Cuộc chiến tổng tuyển cử Mỹ vẫn đang diễn ra quyết liệt như lửa bỏng dầu sôi, bây giờ lại có những diễn biến mới nhất tương đối ly kỳ và quan trọng. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục bàn luận về hai chủ đề chính:
Chủ đề 1: Tổng thống Trump kiểm soát các máy chủ quan trọng, phe cực tả hoảng loạn.
Chủ đề 2: Cái nhìn sâu sắc về cuộc đảo chính phe cánh tả: “Ngũ bộ khúc” đoạt quyền dư luận. (Chỉ năm bước/ chiến thuật mà mỗi bước/ chiến thuật vừa độc lập vừa có mối liên hệ với nhau)
Bây giờ chúng ta hãy đi vào chủ đề đầu tiên.Chủ đề 1: Tổng thống Trump kiểm soát các máy chủ quan trọng, phe cực tả hoảng loạn
Mọi người đều biết rằng kể từ sau ngày bỏ phiếu tổng tuyển cử, vô số tin đồn và điểm đáng ngờ về gian lận bầu cử liên tục lan tràn khắp nước Mỹ, tuy nhiên, điểm đáng ngờ nào là đáng tin cậy, còn tin đồn nào chỉ là thất thiệt, cho đến nay vẫn chưa có kết luận. Theo đó, các phương tiện truyền thông cánh tả đã liên tục tuyên bố rằng những cáo buộc này là “vô căn cứ.”
Vào ngày 19/11, sau gần hai tuần điều tra và thu thập bằng chứng, các luật sư của Trump cuối cùng đã tổ chức cuộc họp báo đầu tiên. Trong cuộc họp, đội ngũ của Trump đã đưa ra 8 cáo buộc quan trọng về gian lận bầu cử, đồng thời các bằng chứng sơ bộ cũng đã được tung ra để giải thích chi tiết cho ngoại giới. Tám cáo buộc bao gồm:
Thứ nhất, các quan sát viên đã bị ngăn cản không cho xem các lá phiếu gửi qua đường bưu điện. Ở nhiều khu vực, khi các lá phiếu gửi qua đường bưu điện được kiểm đếm, các quan sát viên của đảng Cộng hòa đã bị ngăn cản việc xem xét kỹ lưỡng các lá phiếu.
Thứ hai, có sự bất bình đẳng pháp lý trong thẩm quyền của đảng Dân chủ. Ví dụ, ở Pennsylvania, tại các quận do đảng Dân chủ quản lý, nếu có khiếm khuyết trong các lá phiếu gửi qua đường bưu điện thì được phép “sửa chữa”; nhưng ở các quận do đảng Cộng hòa quản lý, thì không được phép sửa chữa các lá phiếu. Điều này gây ra bất bình đẳng về pháp lý.
Thứ ba, cử tri đã “bị bỏ phiếu hộ.” Tại nhiều bang dao động trên toàn quốc, nhiều cử tri cho biết khi họ đến địa điểm bỏ phiếu để chuẩn bị bỏ phiếu, thì được thông báo rằng hồ sơ máy tính cho thấy họ đã bị người khác bỏ phiếu hộ.
Thứ tư, thay đổi ngày nhận phiếu. Ở một số khu vực, các quan chức đã yêu cầu cấp dưới sửa đổi những lá phiếu gửi muộn thành những lá phiếu gửi đến trước ngày bỏ phiếu 3/11, để những lá phiếu này không bị mất giá trị.
Thứ năm, phiếu bầu của Biden được kiểm đếm nhiều lần. Tại Michigan, 60 nhân chứng chỉ ra rằng phiếu bầu của Biden được “sản xuất với tốc độ cao.” Họ cũng thấy một lá phiếu được quẹt trong máy bỏ phiếu hai hoặc ba lần, làm tăng số phiếu của Biden.
Thứ sáu, phiếu bầu vắng mặt không nộp đơn xin trước, cũng được tính là hợp lệ. Ở Wisconsin, các lá phiếu gửi qua thư phải được các cử tri nộp đơn xin trước mới có thể thẩm duyệt, như vậy việc bỏ phiếu mới có hiệu lực. Tuy nhiên, có ít nhất 100.000 lá phiếu trong khu vực địa phương không cần nộp đơn xin trước, nhưng chúng vẫn được coi là hợp lệ.
