QUYỀN LỰC THỨ TƯ (Dương Hoàng Mai)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 đã diễn ra gây cấn như giới truyền thông nhiều lần nhận xét, đầy kịch tính chẳng khác nào một phim Krimi- hình sự.
Không chỉ người dân Mỹ mà có hàng trăm triệu người khắp thế giới theo dõi từng giờ một trong nhiều tháng liền. Vì những quyết định của tổng thống tương lai nước Mỹ không chỉ thay đổi chính sách đối nội, mà về mặt đối ngoại sẽ thay đổi quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
Kết quả bầu cử Mỹ cũng liên quan  đến sinh hoạt các  tổ chức có liên hiệp quốc tế như  phe Đồng Minh, Liên Hiệp quốc, Nato, WHO WTO..vv …với tham gia  chính của các nước Âu châu, và các liên kết ở Á châu qua APEC, ASEAN,  TPP, CPTPP vv…
Do đó không ngạc nhiên khi hôm qua, 07.10.2020 các  giới cầm quyền nhiều nước tại Âu châu đã gửi lời chúc mừng nhiệt liệt ông Biden, người bạn không xa lạ trong giới ngoại giao ở Âu châu,  qua 8 năm ông  làm Phó TT Mỹ, và cũng là người sẽ gầy dựng lại các mối thỏa thuận có lợi cho Âu châu.

Qua cuộc tranh cử, chúng ta cũng thấy sự tham gia rầm rộ của giới truyền thông  đã ảnh hưởng đến quyết định bầu chọn TT Mỹ như thế nào.
Và khiến nhắc nhớ đến một khái niệm,  „ Quyền lực thứ tư „, : những cơ quan truyền thông, thông tin qua nhiều hình thức khác nhau, dù không có quyền hành như một nhà cầm quyền, vẫn có thể gây áp lực vào dân chúng, hay định hướng người dân theo ý họ.
Do đó trong tiếng Đức, người ta đã đề nghị, thay vì kêu  „ Quyền lực thứ tư“
( Vierte Macht)  thì nên đổi thành Vierte Gewalt, tạm dịch „ Áp lực thứ tư“.
Trong thể chế dân chủ, khi muốn quyền tự do ngôn luận được bảo vệ,  „ Quyền lực thứ tư“ sẽ rất cần thiết, vì nó là tiếng nói đối lập của người dân, và đôi khi trở thành „ Áp lực thứ tư“, để bắt chính quyền thay đổi theo ý dân.

