm.
Sau này McNamara cho rằng Hoa Kỳ đã có những lỗi lầm như sau :
1—Lỗi của TT Kennedy là không đoàn kết được trước sự chia rẽ trong chính quyền của ông. Khi đối đầu với những việc làm mờ ám và xấu xa của những người tại Washington DC. Với nhóm người này ông đã chần chừ không cương quyết quá lâu.
2—T T Ngoại Giao Dean Rusk đã thất bại trong viêc quản trị Bộ Ngoại Giao, và giám sát chặt chẽ việc làm của Henry Cabot Lodge, và ông cũng không tham dự các buổi họp với TT Kennedy và Tòa Bạch Ốc.
McNamara đưa ra hai câu hỏi căn bản nhất, HK có thể cùng với TT Diệm để chiến thắng trong chiến tranh tại VN không ? Câu hỏi kế tiếp. Nếu không thể cùng với ông Diệm chiến thắng trong chiến tranh, thì thay đổi ông bằng người khác có tốt đẹp hơn ông Diệm không?
Theo nhận định của McNamara thì, chính quyền Ngô Đình Diệm sẽ chiến thắng Cộng Sản nếu ông đoàn kết được toàn dân Việt Nam.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam 10 ngày, McNamara và Tướng Tailor nhắm vào những mục chính xác như sau :
1—Làm sao giải thích được giữa những phúc trình trái nghịch và mâu thuẫn với nhau khi phúc trình về Việt Nam gởi về Washington DC ? Phúc trình nào đúng, phúc trình nào sai ?
2—Hệ quả nào đưa đến từ sự chống đối TT Ngô Đình Diệm của các thành phần chống đối như sinh viên, học sinh, quân nhân, các viên chức chính quyền và quần chúng tại Miền Nam Việt Nam ?
3—Những ai nắm giữ quyền kiểm soát các Ấp Chiến lược tại các vùng nông thôn ? Chúng ta xét đoán những việc làm này trên tiêu chuẩn nào và sự xét đoán có chính xác không ?
4—Ông Diệm và ông Nhu đã có những thay đổi vế phương diện tinh thần và thay đổi qua những hành động của họ như thế nào ?
5—Ông Diệm có thể nắm giữ quyền hành chính trị một cách hữu hiệu được nữa không ? Có những yếu tố nào chứng tỏ là ông Diệm đang mất dần ảnh hưởng quyền hành và quyền thế của ông không ?
6—Nếu ông Diệm vẫn nắm giữ quyền hành quốc gia thì những nỗ lực trong chiến tranh có khả quan hơn hay tồi tệ hơn ?
7—Nếu chúng ta kết luận rằng ông Diệm phải thay dổi đường hướng hiện nay, chúng ta sẽ xử dụng áp lực kinh tế, quân sự và chính trị như thế nào để buộc ộng Diệm phải thay đổi ?
Theo McNamara cho biết để tìm kiếm những câu trả lời cho bảy câu hỏi trên, hai Đặc Sứ của TT Kennedy cần vận động rộng lớn những ý kiến đóng góp của giới quân sự Miền Nam ở mọi cấp độ, giới quân sự Mỹ tại Việt Nam ở mọi cấp độ, các thành phần báo chí, các quan sát viên ngoại quốc, các ông Đại Sứ của các nước tại Miền Nam Việt Nam, các thương gia Pháp Mỹ, các lãnh tụ lao động, các thành viên Hội Đồng Kiểm Soát Quốc Tế, các giáo sư đại học, các tu sĩ. Mỗi buổi sáng hai vị Đặc Sứ này đều gặp gỡ đủ mọi thành phần kể trên xem mọi người nói lên quan điểm của họ như thế nào về TT Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu, chính quyền Miền Nam và tình hình chung về quân sự, chính trị, xã hội và chiến tranh.
McNamara cho biết trong thời gian 10 ngày đến VN điều tra tình hình Miền Nam Việt Nam tại chỗ. Mỗi buổi sáng đều có những buổi gặp gỡ tất cả mọi thành phần để trao đổi quan điểm với từng người. Họ đã tổ chức hơn một chục buổi họp. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 9.
Sau đó McNamara đúc kết những ý kiến chính yếu trong các cuộc gặp gỡ và trao đổi quan điểm với mọi người:
1—Các giáo sư đại học cho rằng lúc đầu họ rất tin tưởng là Hoa Kỳ nên làm việc chặt chẽ với ông Ngô Đình Diệm, nhưng cơn khủng hoảng Phật giáo đã khiến họ thay đổi; tuy nhiên tất cả những hành động thay đổi chế độ sẽ nguy hiểm vô cùng, kể cả đảo chánh vá ám sát chỉ thành công 50/50 mà thôi. Họ cho rằng nếu Hoa Kỳ để Cộng Sản chiếm được Miền Nam Việt Nam thì không còn lãnh tụ nào ở Á Châu còn tin vào Hoa Kỳ nữa.
2—Một tu sĩ cho rằng sự đàn áp sinh viên trí thức và những người chống đối làm cho một số người đi theo Việt Cộng, số còn lại theo khuynh hướng trung lập. Vị tu sĩ này chỉ trích Hoa Kỳ là không có tiếng nói đoàn kết tại Sài Gòn nên làm cho người Việt Nam rất lúng túng không biết làm sao.
3—Một viên chức CIA là John Richardson cho rằng ông Diệm là một nhà ái quốc, đạo đức đánh kính trọng. Lời cuối của Richardson là…”ông không thấy có ai ở VN có thể thay thế ông Diệm được.”.
Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, Tướng Taylor Và TT Ngô Đình Diệm
Cuộc gặp gỡ quan trọng nhất trong chuyến viếng thăm Miền Nam Việt Nam của McNamara và Tướng Tailor trong 10 ngày là cuộc gặp gỡ giữa năm người là McNamara, Maxwell Tailor, Tướng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại Miền Nam là Tướng Harkins và Đại Sứ Cabot Lodge với TT Ngô Đình Diệm tại Dinh Gia Long. Cuộc gặp gỡ quan trọng này kéo dài 3 tiếng đồng hồ, sau đó là bữa cơm tối.
Theo McNamara cho biết trong 2 giờ đầu ông Diệm đã thao thao bất tuyệt nói về chính sách sáng suốt của ông, và sự tiến bộ trong chiến tranh. TT Ngô Đình Diệm đã chỉ tấm bản đồ để nói về những hoạt động của ông.
Cuối cùng McNamara nói với ông Ngô Đình Diệm Hoa Kỳ thành thật muốn giúp đỡ Miền Nam Việt Nam đánh thắng Cộng Sản. Tất cả những gì nước Mỹ làm là để giúp Việt Nam. McNamara đã đồng ý là có sự tiến bộ trong chiến tranh. Nhưng Hoa Kỳ rất lo lắng về những hỗn loạn chính trị. McNamara đã nhấn mạnh đến sự hỗn loạn và đàn áp sẽ gây nhiều tai hại cho những nỗ lực của chiến tranh và sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Vì thế phải chấm dứt đàn áp và vãn hồi hỗn loạn chính trị. Trong lúc đó TT Ngô Đình Diệm chối bỏ những nhận định của McNamara. TT Ngô Đình Diệm đã nói về những xấu xa của giới báo chí khi tấn công vào ông và gia đình ông. TT Ngô Đình Diệm cho rằng tất cả chỉ vì Hoa Kỳ đã hiểu lầm tình hình thực sự của Miền Nam Việt Nam (the US misunderstanding of the real situation in South VN). TT Ngô Đình Diệm đã thống trách sinh viên còn quá non nớt, chưa được huấn luyện để có trách nhiệm, vì vậy mà phải bị giam giữ. Riêng cơn khủng hoảng Phật giáo thì TT Ngô Đình Diệm thừa nhận một phần trách nhiệm trong cơn khủng hoảng Phật giáo, và rằng TT Ngô Đình Diệm đã “quá tử tế” với Phật giáo.
Kết Thúc Chuyến Viếng Thăm Miền Nam Việt Nam 10 Ngày
Hai vị Đặc Sứ Hoa Kỳ McNamara và Tướng Tailor sau 10 ngày viếng thăm Việt Nam, và vào ngày 2 tháng 10 đã bay trở về Washington để viết phúc trình cho TT Kennedy với sự trợ giúp của phụ tá Bộ Quốc Phòng Và An Ninh Quốc Gia là William Bundy:
Đúc Kết
1—Những hoạt động quân sự đã có nhiều tiến bộ khả quan và sẽ tiếp tục tiến bộ hơn nữa.
2—Những căng thẳng chính trị làm cho ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu có thể mất dần ảnh hưởng của quần chúng.
3—những hành động đàn áp gia tăng của ông Diệm-Nhu có thể làm thay đổi tình hình khả quan quân sự hiện nay. Mặt khác nếu chính quyền có những biện pháp ôn hòa hơn để kiểm soát và điều hành guồng máy quốc gia có thể làm cho sự căng thẳng chính trị giảm bớt. Triển vọng thay đổi chính quyền chỉ có thể là 50/50. Trên Hết Chỉ Có Một Chính Quyền Vững Mạnh Mới Có Thể Thống Nhất Ý Chí Của Tất Cả Các Viên Chức Chính Quyền Thành Một Khối Keo Sơn Để Tiếp Tục Duy Trì Trật Tự Và Ổn Định.
Những Đề Nghị Của Hai Đặc Sứ McNamara Và Tailor
—-Tướng Harkins duyệt xét lại những thay đổi quân sự cần thiết với ông Ngô Đình Diệm để hoàn tất cuộc chiến đấu tại vùng phía Bắc và miền Trung tới cuối năm 1963 và vùng Cửu Long vào năm 1965.
—-Thành lập một chương trình huấn luyện cho người Việt Nam những chức năng then chốt do các viên chức Hoa Kỳ đảm nhận để phía Việt Nam có thể chu toàn chức năng của họ vào cuối 1965, và có thể bắt đầu rút quân vào thời điểm đó.
—–Song song với chương trình huấn luyện cho Việt Nam nắm lấy các chức vụ quân sự trọng yếu. Bộ Quốc Phòng nên tuyên bố trong một tương lai gần là Hoa Kỳ sửa soạn rút 1000 viên chức quân sự vào cuối 1963.
—-Để cho ông Diệm biết thái độ bất đống với ông Diệm…bằng cách không hỗ trợ tài chánh cho những chương trình phát triển của ông Diệm.
—-Tiếp tục duy trì mối tương quan liên hệ trên căn bản bắt buộc ông Diệm phải điều chỉnh lại các chức vụ cao cấp trong chính quyền, giảm thiểu sự đàn áp, cải thiện quân sự sao cho có hiệu năng hơn. Có thể chúng ta sẽ có quyết định cho 2 đến 4 tháng nữa.
—-chúng ta sẽ không có sự khuyến khích nào về một sự thay đổi trong chính quyền. Chúng ta phải đặc biệt nhấn mạnh chúng ta không tin tưởng vào một hành động để tổ chức đảo chánh sẽ diễn ra trong thời gian đó.