Thứ bảy, số phiếu kiểm đếm nhiều hơn số cử tri đã đăng ký. Ở Michigan và Wisconsin, rất nhiều khu vực bầu cử có hiện tượng bất thường, đó là số phiếu được tính khi kết thúc cuộc bầu cử thực tế nhiều hơn số cử tri đã đăng ký trong khu vực địa phương. Nói cách khác, có cử tri giả và phiếu bầu giả.
Thứ tám, hệ thống bỏ phiếu nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Nhiều khu vực trong cuộc bầu cử Mỹ sử dụng máy bỏ phiếu, nhưng các công ty như Smartmatic và Dominion đều là công ty nước ngoài, khiến dữ liệu phiếu bầu của Mỹ được gửi ra nước ngoài để tính toán và các công ty này cũng liên quan đến các lực lượng bên ngoài như Venezuela, Cuba và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ngoài ra, dữ liệu phiếu bầu ở nhiều khu vực cho thấy số phiếu của Biden tăng bất thường, trừ khi ai đó sử dụng hệ thống điện tử để thao túng thì mới có thể tăng nhiều phiếu như vậy.
Bản thân Trump cũng đã trình bày các biểu đồ dữ liệu hai lần sau cuộc họp báo, cáo buộc Wisconsin và Michigan đã bỏ phiếu vào khoảng thời gian sáng sớm, khiến phiếu bầu tăng một cách dị thường, khiến “đồ thị phiếu bầu của Biden” tăng vọt.
Các luật sư của Trump nói rằng họ dự kiến sẽ hoàn tất việc truy tố trong vòng hai tuần tới, khi đó rất nhiều bằng chứng sẽ được gửi đến tòa án. Nhưng để bảo vệ nhân chứng khỏi bị quấy rối, họ không thể công bố quá nhiều thông tin. Tuy nhiên, Luật sư riêng của Tổng thống Trump – Rudy Giuliani nhấn mạnh rằng, chỉ riêng ở Michigan, đã có 220 lời khai được các nhân chứng tuyên thệ.
Bất chấp nhiều chứng cứ được đưa ra từ đội ngũ của Trump, phe cánh tả vẫn phủ nhận hoàn toàn và chỉ trích những cáo buộc này là “vô căn cứ”, hãng tin AP thậm chí còn cho rằng cuộc họp báo của chiến dịch Trump là muốn sử dụng thủ đoạn “điên rồ”, để lật đổ chiến thắng của Biden.
Nói trắng ra, phe cánh tả hoàn toàn bác bỏ mọi cáo buộc hoặc bằng chứng mà phía ông Trump đưa ra, chỉ một mực phủ nhận, chế giễu và lăng mạ một cách mù quáng. Về lý do phe cánh tả làm như vậy, ý nghĩa đặc biệt đằng sau thủ đoạn này là gì? Chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn sau.
Xác nhận bằng chứng then chốt
Tuy nhiên, một bằng chứng then chốt rất quan trọng đã được xác nhận tại cuộc họp báo này.
Cách đây vài ngày, Hạ nghị sĩ Mỹ Louie Gohmert đã tiết lộ với giới truyền thông rằng, dữ liệu phiếu bầu cho cuộc bầu cử Mỹ lần này đã được Dominion gửi ra nước ngoài và giao cho công ty Scytl của Tây Ban Nha xử lý. Ông tuyên bố rằng quân đội Mỹ đã chiếm giữ các máy chủ của Scytl ở Frankfurt, Đức và thu được bằng chứng chính về gian lận bầu cử.
Tuy nhiên, nhiều trang web “kiểm tra sự thật” và phương tiện truyền thông thuộc phe cánh tả đã ngay lập tức tuyên bố rằng tin tức này là giả; và Scytl cũng đưa ra một tuyên bố khẩn cấp nói rằng họ “không tham gia vào hoạt động kiểm phiếu ở Hoa Kỳ.”
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo vào ngày 19, các luật sư của Trump lần đầu tiên công khai xác nhận, Mỹ thực sự đã chiếm giữ được một máy chủ ở Đức.