Vào đầu năm 2018, tại Đức, Kino đã chiếu phim The Post, nói về
„ Quyền lực thứ tư“  với câu chuyện có thật.
Theo chuyện phim, bà chủ báo  Washington Post đã cùng các phóng viên chiến đấu cam go, để không bị bắt bỏ tù, vì đưa lên báo một tài liệu mật đã có phán quyết của Thẩm án tối cao là sẽ phạm tội nếu để lộ tài liệu này ra công luận.
Câu chuyện có thật ở ngoài đời không phải với Washington Post, mà với tờ báo New York Times, qua  việc một ký giả đã copy được tài liệu của Bộ trưởng bộ quốc phòng Robert McNamara. Trong đó có ghi nhận xét về chuyện cả 3 đời Tổng Thống Mỹ ( trước tổng thống Nixon) vẫn nhất quyết tiến hành chiến tranh Chống cộng tại Việt Nam,  giấu nhẹm việc họ đã biết rằng Cuộc chiến chống cộng tại Việt Nam được xem như chấm dứt, khi quân đội viễn chinh Pháp rút lui và trao quyền lại cho Việt Nam quyết  định.
Sau khi tổng thống Nixon ra lệnh cấm đưa tập tài liệu có nhận xét trên lên báo chí,   cuộc chiến chống Kiểm duyệt báo chí đã bùng nổ.
Những người đã sống tại Miền Nam Việt Nam cộng hòa trước 1975  qua diễn biến lịch sử Việt Nam, đã thấy rõ ảnh hưởng của việc đưa lên báo chí quốc tế các bức ảnh như : Em bé Napal, nhà sư tự thiêu…vv đã góp phần cho việc sụp đổ chính thể Việt Nam Cộng Hòa .
Từ đó, khi thấy truyền thông thiên tả nỗ lực tấn công, hạ bệ tổng thống Mỹ D. Trump, người mà họ đánh giá là có khả năng chống Tàu cộng mạnh mẽ, đã khiến họ quay về dĩ vãng, với cơn ác mộng đã thành sự thực ở Việt Nam, một tổng thống có năng lực chống cộng hiệu quả như TT Ngô Đình Diệm, phải chết thảm dưới cơn bão tố truyền thông cánh tả.
Cuộc tranh cử giữa hai đảng chính tại Mỹ, Đảng cộng hòa (Republican Party ) và đảng Dân Chủ (Democratic Party) đã không còn khách quan và đứng đắn nữa, khi một số báo, đài dùng phương cách „ hạ đẳng“ , moi móc đời tư cá nhân của hai ứng cử viên là ông Donal Trump và ông Joe Biden.
Cuộc tranh luận lựa chọn ứng cử viên cũng bị áp lực bầu theo hướng cảm tính.
Nhưng qua hình ảnh hàng ngàn người kiên nhẫn sắp hàng để bầu cho TT Trump, dù ông có cá tính rất khó ưa,  và với con số 87 triệu người Follower ủng hộ ông trên Twitter, đã cho thấy dân Mỹ đã không chọn lựa theo cảm tính.
Qua các cuộc dò hỏi ý kiến tại Mỹ,  đã có thống kê, tỉ lệ người chọn Biden hay Trump xấp xĩ ngang nhau, đàn ông chọn Trump nhiều hơn phụ nữ.
Trước ngày bầu cử, vào 02.11.2020 đài truyền hình ARD của Đức đã cho chiếu phim ngắn phóng sự của anh Ingo Zamperoni, người điều khiển chương trình Tin Tức của đài RND, cũng là người chuyên nghiên cứu về nước Mỹ.
Anh đã qua Mỹ, đến nhiều tiểu bang,  và quyết định lấy câu chuyện riêng của gia đình bên vợ anh ở Mỹ, để cho thấy tình trạng phân hóa, chia rẽ giữa hai nhóm Chống Trump và Ủng hộ Trump, ngay cả khi họ cùng chung một gia đình.
Qua phim ngắn „Trump, meine amerikanische Familie und ich“ , tạm dịch
„ Trump, gia đình Mỹ của tôi và tôi „  cho thấy cảnh nước Mỹ ảm đạm  trước nạn dịch Corona, cháy rừng, bảo lụt và cảnh của cải vài người dân bị đốt phá qua trận bảo „Black lives matter“.
Với mong muốn giúp người xem phim hiểu, tại sao có rất đông người Mỹ chọn Trump, một lựa chọn mà số đông người Đức không hiểu được.
Cuốn phim phóng sự ngắn bắt đầu bằng cảnh anh dự đám cưới ông bố vợ, người đã bầu Trump vào 2016,  trái ngược với  lựa chọn của con gái ( vợ anh Zamperoni) và bà má vợ  ( đã ly dị và lấy ông chồng thứ hai,  là người Da màu) .
Ông bố vợ Paul bảo :
„ Trong 47 tháng Trump đã làm được nhiều thứ hơn Biden trong 47 năm“
 ( „Trump hat in 47 Monaten mehr erreicht als Biden in 47 Jahren).

Ông nói thêm ,„ Tôi không thích cá tính ông Trump, không thích nghe những gì ông ta nói, không thích ông ta phê phán thiên hạ, nhưng tôi thích những gì ông ấy làm ! „
( „„Ich mag seinen Charakter nicht, ich mag nicht, was er sagt, ich mag nicht, wie er Leute kritisiert“, sagt Paul. „Aber ich mag, was er tut.“).
Câu nói này khiến chúng ta dễ liên tưởng đến câu „ Đừng nghe những gì cộng sản nói , mà hãy nhìn những gì cộng sản làm“ , để chúng ta cũng hiểu luôn, tại sao đa số những người Việt chống cộng, những người chán sự lừa dối của truyền thông cánh tả, đã chọn Trump.
Ông bố vợ phỏng đoán rằng Trum sẽ thất cử, nhưng ông vẫn nhất quyết bầu Trump. Bà má vợ trái ngược lại, không hiểu sao xứ Mỹ này không thấy ông Trump là người dễ sợ, đáng ghét. Và bà e rằng Trump sẽ thắng cử, vì ông Biden không hung hăng bằng ông Trump.
Bà bạn của bà ngược lại, là Fan của Trump, bà bạn nói:
„ Nếu Biden thắng cử, ông ta không làm nổi 4 năm đâu, bà Kamala Harris, một người cực thiên tả sẽ thay thế, và tôi không thích Xã hội chủ nghĩa „
Bà này cũng nói thêm, chúng tôi không để chính trị chia rẽ tình bạn.

Phỏng vấn người chồng da màu của bà má vợ, ông này đã nói :
 „ Nạn phân biệt chủng tộc đã bùng nổ theo tài diễn văn của Trump“.
( „Der Rassismus ist explodiert wegen Trumps Rhetorik.“ )

Và ba má ông đã dạy ông từ nhỏ rằng,
„ Làm người da màu thì không bao giờ leo lên xe của cảnh sát“
ông kết luận  „ Tôi không muốn sống trong sợ hãi nữa ! „
Cô bạn đồng nghiệp của anh Zamperoni, đã phải ngồi làm việc và gửi tin phóng sự từ phòng khách riêng tại nhà cô, ở Washington DC vì dịch Corona.