We particularly emphasize we did not believe action to organize a coup by that time.
Khi hai Đặc Sứ của TT Kennedy từ VN về Washington DC sau 10 ngày đến Miền Nam Việt Nam điều tra tình hình tại chỗ. Sau đó TT Kennedy đã cho triệu tập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia vào buổi tối để thảo luận về các phúc trình của McNamara và Maxwell Tailor trong vòng một tuần lễ. TT Kennedy đã tóm tắt điểm mà ông tin tưởng, ông nói rằng:
Chúng Ta Cần Có Một Phương Thức Hữu Hiệu Để Thuyết Phục Ông Ngô Đình Diệm Thay Đổi Bầu Không Khí Chính Trị Tại Saigon ( we need to find effective ways of persuading Diem to change political atmosphere in sagon ). Ông nhấn mạnh là chúng ta cần sự đoàn kết trong chính quyền cuối cùng cho vấn đề Việt Nam. Ông nói: “ bây giớ chúng ta đã có một chính sách và một bản phúc trình mà tất cả chúng ta đã đồng ý “.
Âm Mưu Tổ Chức Đảo Chánh Làm Ngược Lại Chính Sách Của TT Kennedy Và Những Đề Nghị Sáng Suốt Của McNamara và Maxwell Tailor
Trong chính sách 10 điểm của TT Kennedy đã đưa ra ở phần trên cũng như những đế nghị sáng suốt của hai vị Đặc Sứ của Hoa Kỳ sau chuyến viếng thăm Việt Nam 10 ngày,TT Kennedy đã nhấn mạnh rằng, “không làm gi để khuyến khích có hành động thay đổi chính quyền tại Miền Nam Việt Nam”.
Những Âm Mưu Thâm Độc Mờ Ám Của Năm Người Mỹ Cực Kỳ Vô Minh Hôn Ám Trong Nhóm “Anti-Diem Group” Tại Washington Đã Để Lại Những Thảm Họa Kinh Hoàng Cho Đồng Minh Và Cho Nước Mỹ Ra Sao ?
Nhóm anti-Diem group in Washington gồm những ai ? Đó là những người mà dưới cái nhìn của Tổng Thống Lyndon Johnson là “lũ trời đánh thánh đâm, ác ôn côn đồ” gồm có Henry Cabot Lodge, Averell Harriman, Roger Hilsman,Mike Forrestal và George Ball.
Theo McNamara cho biết, trong một công điện của Lodge gởi từ Việt Nam cho MacCone, viên chức CIA tại Tòa Bạch Ốc ngày 25 tháng 10, Đại Sứ Lodge đã kêu gọi rằng, các tướng lãnh Miền Nam đã có một kế hoạch đặt ra để thi hành cuộc đảo chánh. Lodge cho rằng, “chúng ta không nên ngăn cản cuộc đảo chánh của các tướng lãnh đó (we should not thwart a coup ). Lý do Lodge viện dẫn là tối thiểu là chính quyền sắp tới do các tướng lãnh lãnh đạo sẽ không tồi tệ và quờ quạng (bungle and stumble) như chính quyền hiện nay của Diệm. MacCone đã theo lời của TT Kennedy nói cho ông Lodge biết trong ngắn hạn: nên ngăn cản cuộc đảo chánh. Chúng ta nên hoãn lại để duyệt xét lại những chương trình và kế hoặch của các tướng lãnh, và nên bỏ ngay bất cứ nỗ lực nào khi xét thấy không có triển vọng thành công.
Trong khi đó tại Tòa Bạch Ốc, các viên chức cao cấp nhất của chính quyền Kennedy đã có một buổi họp liên tiếp 4 ngày liền; trong dịp này McNamara đã tra vấn các viên chức Hoa Kỳ đang có mặt tại Sài Gòn có chủ trương đặt kế hoặch cho cuộc đảo chánh lật đổ TT Ngô Đình Diệm. Ngay cả Tướng Harkins cũng có thể không biết Tòa Đại Sứ và cơ quan CIA đang làm gì ? Tại Tòa Bạch Ốc Robert Kennedy nói rằng: “hỗ trợ một cuộc đảo chánh có nghĩa là trao Miền Nam Việt Nam và tương lai của vùng Đông Nam Á vào tay một số người nào đó, họ gồm những ai và họ có những ý định gì, chúng ta không biết”. Maxwell Tailor đồng ý với Robert Kennedy, Tailor nói rằng, ”ngay cả khi cuộc đảo chánh thành công thì cũng gây trở ngại cho những nỗ lực trong chiến tranh với một chính quyền mới không có kinh nghiệm lãnh đạo và quản trị guống máy công quyền”.
MacCone cũng biểu đồng tình với Robert Kennedy và Tailor là không nên có cuộc đảo chánh lật đổ TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu. Sau đó cuộc họp giải tán và họp vào buổi tối. TT Kennedy, theo tiết lộ của McNamara thì TT Kenndy chưa bao giờ biểu đồng tình với thái độ hiếu chiến và vô minh của Cabot Lodge trong việc đảo chánh lật đổ TT Ngô Đình Diệm. MacCone gởi tới Việt Nam một công điện và dặn ông là đưa bức công điện nói về âm mưu đảo chánh của các tướng lãnh.