Phóng viên: “Nghe nói rằng có một phần cứng, có thể là máy chủ, được tìm thấy ở Đức, điều này có đúng không? Có liên quan đến vụ án này không?”
Luật sư Sidney Powell bên phía Trump: “Đúng là như vậy, máy chủ đó có liên quan đến vụ này, nhưng tôi không biết nó đã rơi vào tay kẻ tốt hay kẻ xấu”.
Vào ngày 20, bà Powell tiết lộ thêm chi tiết. Scytl đã cung cấp cho Dominion dịch vụ lập bảng dữ liệu bầu cử. Do đó, ngay trong đêm bầu cử, dữ liệu phiếu bầu của Mỹ đã được gửi đến các máy chủ ở Đức và Tây Ban Nha để xử lý. Luật sư Powell nói, “Máy chủ Scytl ở Đức đã bị tịch thu. Tôi nghe nói rằng quân đội của chúng tôi đã lấy những máy chủ đó. Vì vậy, tôi nghĩ chính phủ hiện đang điều tra xem chuyện gì đã xảy ra.”
Ngoài ra, Luật sư Powell còn nhấn mạnh “Có 4 quốc gia nước ngoài được kết nối với máy chủ này và 4 quốc gia này cực kỳ bất lợi đối với Hoa Kỳ”. Bà nhấn mạnh, “chúng tôi đã ‘khai quật’ được một âm mưu tội phạm toàn cầu. Thật không thể tin được, chúng tôi chỉ đang phá vỡ phần nổi của tảng băng trôi.”
Đến thời điểm này, nhiều người có thể đặt câu hỏi rằng Scytl là một doanh nghiệp tư nhân, kể cả khi có máy chủ ở Đức thì quân đội Mỹ cũng không có quyền thực hiện các hành động quân sự trên lãnh thổ nước khác. Không sai, theo kiến thức thông thường là như vậy. Tuy nhiên, một số chuyên gia đã giải thích cặn kẽ về điểm này.
Đặc vụ CIA: Quân đội Mỹ đã thu giữ máy chủ của Scytl ở Frankfurt
Larry Johnson – Chuyên gia chống khủng bố quốc tế, từng là quan chức của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), đã tiết lộ những thông tin tình báo và phân tích mà ông có được. Ông nói rằng máy chủ thực sự được lấy từ trụ sở quân đội Mỹ ở châu Âu, máy chủ này được thu giữ từ CIA ở Đức. Nói cách khác, không phải quân đội Mỹ tấn công các doanh nghiệp tư nhân mà là quân đội Mỹ lấy lại từ chi nhánh ở nước ngoài của CIA.
Johnson tiết lộ rằng máy chủ mà quân đội Mỹ có được lần này là máy chủ của CIA. Nói cách khác, ai đó từ CIA cũng có thể đã tham gia vào đảo chính cuộc bầu cử này. Và nội màn còn gây sốc hơn, vì hoạt động này là một hoạt động tuyệt mật, ngay cả Giám đốc CIA và Giám đốc FBI cũng không hề hay biết.
Xin mọi người lưu ý rằng, luật sư Trump từng chỉ trích CIA và FBI vì biết máy bỏ phiếu có vấn đề nhưng lại giả vờ “ngó lơ”. Sau đó, trong các cuộc họp tình báo hàng ngày, Trump đã không cho phép Giám đốc CIA Gina Haspel tham dự.
Hơn nữa, Trump cũng sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và thay thế bằng Chris Miller – Giám đốc Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia. Và Miller ngay lập tức thành lập một lực lượng đặc biệt, đồng thời yêu cầu lực lượng này báo cáo trực tiếp với ông, không thông qua các kênh chính thức hiện có.
Do đó, phán đoán dựa trên các dấu hiệu hiện tại, chúng ta có thể nhận thấy một số điểm chính:
Đầu tiên, quân đội Mỹ quả thực đã chiếm giữ được một máy chủ quan trọng lưu trữ dữ liệu gian lận trong cuộc bầu cử này.
Thứ hai, vẫn chưa thể chắc chắn liệu người tốt hay kẻ xấu kiểm soát máy chủ này.