Cô này bảo „ Đài truyền hình NPR không còn phát trực tiếp các cuộc họp báo của tổng thống Trump nữa.
Cô nói tiếp :
“Tin phát về dịch Corona chứa quá nhiều thông tin sai lệch nguy hiểm. „
Cô phát ngôn viên này bảo :  Truyền thông phải chịu phần trách nhiệm đã gây ra tình hình đất nước Mỹ như hiện nay. Báo chí định hướng đã không có các bài báo độc lập, dựa trên thực tế.
Cô dự đoán những tháng tới sẽ đầy biến động, cô bảo
Trước tiên, chúng ta phải vượt qua khoảng thời gian từ sau ngày bầu cử cho đến ngày nhậm chức, ngày 20 tháng Giêng ( 2021 ).
Sẽ là khoảng thời gian đầy hỗn loạn ở Mỹ.“
Qua một khúc phim phóng sự ngắn,  anh chàng phóng viên Zamperoni đã thành công,  khi cho thấy được những chia rẽ trầm trọng và những ý kiến đại diện điển hình của người dân Mỹ trước bầu cử.

https://www.youtube.com/watch?v=jyOy7GgvZeM

Nước Mỹ có khoảng 330 triệu dân và  theo Viện Đại học  Johns Hopkins đã có hơn  230.000 người chết vì Corona. (  Đức có khoảng  10.500 người chết vì Corona).
Trong tháng trước bầu cử Mỹ , khắp thế giới có nhiều cảnh tang thương,  vì động đất, cháy rừng, bảo lụt, thiên nhiên, nhà cửa  bị tàn phá, hàng ngàn người chết, bị vùi chôn trong đất đá, bùn lầy, lửa khói…
Con số nhiễm Corona tăng nhanh cũng đã khiến nhiều nước ở Âu châu phải trở lại với tình trạng „ lockdown „

Nhiều cuộc khủng bố của IS đã nổ ra liên tiếp đáng lo ngại tại Âu Châu.
Ở Pháp đã gây bàng hoàng với cái chết của người thầy giáo Paty vì  dám giảng cho học sinh nghe về tự do ngôn luận với tấm ảnh hí họa Mohammed. Chỉ sau 2 tuần vào cuối tháng 10, một thanh niên người Tunisia tấn công bằng dao tại nhà thờ Đức Bà ở trung tâm thành phố Nice, Pháp khiến 3 người thiệt mạng. Và vào tối 2/11 trước ngày bầu cử tại Mỹ, nhiều nghi phạm xả súng tại một giáo đường Do thái ở trung tâm Vienna (Áo) làm 5 người chết và nhiều người bị thương. Khiến người dân khắp thế giới, hơn lúc nào hết mong có người lãn đạo có bản lãnh để chèo chống giúp dân thoát khỏi nhiều vấn đề trầm trọng đang tiếp diễn và khó khắc phục.

Tất cả các vấn đề hiện nay tại các nước trên thế giới trong các lãnh vực: kinh tế, xã hội, y tế, môi trường, tôn giáo, chủng tộc,  đều có nguyên nhân và hậu quả, không phải do „ thiên tai“ mà phần lớn từ con người.
Cũng cho  thấy không phải việc ai làm tổng thống là quan trọng,  mà quan trọng là những dự định, hứa hẹn của nhà cầm quyền trong thực tế được thực hiện bao nhiêu ?
Từ đó cũng có thể nói:
Không có người „ thắng cuộc“ thực sự“  trong bầu cử, vì bầu cử không phải là trò chơi game hay trò chơi thể thao, nó không chấm dứt khi trò chơi chấm dứt,  mà thời điểm chấm dứt bầu cử, chính là thời điểm khởi đầu cuộc hành trình qua thời gian dài,  mới thấy được cuộc bầu cử thành công hay thất bại.

Chọn đúng, đất nước đi lên, chọn sai người,  sẽ phải thất vọng, ngao ngán nhìn tình trạng đất nước „ vẫn y nguyên“  sau nhiều năm nghe hứa hẹn.
Cuộc chiến đấu chống Phân biệt chủng tộc, chống Cộng sản, chống IS cũng  là các cuộc chiến đấu không bao giờ chấm dứt. Một khi thế giới có nhiều chủng tộc, nhiều tôn giáo với các dị biệt khác nhau, một khi xã hội luôn có các tầng lớp giai cấp khác nhau,  từ khác biệt về học vấn, nghề nghiệp, để luôn có mâu thuẫn sinh ra từ các nhóm giai cấp, màu da, tôn giáo khác nhau và để sẽ có kẻ hô hào „ đấu tranh giai cấp“.
Dương Hoàng Mai.