Sau khi coi bức công điện đó, Harkins bừng bừng nổi giận gọi ngay cho Tailor tại Washington DC và la toáng lên là tại sao không thông báo cho ông biết về cuộc đảo chánh, trong lúc Harkins chống lạ cuộc đảo chánh, Harkins nói rằng,”ông không nhìn thấy lãnh tụ nào có thể thay ông Diệm để có một sức mạnh kiên cường như ông Diệm, đặc biệt là trong hàng ngũ tướng lãnh Việt Nam, thì làm gí có được sự kiên cường như ông Diệm. Chúng ta không thể thay ngựa giữa đường hấp tấp như thế này. Điều mà chúng ta phải làm là thuyết phục ngựa thay đổi đường hướng cũng như thay đổi phương pháp hành động”
We not try to change horse so quickly but that we continue to take persuasive actions that will make the horse change their course and method of action.
Nhóm “Anti-Diem Group” Phản Ứng Chống Lại Chính Sách Hòa Giải Của Chính Quyền Kennedy
Đại Sứ Cabot Lodge đã chống lại những quan điểm “không đảo chánh” của đa số viên chức cao cấp nhất trong chính quyền Kennedy. Ông Lodge cho rằng Hoa Kỳ đã ngăn cản một cuộc đảo chánh, vì ông Lodge căn cứ vào những bằng chứng ngụy tạo hay được thổi phồng của Cộng Sản đưa ra, nên ông nói,” Hoa Kỳ đừng nên nghĩ là có quyền lực để trì hoãn hoặc không muốn thấy cuộc đảo chánh”.
Sau đó MacCone đã gọi cho ông Lodge và nói với ông ta rằng: “ Chúng tôi không chấp nhận trên căn bản trong chính sách của Hoa Kỳ là chúng ta không có quyền lực để trì hoãn hay không muốn thấy cuộc đảo chánh lật đổ TT Diệm diễn ra. Chúng tôi tin rằng…ông nên làm việc này—là thuyết phục các tướng lãnh VN ngưng ngay cuộc đảo chánh hoặc phải hoãn lại khi chưa nhìn thấy triển vọng thành công.”
Đại Sứ Henry Cabot Lodge đã chọn thời khóa biểu để rời Sài Gòn về Washington DC để nhận những hướng dẫn của chính quyền Kennedy vào ngày 1 tháng 11-1963. Trước khi bước lên máy bay ông Lodge đã gặp TT Ngô Đình Diệm cùng với Đề Đốc Felt. Trong lần gặp gỡ này TT Ngô Đình Diệm đã nói với ông Lodge rằng: “ Xin ông vui lòng thưa với TT Kennedy rằng, tôi là một người tốt và ngay thẳng có những câu hỏi xây dựng bây giờ hơn là sau khi chúng ta mất hết mọi thứ…xin thưa với TT rằng, tôi sẽ đón nhận tất cả những đề xướng của TT một cách hết sức nghiêm chỉnh và mong là sẽ làm theo đúng những gì mà TT muốn chúng tôi làm, nhưng chúng tôi cần có thời gian. ”Lời cuối cùng của TT Ngô Đình Diệm nói với con cáo già Henry Cabot Lodge rằng: “ Tell us what you want and we will do it “.
TT Ngô Đình Diệm Đang Sẵn Sàng Làm Theo Chính Sách Hòa Giải Của Chính Quyền Kennedy Yêu Cầu Cầu… và TT Diệm khẩn khoản nói trong nghẹn ngào yêu cầu Kennedy… “tell us what you want and we will do it”…Nhưng Trời Ơi Đất Hỡi. It Is Too Late…Tiếng Súng Oan Nghiệt Của Đảo Chánh Tại Việt Nam Đã Vang Lên…làm tiêu tan tất cả mọi nỗ lực hòa giải tốt đẹp giữa TT Ngô Đình Diệm và Hoa kỳK…và dập tắt luôn tất cả mọi hy vọng và triển vọng của hiện tại và của tương lai tốt đẹp cho một dân tộc đau khổ vì chiến tranh và cho tương lai của Tiền Đồn Thế Giới Tự Do.
…Tiếng súng của các tướng lãnh Miền Nam đã vang lên và làm rung chuyển Tòa Bạch Ốc ngay trong lúc TT Kennedy đang ngồi thảo luận với tất cả viên chức cao cấp nhất trong chính quyền và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia để tìm kiếm những giải pháp thỏa đáng nhất hầu giúp TT Ngô Đình Diệm và chính quyền Miền Nam đứng vững trong cơn khủng hoảng chính trị tơi bời do cơn khủng hoảng Phật giáo tạo nên để dồn mọi nỗ lực cho chiến tranh chiến thắng Cộng SảnS và vãn hồi trật tự và ổn định cho Miền Nam Việt Nam.
Khi Tòa Bạch Ốc vẫn còn đang thảo luận sôi nổi thì…bỗng nhiên có bức công điện từ Việt Nam gởi về Bộ Ngoại Giao ngày 1 tháng 11. Công điện đến lúc 9.18 sáng, giờ Washington và Tòa Bạch Ốc nhận được vào lúc 9.37 sáng. Cuộc thảo luận về những biến cố tại Sài Gòn đang diễn ra sôi nổi và nóng bỏng với tất cả sự nghiêm trọng của nó…Oh God ! It is too late…Tất cả đã trễ quá rồi…cuộc đảo chánh lật đổ TT Ngô Đình Diệm do các tướng lãnh Miền Nam chủ mưu đã bắt đầu mất rồi…
Trước khi lên đường trở lại Washington DC vào ngày 1 tháng 11 và sau khi gặp TT Ngô Đình Diệm yêu cầu ông Lodge thưa lại với TT Kennedy, ông Lodge nói với TT Ngô Đình Diệm: “hy vọng những việc này sẽ thảo luận tại Washinton DC”.