Thứ ba, giám đốc CIA và giám đốc FBI có thể đều là “tay chân” của các thế lực cũ ở Washington.
Thứ tư, có thể có người của cả CIA và FBI tham gia vào vụ gian lận bầu cử hoặc đảo chính bầu cử này.
Thứ năm, Trump đã huy động sức mạnh quân sự để đối phó trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Ngoài ra, xin lưu ý rằng mặc dù các công ty như Dominion, Scytl và Smartmatic đều đã đưa ra các tuyên bố khẳng định rằng không có gian lận và không có máy chủ ở Đức.
Tuy nhiên, ngay sau cuộc họp báo của đội ngũ Trump, vào tối ngày 19, vốn dĩ sẽ có một phiên điều trần công khai tại Hạ viện Pennsylvania để Dominion giải thích và đòi lại “sự trong sạch”. Kết quả là, Dominion “bỏ trốn trước khi lâm trận”, và các ủy viên hội đồng không thể không nghi vấn, “nếu họ không có gì để giấu, tại sao họ lại né tránh chúng tôi?”
Tại sao Dominion nhiều lần tuyên bố vô tội, nhưng lại bỏ trốn? Nó có liên quan đến việc máy chủ của Đức bị quân đội Mỹ thu giữ không? Chúng ta vẫn chưa thể biết. Tuy nhiên, một hiện tượng đặc biệt kỳ lạ khác cũng xảy ra vào ngày 20.
Kỳ lạ: Những “ông trùm” cánh tả đều đồng loạt thay ảnh đại diện trên Twitter
Ảnh đại diện hoặc ảnh trang chủ trên Twitter của những “ông trùm này” đều đổi thành ảnh đen trắng, bao gồm Barack Obama, Michelle Obama, Hillary Clinton, bà Biden, George Soros, Oprah Winfrey, Thống đốc California Gavin Newsom, người dẫn chương trình CNN Jake Tapper, David Rothschild – hậu duệ của gia tộc Rothschild v.v. Hiện tượng kỳ lạ này đã gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet.
Phải chăng hiện tượng này cũng liên quan đến việc quân đội Mỹ chiếm giữ máy chủ ở Đức? Chúng ta cũng không biết rõ. Tuy nhiên, tín hiệu này là bất thường, tại sao? Vì những người nổi tiếng đồng loạt đổi sang “ảnh đen trắng” này đều có một đặc điểm chung, đó là họ phản đối Trump và theo đường lối chính trị cực tả.
Vậy, việc những nhân vật nổi tiếng trong giới chính trị và kinh doanh đều đồng loạt thay ảnh đen trắng chỉ trong một đêm có ý nghĩa đặc biệt gì? Cá nhân tôi nhận định như sau:
Khả năng thứ nhất: Họ bày tỏ sự bất mãn với việc Trump không muốn thừa nhận thất bại và dùng ảnh đen trắng để thể hiện “nỗi bi thương”. Tuy nhiên, nhóm người này không bất mãn với Trump trong ngày một ngày hai, không cần thiết phải đặc biệt bày tỏ “nỗi bi thương” của họ vào lúc này.
Khả năng thứ hai, là họ muốn phát động phong trào phản đối trực tuyến để khuyến khích mọi người đổi ảnh đại diện thành ảnh đen trắng, bày tỏ sự phản đối Trump và buộc Trump phải từ chức. Tuy nhiên, tính đến thời điểm chúng tôi đăng tải chương trình, không có lời kêu gọi hoặc kháng nghị nào tương tự xuất hiện.
Khả năng thứ ba, là các lực lượng cực tả này, sau khi xác nhận máy chủ bị chiếm giữ, nhận định rằng các hành vi đảo chính của mình có thể đã bị bại lộ nên đã phát “ám hiệu” thông qua mạng xã hội và chuẩn bị khởi động kế hoạch B hoặc các kế hoạch tiếp theo.
Tôi nghĩ không thể loại trừ khả năng này. Rốt cuộc, nhóm các “ông to bà lớn” nổi tiếng này, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và không có điểm gì chung, nhưng đột nhiên tất cả đều đổi ảnh đen trắng trong một khoảng thời gian ngắn một cách bí ẩn, rất có khả năng là họ đã nhận được chỉ dẫn hoặc tín hiệu.
Nhưng kế hoạch B này là gì? Đó có phải là một cuộc chiến truyền thông quy mô lớn hơn? Hay các cuộc biểu tình và bạo loạn hàng loạt? Hay thậm chí là những vụ ám sát hay tấn công khủng bố cực đoan hơn? Chúng tôi không biết rõ. Tuy nhiên, tín hiệu kỳ lạ này quả thực rất dị thường, hơn nữa việc này lại xảy ra sau khi máy chủ được xác nhận đã bị quân đội Mỹ chiếm giữ. Do đó, huyền cơ ẩn chứa phía sau, vẫn còn rất thâm sâu, các bạn hãy chú ý theo dõi.
Phim hoạt hình về chính trị
Trước khi đến với chủ đề tiếp theo, chúng ta hãy xem một phim hoạt hình về chính trị rất thú vị.
Luật sư Sidney Powell, người ủng hộ Trump, cũng đã công khai chỉ ra trên phương tiện truyền thông rằng, đứng đằng sau “giật dây” công ty máy bỏ phiếu Dominion có rất nhiều thế lực nước ngoài có liên quan, bao gồm cả ĐCSTQ.
Trong bức ảnh này, bạn có thể thấy một nhà ảo thuật đang diễn trò, ở giữa có một đạo cụ là một máy bỏ phiếu, bên trên là lá phiếu của Trump, sau khi cho vào máy bỏ phiếu nó trở thành lá phiếu của Biden.
Về việc ảo thuật gia đội chiếc mũ “lụp xụp” che mất khuôn mặt này là ai, tôi nghĩ chắc hẳn mọi người đã quá quen thuộc, đặc biệt là họa tiết hình búa liềm trên túi áo trước ngực của anh ta đã tiết lộ câu trả lời rồi. Vâng, đó chính là “Tổng gia tốc sư” ĐCSTQ (người thúc đẩy chính). Sau đây, chúng ta hãy xem xét chủ đề tiếp theo.
Chủ đề 2: Cuộc đảo chính của cánh tả: “Ngũ bộ khúc đoạt quyền dư luận”. (Ảnh: TH)
Những khán giả thân thuộc của chương trình chúng tôi đều biết rằng, chúng tôi đã từng có một chuyên mục đặc biệt có tên là “Nhìn thấu Đảng Cộng sản”, chuyên phân tích các phương thức, thủ đoạn và bản chất của ĐCSTQ. Tuy nhiên, do cuộc bầu cử Mỹ 2020, chương trình đã tạm dừng một thời gian, xin các bạn lượng thứ.
Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhân cơ hội bầu cử Mỹ đang diễn ra, để nói về “cuộc đảo chính của cánh tả.” Tôi đã nói với các bạn trong chương trình của chúng tôi rằng, lần này phe cánh tả Mỹ đã dốc toàn lực, bằng mọi giá vận động lực lượng trên mọi phương diện, kể cả chính trị, truyền thông, tư pháp, thế lực ngoại bang v.v. toàn diện can thiệp vào vụ gian lận bầu cử này, nên tôi nhiều lần nhấn mạnh, lần này không phải là gian lận bầu cử thuần túy, mà là một “cuộc đảo chính bầu cử”.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem xét, những gì tôi quan sát được. Trong cuộc tổng tuyển cử Mỹ 2020, các lực lượng cực tả đã tung ra một bộ chiến thuật đặc biệt trên chiến địa dư luận, về cơ bản có khoảng năm bước, tạm thời gọi chúng là “Ngũ bộ khúc đoạt quyền dư luận”. “Ngũ bộ khúc” này, nếu bạn lấy ra chữ cái đầu tiên của tên tiếng Anh của mỗi bước và ghép chúng lại với nhau, nó sẽ trở thành cụm “3DCR”. Điều đó nghĩa là gì?