McNamara cho biết, vào lúc 9.30 sáng ngày 2 tháng 11 Tòa Bạc Ốc tiếp tục thảo luận. Khi cuộc họp bắt đầu, số phận của TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu vẫn chưa biết ra sao. Vào giữa buổi họp Mike Forrestal hối hả chạy vào với một công điện, ở đó CIA tại Sài Gòn đã phúc trình rằng: hai anh em ông Diệm-Nhu đã tự tử trên đường từ thành phố đến Tổng Hành Dinh của các tướng lãnh đảo chánh. Trung Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho thuộc cấp của ông đẩy TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu vào xe bọc sắt và trói hai tay lại đằng sau để đã bắn và đâm bằng dao.
Sau này ông Minh cho biết: “không còn lựa chọn nào khác. Họ phải chết. Ông Diệm không được phép sống nữa, bởi vì còn có quá nhiều người dân hiền hòa chất phác tôn kính ông Diệm tại khắp vùng nông thôn”.
Báo chí ngoại quốc phỏng vấn ông Trần Văn Hương về cái chết của anh em ông Diệm. Ông Hương nói rằng: ”các tướng lãnh cầm đầu cuộc đảo chánh đã ra quyết định hạ sát ông Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông, vì quá sợ hãi. Các tướng lãnh này biết rất rõ họ là những người không có tài, họ cũng chẳng có đạo đức, và cũng không có ai ủng hộ chính trị họ cả, và họ biết luôn là còn có quá nhiều người dân tôn kính TT Diệm nên các tướng lãnh sẽ không chống đỡ nổi nếu TT Diệm và ông Nhu còn sống.
Sau chót việc đảo chánh sát hại TT Ngô Đình Diệm làm cho TT Kennedy rung động cả tâm can, nhưng đó chưa phải là sự chấn động lớn nhất. Trong khi hoài niệm tưởng nhớ đến những biến động kinh hoàng mà Hoa Kỳ phải đối đầu với Một Khoảng Trống Chính Trị Mênh Mông Bao Trùm Cả Miền Nam Việt Nam, và sau cái chết của TT Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ không trông thấy gì là còn phù hợp với những mục tiêu của HK nữa.
Ngược lại, McNamara còn cho biết thêm, vào ngày 4 tháng 11 Henry Cabot Lodge đã tuyên bố với tờ Washington Post rằng: “ Các chuyên gia quân sự có cái nhìn thù nghịch với cuộc đảo chánh tại Việt Nam và những người đó nói rằng: “với ông Diệm chúng ta sẽ chiến thắng”…Lodge đã kết luận rằng: “ông ta rất tin tưởng là cuộc đảo chánh lật ông Diệm sẽ rút ngắn lại chiến tranh, và những người Mỹ có thể về Mỹ nhanh chóng hơn”.
Tình Thế Và Hậu Quả Lịch Sử Sẽ Ra Sao Sau Khi Lật Đổ TT Ngô Đình Diệm ?
Nhìn lại toàn bộ bi kịch thảm khốc vào ngày 1 tháng 11-1963, chúng ta thấy gì và cảm thấy ra sao ? Với trên 10 điểm nằm trong chính sách của chính quyền Kennedy và những nhận định và những điểm đề nghị của McNamara và Maxwell Tailor để mong chính quyền Kennedy tìm được một giải pháp tốt đẹp giúp cho TT Ngô Đình Diệm và chính quyền Miền Nam Việt Nam điều chỉnh, thay đổi và cải cách các chức vụ trong chính quyền làm sao để lãnh đạo hữu hiệu Miền Nam Việt Nam đi đến chiến thắng trong chiến tranh với Cộng Sản. Hòa hoãn với Phật giáo và các nhóm chống đối để giảm bớt những hỗn loạn và căng thẳng chính trị tại Miền Nam. Bởi vì McNamara cho rằng TT Ngô Đỉnh Diệm và chính quyền của ông đang mất dần ảnh hưởng với quần chúng. Ông cho rằng: TT Ngô Đình Diệm Và Chính Quyền Của Ông Đoàn Kết Được Toàn Dân Thì Sẽ Chiến Thắng Cộng Sản.
Đây là một nhận định sai lầm của chính quyền Kennedy và McNamara. Tại sao ? Tại vì TT Ngô Đình Diệm không hề mất ảnh hưởng với quần chúng như họ nghĩ. Bằng chứng là chính Tướng Dương Văn Minh biết rõ là TT Ngô Đình Diệm vẫn còn rất nhiều người dân hiền hòa mộc mạc rất tôn kính ông, nên sợ mà ra lệnh sát hại TT Ngô Đình Diệm. Đúng như Đại Sứ Nolting đã nhận xét : “ông Diệm là người duy nhất đoàn kết được các viên chức chính quyền và đoàn kết toàn dân nên mới có sức mạnh.”