Bộ khúc thứ nhất “D”: Công bố người chiến thắng, ra oai trước để áp chế đối phương
Chữ “D” đầu tiên là “Declare the winner” – tuyên bố người chiến thắng, ra oai trước để áp chế đối phương. Cuộc tổng tuyển cử lần này diễn ra vào ngày 3/11, nhưng trong quá trình bầu cử đã nảy sinh nhiều nghi vấn, tranh chấp, không chỉ có nhiều tiểu bang dao động đột ngột ngừng kiểm phiếu, mà khi tiếp tục kiểm phiếu trở lại, thì số phiếu của Biden đã tăng vọt dị thường. Trump cũng nhiều lần đưa ra các bản đồ dữ liệu để chất vấn điểm này, vì nghi ngờ rằng ai đó đã gian lận
Sau đó, nhiều nhận xét và bằng chứng về gian lận bầu cử lần lượt xuất hiện và phía Trump ngay lập tức đệ đơn kiện ở nhiều nơi. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông chính thống lớn ở Mỹ, cụ thể là các phương tiện truyền thông cánh tả, trước ngày 7/11 đã thông báo Biden thắng cử, và Biden sau đó cũng tự tuyên bố rằng mình là “tổng thống đắc cử.”
Tuy nhiên, các chính trị gia và giới truyền thông cánh tả này hoàn toàn phớt lờ thực tế là bầu cử vẫn chưa kết thúc và tranh tụng tranh cử vẫn diễn ra, vậy mà họ đã thông báo trước việc Biden đắc cử và “phong vương” cho Biden. Động thái kỳ quặc này vi phạm thủ tục dân chủ và vi phạm pháp quyền, điều này là khá hiếm trong chính trị Mỹ, và không khỏi dấy lên nghi ngờ.
Ngay cả ngày hôm sau, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang đã lên tiếng tuyên bố rằng có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử, nhưng điều đó vẫn không ngăn được phe cánh tả tung hô rằng Biden thắng cử, thậm chí trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và Twitter, cũng tự động tiến hành kiểm duyệt ngôn luận, chủ động tuyên bố rằng Biden là “ứng viên dự đoán trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.”
Nói cách khác, bộ khúc đầu tiên này là “giáng đòn phủ đầu” tuyên bố rằng Biden là người chiến thắng, sau đó thông qua các kênh dư luận khác nhau như truyền thông đại chúng và mạng xã hội, để tạo ra bầu không khí chiến thắng áp đảo của Biden, xóa bỏ hoặc chặn đứng mọi phản đối hoặc nghi ngờ. Cố gắng thông qua ngôn luận độc đoán để tiêm nhiễm, thấm nhuần cái gọi là “Biden đắc cử, Trump thua cử” vào đầu óc của người dân.
Bộ khúc thứ hai “D”: Phủ nhận tất cả, phủ nhận đến cùng
Bộ khúc “D” thứ hai là “Deny everything” – phủ nhận mọi thứ, phủ nhận đến cùng. Nói một cách đơn giản, có nghĩa là phủ nhận mọi cáo buộc và nghi ngờ, đến chết cũng không thừa nhận.
Các bạn cũng thấy rằng, kể từ ngày tổng tuyển cử, muôn hình vạn trạng những điểm đáng ngờ về gian lận bầu cử lan tràn khắp nơi, bao gồm một người nhận được nhiều phiếu bầu, người chết đi bầu, những người không phải là công dân nhận phiếu bầu, mà nhiều người “bị bỏ phiếu hộ” v.v.
Tuy nhiên, trước những nghi ngờ và sự thật này, các phương tiện truyền thông cánh tả, các hãng tin và các chuyên gia đã nhắm mắt cho qua, mù quáng cho rằng những cáo buộc này là “vô căn cứ” và “không có bằng chứng”, đồng thời phủ nhận hoàn toàn những cáo buộc và nghi ngờ này.
Ngay cả ông chủ cũ của Biden – cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng “đặc biệt lộ diện”, chỉ trích cáo buộc gian lận bầu cử của phe Trump là không có “bằng chứng thực tế” và tuyên bố rằng không có bất kỳ sự bất hợp pháp hoặc gian lận nào trong cuộc bầu cử này. Các quan chức cấp cao của Bộ An ninh Nội địa cũng “nhảy bổ” lên nói rằng đây là “cuộc bầu cử an toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ.”
Nói trắng ra, bất kể phía Trump và cử tri nêu ra câu hỏi và bằng chứng nào, phe cánh tả sẽ phủ nhận đến cùng, “cả vú lấp miệng em” áp chế mọi tiếng nói phản đối.
Bộ khúc thứ ba “D”: Coi thường người khác và hủy hoại uy tín của họ
Bộ khúc “D” thứ ba là “Discredit others” – làm mất uy tín của người khác, coi thường người khác và hủy hoại uy tín của họ. Điều đó nghĩa là gì? Đó là tiến hành các cuộc tấn công dư luận chống lại tất cả những người bất đồng chính kiến đưa ra nghi vấn. Đó có thể là một sự vu khống “từ trên trời rơi xuống”, hoặc một sự bôi nhọ được khuếch đại thổi phồng lên, nhằm hủy hoại uy tín của những người bất đồng chính kiến và làm giảm uy tín của họ.
Ví dụ, ở Pennsylvania, có một “người thổi còi” (người tố giác) làm việc tại bưu điện tên là Richard Hopkins. Hopkins đã xuất hiện để làm chứng rằng giám đốc bưu điện của Pennsylvania đã ra lệnh rằng, tất cả các lá phiếu được gửi sau ngày 3/11 phải được đóng dấu bưu cục là ngày 3/11, việc “cải tử hồi sinh” những lá phiếu gửi qua đường bưu điện này, cho thấy sự dính líu trắng trợn của các quan chức trong việc gian lận.
Bất ngờ thay, tờ Washington Post nổi tiếng thế giới đã ngay lập tức đăng một bài viết, trích dẫn một nguồn tin giấu tên, khẳng định rằng Hopkins đã thú nhận rằng những cáo buộc của mình là không đúng sự thật và bịa đặt, còn nói anh đã rút lại lời khai.
Kết quả, Hopkins một lần nữa xuất hiện công khai qua video, nhấn mạnh rằng anh ta không rút lại lời buộc tội của mình và lời buộc tội của anh ta là đúng, chỉ trích tin tức của Washington Post là không đúng sự thật, và còn tiết lộ rằng anh ta vì dám tiết lộ sự thật, mà đã bị các quan chức liên bang uy hiếp.
Tại sao Washington Post lại đưa ra những tin tức sai lệch này? Mục đích là nhanh chóng vu khống tính xác thực của thông tin được tiết lộ và làm suy yếu uy tín của người tố giác, từ đó làm giảm khả năng “sát thương” của những bằng chứng này đối với phe Biden.
Bộ khúc thứ tư “C”: Tung ra những lời buộc tội để phản công, công kích đối thủ
Bộ khúc thứ tư “C”, là “Counter-allegation” – phản tố cáo, tức là tung ra các cáo buộc phản bác và tấn công đối thủ. Phe cánh tả không chỉ nỗ lực miệt thị và làm suy yếu độ tin cậy trong những lời buộc tội của đối phương mà còn mở ra một chiến tuyến mới và bắt đầu một đợt tấn công mới. Một mặt, làm trầm trọng thêm và làm suy yếu uy tín của đối phương; mặt khác, đánh lạc hướng đối phương và ngoại giới, chuyển hướng tiêu điểm và sự chú ý.
Ví dụ, gần đây các phương tiện truyền thông Mỹ đã nhất trí cho rằng nếu Trump rời nhiệm sở, ông có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện tư pháp, mục đích đằng sau sự lèo lái dư luận này là ngầm ám chỉ với công chúng rằng, “Trump không chịu thừa nhận thất bại vì sợ bị đưa ra công lý” và “Trump có động cơ thầm kín”, vì vậy ông ta không đồng ý từ bỏ nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Mục đích của những ngôn luận này, không chỉ là để công kích việc Trump từ chối nhận thua là do có “động cơ thầm kín” mà còn để tạo ra một chiến trường mới và dẫn dắt dư luận; đồng thời, tiếp tục phỉ báng nhân cách của Trump, từ đó làm suy yếu tính hợp pháp và độ tin cậy các cáo buộc gian lận bầu cử từ phía Trump.