Sai lầm thứ hai là chính quyền Kennedy không nhận ra cơn khủng hoảng Phật giáo không phải do Phật giáo chân chính tạo ra , mà do Hồ Chí Minh và Cộng Sản Bắc Việt tạo dựng nên khi những con sói già Bắc Bộ Phủ đội lốt Phật giáo để khai thác trục lợi thật tàn nhẫn và độc ác Phật giáo và các tu sĩ Phât giáo để tạo ra cơn khủng hoảng Phật giáo và những cơn hỗn loạn chính trị tơi bời tại Miền Nam. Tuy nhiên chính sách đứng đắn của chính quyền Kennedy đối với TT Ngô Đình Diệm rõ ràng là không muốn lật đổ TT Ngô Đình Diệm và thay đổi chính quyền Việt Nam mà vì cơn khủng hoảng Phật giáo với những cuộc xuống đường biểu tình chống TT Ngô Đình Diệm đều do Cộng Sản tổ chức và điều động, nhưng chính quyền Kennedy làm sao biết được âm mưu quỉ quái của con sói già Hồ Chí Minh và Bắc Bộ Phủ, nên đã áp lực buộc TT Ngô Đình Diệm phải thay đổi trong khi Miền Nam Việt Nam đang chiến thắng Cộng Sản và Miền Nam vẫn có trật tự và ổn định. Nếu không có vụ Phật giáo do Hồ Chí Minh và Cộng Sản Bắc Việt dàn dựng lên thì tình hình chính trị vẫn ổn định và toàn dân Miền Nam vẫn tin tưởng và kính trọng TT Ngô Đình Diệm như Tướng Dương Văn Minh đã vô tình nói ra sự thật này. Đây Là Sự Thật Quan Trọng Nhất Mà Hoa Kỳ Không Biết Nên Mới Ra Nông Nỗi Thảm Khốc Cho Cả Việt Nam Và Hoa Kỳ.
—-McNamara và Roswell đều cho rằng: “chúng tôi nhận thấy thật khó mà tìm được ai có thể thay thế ông Diệm trên đất nước VN hiện nay “
—-TT Kennedy nhận xét về TT Ngô Đình Diệm như sau : “Hai người này đã làm được những việc mà Hoa Kỳ mong muốn họ làm rất thành công tốt đẹp, vì thế chúng ta không lật đổ ông giản dị chỉ vì những áp lực của báo chí “
—-MacNamara đặt ra câu hỏi: “ai là người ông Lodge tin tưởng có thể thay thế ông Diệm “ ?
—-Đại Sứ Nolting thì nghi ngờ : “ Không thể nào có thể bảo đảm là chính quyền sau ông Diệm có một nền móng chính quyền vững chắc để có sức mạnh chiến thắng CS “. Nolting tiếp tục đóng góp ý kiến của ông khi nhận định về TT Diệm: “ chỉ có một Ngô Đình Diệm là người duy nhất có thể đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc gia để có sức mạnh chiến thắng CS mà thôi “.
Trong khi đó để đưa ra nhận định vế các tướng lãnh Miền Nam Việt Nam có các nhân vật như sau:
—-McNamara đóng góp ý kiến của ông về đảo chánh: “ Tôi không thấy triển vọng nào trong sự thay đổi. Các lãnh tụ quân sự Miền Nam còn đang bận bịu với ý đồ tranh quyền cướp nước, nhưng chưa có một chút khả năng để điều hành guồng máy quốc gia “.
—-Dưới cái nhìn của Tướng Maxwellk Tailor : “Tailor chỉ cho thấy đám tướng lãnh mỗi người chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng tư, dưới mắt Tailor Hoa Kỳ không nên lựa chọn nhóm tướng lãnh cầm đầu quốc gia “.
“Anti-Diem Group” In Washington Và Những Hành Động Ngu Xuẩn Âm Mưu Lật Đổ TT Ngô Đình Diệm
Ngày nay sau 52 năm đằng đẵng trôi qua nhìn lại bi kịch thảm khốc vào ngày 1 tháng 11-1963 với sự gục chết vô cùng oan ức của TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, không phải vì họ đàn áp Phật giáo, không phải vì chính sách của Hoa Kỳ hay chính quyền Kennedy, mà vì những hành động hoàn toàn riêng tư của những con người, mà Tướng Tailor cho là: “đại ngu xuẩn” và “ác ôn côn đồ” như TT Johnson nói về Henry Cabot Lodge, Averell Harriman, Roger Hilsman, Mike Forrestal, George Ball và các tướng lãnh Miền Nam đang sống say mê trong giấc mơ danh lợi ích kỷ cho riêng mình, chẳng bao giờ biết nghĩ đến sự sống của dân và quyền lợi quốc gia— chính là những người đã gieo xuống những tai vạ và thảm họa khủng khiếp, không chỉ cho TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, mà cho cả 15 triệu dân Miền Nam Việt Nam,cho chính quyền Kennedy và cho cả nước Mỹ vĩ đại thân yêu của chúng ta. Những con người vô minh, “đại ngu xuẩn” và “ác ôn côn đồ” này đã nói gì và làm gì để cho một vị lãnh đạo anh minh khả kính nhất của dân tộc Việt Nam phải gục chết, đã làm cho Hòn Ngọc Viễn Đông thành địa ngục trần gian, đã làm cho đời sống ấm no và hạnh phúc của 15 triệu con người phải đói, phải khát, phải chịu mọi cực hình và thảm họa trong vòng tay của Cộng Sản Bắc Việt suốt 40 năm qua, đã làm cho TT Kennedy chết đứng trong Tòa Bạch Ốc và làm cho 58.000 quân nhân Hoa Kỳ phải thiệt mạng, 300.000 bị thương và chi phí 122 tỉ cho cuộc chiến Việt Nam.