Bộ khúc thứ năm “R”: Nhiều lần tuyên bố, nhiều lần thấm nhuần, tuyên truyền
Bộ khúc thứ năm “R” là “Repeat, repeat, repeat” – lặp lại, lặp lại và lặp lại, tức là thông báo lặp đi lặp lại, tuyên truyền đi tuyên truyền lại. Nói một cách đơn giản, giới truyền thông sau khi hoàn thành tứ bộ khúc trước, tiếp tục nhắc lại những tuyên bố và chủ trương ban đầu của họ, đó là nhấn mạnh “Biden đã thắng cử”, “không có gian lận trong bầu cử”.
Chẳng hạn, hãng truyền thông cánh tả Anh The Guardian cũng đặc biệt “vượt biển” chúc mừng sinh nhật Biden, nói rằng Biden sẽ trở thành tân tổng thống già nhất trong lịch sử nước Mỹ; và tờ New York Times thậm chí còn “mở đường cho tương lai”, tuyên bố “sau khi Biden nhậm chức, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tốt hơn” v.v. Tất cả những ngôn luận công khai này đều đang gắng nói với thế giới rằng “Biden là người chiến thắng”, “Biden đắc cử là điều ‘chắc như đinh đóng cột’.”
Xem đến đây, bạn có thể thấy rằng, cuộc chiến dư luận của cánh tả có hai điểm quan trọng: Thứ nhất, cực đại hóa những luận điệu hoặc lời nói dối; Thứ hai, cố gắng loại bỏ mọi tiếng nói chống đối và loại bỏ mọi thế lực muốn vạch trần sự dối trá.
Cựu Bộ trưởng Ban Tuyên truyền Đức Quốc xã Joseph Goebbels từng nói: “Một lời nói dối sẽ không thể trở thành sự thật nếu nó được lặp đi lặp lại 1.000 lần, nhưng nếu một lời nói dối được lặp đi lặp lại 1.000 lần mà không bị người khác vạch trần, nhiều người sẽ coi đó là sự thật”.
Vì vậy, tôi tin rằng mọi người đều hiểu rằng dù là Cánh tả Mỹ, Đức Quốc xã, ĐCSTQ, Đảng Cộng sản Liên Xô, và các thể chế độc tài toàn trị khác, họ đều có chung một tư duy, đều dùng chiến tranh ngôn luận, tuyên truyền dối trá để lừa gạt dân chúng, đối đầu với kẻ thù, cướp đoạt chính quyền, từng bước hiện thực hóa chế độ chuyên chế toàn trị của họ.
Bây giờ, chúng ta cùng tóm lược lại lần nữa. Cuộc chiến dư luận đảo chính bầu cử của phe cánh tả có khoảng 5 bước, ghép các chữ lại ta được cụm “3DCR”:
Bộ khúc thứ nhất: “Declare the winner” – tuyên bố chiến thắng, giáng đòn phủ đầu, “nhanh chân” công bố Biden thắng cử trước, và giành vị trí thống trị trong trận địa dư luận.
Bộ khúc thứ hai: “Deny everything” – phủ nhận tất cả, phủ nhận đến cùng và từ chối thừa nhận mọi cáo buộc và nghi ngờ gian lận bầu cử từ ngoại giới.
Bộ khúc thứ ba: “Discredit others” – miệt thị người khác, hủy hoại uy tín của họ, bôi nhọ và vu khống tất cả những người tố giác hoặc đối thủ, làm giảm uy tín của họ.
Bộ khúc thứ tư: “Counter-allegation” – tung ra luận điệu phản bác, công kích đối thủ, phát động một cuộc công kích dư luận mới nhằm vào đối phương, đồng thời tạo ra một trận địa dư luận mới, từ đó đánh lạc hướng sự chú ý của ngoại giới, và làm cho đối phương kiệt sức.
Bộ khúc thứ năm: “Repeat, Repeat, repeat” – tuyên bố lặp đi lặp lại, tuyên truyền lặp đi lặp lại, nói đi nói lại cả ngàn lần, và nếu không bị vạch trần, sẽ càng nhiều người tin hơn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại các bạn lần sau.
Đại chiến tương chí
Chính tà khích đẩu chúng ma khởi
Hoang đường nguỵ quyệt phi thị hý
Tĩnh quan tuệ biện nghi bất hoặc
Chân tương tức hiển hám thiên địa
Đường Hạo. – Lương Phong
Theo epochtimes.com