Nếu TT Nghô Đình Diệm Và Ông Ngô Đình Nhu Không Bị Lật Đổ Thì Hòn Ngọc Viễn Đông Và Tiền Đồn Của Thế Giới Tự Do Sẽ Vững Vàng Ổn Cố Cho Tận Bây Giờ Và Mai Sau
Hãy một lần lắng nghe những tiếng nói của những con người cực kỳ vô minh u ám đã đi gây bao thảm họa chồng chất cho một dân tộc quá đau khổ vì chiến tranh và thù hận cả một thế kỷ:
—-Công điện của Hilsman gởi cho Lodge: “Ông hãy nói cho tướng lãnh Miền Nam biết là chúng ta trực tiếp hỗ trợ trong cuộc lật đổ chính quyền Miền Nam Việt Nam”.
—-Theo lệnh của Cabot Lodge, CIA đã gởi ngay nhân viên tới gặp Tướng Trần Thiện Khiêm ở Sài Gòn và Tướng Nguyễn Khánh ở Pleiku. CIA nói với các tướng lãnh phải loại trừ ông Ngô Đình Nhu, nhưng số phận của ông Ngô Đình Diệm do các tướng lãnh quyết định.
—-Trong lúc Hilsman cứ hối thúc phải hành động. Nhưng TT Kennedy đã nói với Hilsman rằng trong buổi họp sắp tới phải có sự hiện diện của Đại Sứ Nolting. Đó là điều Hilsman rất ghét. Hilsman càm ràm rằng quan điểm của Nolting nhiều cảm tính không chính xác. Kennedy trả lời : ”có thể Nolting rất chí lý”.
—-Nolting đặt ra câu hỏi : “Tình thế VN sẽ ra sao nếu cuộc đảo chánh thành công ?”. Hilsman đã nhìn nhận rằng chưa có một chút dấu hiệu nào chúng tỏ cho thấy là các tướng lãnh có sách lược nào để cai trị quốc gia khi họ nắm được quyền hành trong tay.
—-Từ Sài Gòn Cabot Lodge gởi công điện về Washington nói rằng : “tình thế trở nên tồi tệ quá nhanh chóng…và đã đến lúc Hoa Kỳ phải dùng biện pháp trừng phạt là lật đổ chính quyền hiện này và xây dựng một chính quyền khác.”
—-Từ Tòa Bạch Ốc Mike Forrestal gởi cho Cabot Lodge một công điện riêng của hắn: “Tôi có cảm tưởng có nhiều người quanh đây chống lại đường lối của chúng ta là—Diệm phải bị lật đổ bởi một cuốc đảo chánh, và nếu ông ở Sài Gòn và chúng tôi trong Bộ Ngoại Giao kiên định lập trường, dù có nhiều người quanh đây không đồng ý.
—-Trong một công điện của Lodge gởi từ Việt Nam cho viên chức CIA tại Tòa Bạch Ốc là MacCone ngày 26 tháng 10. Lodge kêu gọi rằng: “ các tướng lãnh Miền Nam đã có một kế hoạch đảo chánh, chúng ta không nên ngăn cản cuộc đảo chánh của các tướng lãnh (we should not thwart a coup)”. Lodge tiên đoán: “Tối thiểu là chính quyền sắp tới do các tướng lãnh lãnh đạo sẽ không tồi tệ và quờ quạng (bungle and stumble) như chính quyền hiện nay của ông Diệm”.
Điều đáng ngạc nhiên nhiên hơn cả là—trước khi Lodge nhận được công điện của Hilsman gởi tới, Henry Cabot Lodge đã tự ý triệu tập buổi họp tại Sài Gòn Để Tính Toán Làm Thế Nào Tổ Chức Một Cuộc Đảo Chánh. Lodge Quyết Định Rằng Các Viên Chức Hoa Kỳ Không Nên Chường Mặt Ra Và Chỉ Định Cho CIA Thi Hành Mệnh Lệnh Từ Ông Đại Sứ, Ông Chính Là Người Điều Động Cuộc Đảo Chánh.
Trong lúc đó ông Lodge lại nhận được công điện do Hilsman gởi tới như, “ lời chỉ dẫn của Washington để loại trừ lãnh tụ Miền Nam Việt nam là TT Ngô Đình Diệm.”
Trong lúc TT Kennedy cử hai vị Đặc Sứ đến Việt Nam điều tra tình hình tại chỗ 10 ngày, thì tại DC Hilsman lại gởi thêm một công điện nữa để đưa ra những điều mà chính quyền Kennedy không hề quyết định đưa ra. Hilsman cho Lodge biết Hoa Kỳ phải đối đầu với tình thế càng ngày càng tồi tệ. Vì Thế Đòi Hỏi Phải Có Hành Động Lật Đổ Ông Diệm.
Âm mưu thâm độc của Henry Cabot lodge cuối cùng đã được con cáo gìa đầy nanh vuốt này tính toán rất kỹ như sau : Lodge sắp xếp thời khóa biểu để ông trở về Washing ton vào ngày 1 tháng 11-1963 để nhận chỉ thị mới. Nhưng thật ra là sau khi đã cùng các tướng lãnh Miền Nam lập xong kế hoach đảo chánh lật đổ TT Ngô Đình Diệm xong rồi, ông lên đường về Mỹ để tránh mặt, cũng như ông đã ra chỉ thị cho tất cả người Mỷ tại Sài Gòn đừng chường mặt ra lúc các tướng lãnh làm cuộc đảo chánh để phủi tay và tránh trách nhiệm, cũng như chính quyền Kennedy không trách ông ta được, vì ông Đã Về Washington Rồi Mà…Tất Cả Do Tướng Lãnh Miền Nam Chủ Động nên ông không chịu trách nhiệm về cuộc đảo chánh lật đổ TT Nghô Đình Diệm và chính quyền Miền Nam.
Kết Luận
Cuối cùng mọi người thấy Tổng Thống Kennedy Và Chính Quyền Của Ông Có Chính Sách Hơn 10 Điểm Và Những Điểm Đề Nghị Của McNamara Và Tailor Là Không Chủ Trương Lật Đổ TT Ngô Đình Diệm Và Chính Quyền Miền Nam Và Chỉ Muốn Đi Đến Chính Sách Hòa Giải Để Giúp TT Ngô Đình Diệm Cải Cách Để Tiếp mTục Nỗ Lực Chiến Thắng Trong Chiến Tranh Với Cộng Sản.
Nếu được như vậy thì TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu không bị thảm sát và Hòn Ngọc Viễn Đông sẽ vững chắc mãi mãi. Tiền Đồn của Thế Giới Tự Do đã ngăn chặn hữu hiệu được làn sóng Cộng Sản và chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ tại Á Châu đã thành công tốt đẹp với bàn tay của TT Ngô Đình Diệm và chính quyền của ông….Nhưng tiếc thay 5 người trong nhóm “Anti-Diem Group” như Henry Cabot Lodge, Averell harriman, Roger Hilsman, Mike Forrestal và George Ball lại mù quáng và ngu xuẩn đi ngược lại chính sách đứng đắn của Hoa Kỳ nên các thảm họa đã xảy cho đến ngày nay 1 tháng 11-2015.
Trong lúc tại Tòa Bạch Ốc, TT Kennedy đã vui mừng báo cho tất cả các viên chức cao cấp của ông: “Chúng Ta Đã Có Chính Sách Trong Tay Và Những Điểm Đề Nghị Của Hai Đặc Sứ” để tiếp tục tìm kiếm cho TT Ngô Đình Diệm và chính quyền Miền Nam một giải pháp tốt đẹp giúp Miền Nam Việt Nam chiến thắng Cộng Sản….
It is too late….Khi buổi họp tại Tòa Bạch Ốc đang diễn ra sôi nổi ngày 1 tháng 11 thì nhận được công diện từ Việt Nam gởi về…cuộc đảo chánh đã bắt đầu và tiếng súng oan khiên của nhóm tướng lãnh Miền Nam đã vang lên chĩa vào hai con người để giết vì những tội mà họ chưa bao giờ làm và không bao giờ làm.
Đó Là Bi Kịch Hãi Hùng Nhất Của Chiến Tranh Việt Nam. Có Còn Ai Hiểu Được Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nằm Ở Bi Kịch Này Không ?
Cách mạng Cộng Sản là một sản phẩm của tâm hồn và trí tuệ vô minh của thế giới trí thức Tây Phương. Giới trí thức này đẻ ra một lũ con đẻ non (abortive born) là Nga Sô. Hoa Lục và Việt Nam cũng là những con người chẳng có tội gì ngoài tội Vô Minh.
Trong khi đó Hoa Kỳ là một sản phẩm trí tuệ minh triết nhất. Đó là những người con cái của ánh sáng—ánh sáng của Đức Tin Tôn Giáo soi sáng và dẫn các Quốc Phụ (Founding Fathers) của Hoa Kỳ xây nên quốc gia vĩ đại này, nhưng nước Mỹ vẫn còn những con người Vô Minh như Henry Cabot Lodge, Averell Harriman, Roger Hilsman, Mike Forrestal và George Ball. Vì vô minh nên những con người này có mắt mà không biết nhìn, có tai mà không biết nghe, vì màn vô minh che phủ tâm hồn và trí tuệ của họ nên đã mù quáng giết chết những con người khả kính nhất, cao thượng nhất, và lý tưởng nhất trong một thế giới chính trị toàn thấy yêu ma quỉ quái đến gieo bao thảm họa cho thế giới con người, Vì Vô Minh nên những con người này đã triệt hạ lạnh lùng một con người xả kỷ quên thân mình, sẵn sàng hy sinh cả tính mệnh và sinh mệnh của mình cho quê hương, một con người suốt đời tranh đấu cho Sự Sống Của Người Dân Và Cho Quyền Lợi Của Quốc Gia Việt Nam, một con người đi chống đỡ và bảo vệ quyền tối thượng của quốc gia và quyền tự quyết của dân tộc, và cuối cùng chịu bạo hành và chịu chết vì lòng ái quốc và thương dân . Tại sao TT Ngô Đình Diệm phải chết đớn đau ê chề như thế—chết ngay khi chính sách hòa giải của chính quyền Kennedy chưa kịp đến tay TT Ngô Đình Diệm…Ôi những bàn tay vấy máu một con người trong trắng vô tì vết…Tại sao, tại sao—-tại vì những bàn tay vô minh của Henry Cabot Lodge, Averell Harriman, Roger Hilsman, George Ball và đám tướng lãnh Miền Nam…họ còn tội gì nữa, không ngoài Tội Vô Minh? Tất cả còn ai nhớ lời cuối cùng của TT Ngô Đình Diệm nhờ Cabot Lodge nhắn với TT Kennedy trước khi ông bay về Washington vào ngày 1 tháng 11-1963 rằng: “tell us what you want and we will do it”. Nhưng tại sao TT Ngô Đình Diệm vẫn bị nhóm tướng lãnh Miền Nam giết một cách thật tàn bạo và độc ác như thế ?
Đó là một câu hỏi buồn bã còn rơi rớt lại trong đêm tối của lịch sử Việt Nam vào đầu thế kỷ 21.
Hawaii ngày 1 tháng 11 -2015.
Công Dân Nguyễn Anh Tuấn
Political Scientist