NHÌN CÁI XƯA CŨ TỪ TÔN GIÁO (Nguyễn Gia Việt)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Image may contain: one or more people, people sitting and indoor

Thời nay quá hiện đại,đôi lúc muốn hình dung ra cái xưa cũ của nhơn loại bạn phải tìm sách đọc và nằm ..ngẫm ngợi,tưởng tượng ra hồi xửa hồi xưa

Nhưng nếu bạn muốn nhìn cái cũ cũng không khó,xin hãy vào các cơ sở thờ tự của các tôn giáo mà tham quan

1.Xin hãy đọc lại một đoạn lịch sử Công Giáo La Mã

La Mã vào những năm đầu công nguyên khi đó ảnh hưởng đã không còn hùng mạnh,bành trướng như xưa,văn hóa của họ đã gần như suy vi.Văn hóa Do Thái giáo từ Trung Đông lan qua .

Đạo Thiên Chúa cũng từ xứ đó lan qua La Mã mạnh mẽ

Trong hoàn cảnh lịch sử đã đưa tên một ông vua La Mã tên là Constantine lên sách sử

Vào tháng 2 năm 313, Constantine đến Milan gặp Lucinius và hai ông ban bố “Đạo luật Milan” chánh thức không cấm đạo,công nhận Ki Tô giáo.Một thời gian ngắn ngủi,giữa TK thứ 1,Ki Tô giáo được sanh ra thì vào TK thứ 4 Ki Tô giáo được La Mã công nhận

Đại đế Constantine hết sức ưu đãi Ki Tô giáo và ông đã góp sức vô cùng lớn tạo ra một hình thể tôn giáo lớn nhứt thế giới với tòa thánh đặt ở trung tâm thành La Mã

Roman Catholic là tôn giáo có 7 Bí tích, có Đức Mẹ Maria, có các linh mục nói tiếng La Tinh như gió

Các nghi thức,nghi lễ,áo choàng trong nhà thờ Roman Catholic đều có hơi hám văn hóa của La Mã

Tiếng La Tinh hồi xưa là ngôn ngữ chánh thức của Đế Quốc La Mã.Người La Mã mang ngôn ngữ này đi khắp Âu Châu qua những cuộc xâm lăng,cai trị.

Nhưng do nó quá phức tạp,thành ra La Tinh hiệp cùng bản sắc riêng của các dân tôc khác đã sanh ra tiếng của riêng họ , đó là tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha,tiếng Ý(ngày nay) và cả tiếng Anh,tiếng România

Tiếng La Tinh không còn thông dụng ở các quốc gia nữa,nhưng nó vẫn sống ,vẫn tồn tại bên trong giáo hội Công Giáo La Mã

Là vì từ thuở ban sơ tiếng La Tinh là ngôn ngữ mà Thiên Chúa giao tiếp với các vị Tổ Phụ trong Giáo Hội Công Giáo ,La Tinh là ngôn ngữ chánh thức của Giáo Hội,trong kinh sách

Thực tế trong nhà thờ của giáo hội La Mã những năm sau này có lẽ vì tiếng La Tinh qúa khó,giáo dân không nhiều người hiểu nó, nên công đồng Vatican II cho phép nhà thờ cử hành thánh lễ bằng tiếng địa phương thay tiếng Latin

Thánh lễ “tridentina” bằng tiếng Latin đã bị Đức Giáo Hoàng Paul VI bỏ từ năm 1969

Rất nhiều người đã phản đối.Thành ra ngày 14/9/2007 Đức Giáo Hoàng Benedict XVI ra văn bản phục hồi lại thánh lễ “tridentina”nếu giáo dân yêu cầu,còn không thì cứ xài tiếng Anh,tiếng Pháp,tiếng Bồ,tiếng Tây Ban Nha mà giảng

Với dân tộc Việt Nam. Người Ki Tô giáo giữ cái áo dài khi đi lễ ,những tà áo dài của các cô các bà đi lễ ngày mùng một Nguyên Đán nhìn quá ấm áp ngày đầu năm

2.Trong đạo Cao Đài

Cao Đài là tôn giáo của người Nam Kỳ tạo ra từ năm 1926 ở Sài Gòn Chợ Lớn

Tôn giáo này có rất nhiều nét văn hóa Nam Kỳ thời kỳ 1926 và nó giữ tới ngày nay

Thí dụ nhạc lễ trong Cao Đài

Nhạc lễ Nam Kỳ là loại nhạc chuyên phục vụ cho các dịp lễ hội “quan, hôn, tang, tế”

Trong những buổi cúng kiếng của Cao Đài ta sẽ thấy họ có một dàn nhạc lễ hòa theo câu kinh của dàn đồng nhi tụng ê a

Kinh Cao Đài thường ngắt nhịp 2 và theo hơi ai,hơi xuân trong nhạc lễ

Chúng ta biết Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ,Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư,Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang là ba người trong số những nhơn vật quan trọng góp phần tạo ra Cao Đài sanh thời là những ‘cao thủ’ trong làng nhạc lễ của Nam Kỳ lục tỉnh

Thành ra nhạc lễ Nam Kỳ vô thánh thất làm nhạc lễ Cao Đài

Một cái nữa,ngôn ngữ kinh kệ Cao Đài là ngôn ngữ Nam Kỳ rặc những năm 1930 ,từ rất cổ,rất Nam

Thí dụ bài “Niệm hương”đọc theo hơi nam ai:

“Ðạo gốc bởi lòng thành tín hiệp
Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra
Mùi hương lư ngọc bay xa
Kính thành cầu nguyện tiên gia chứng lòng 
Xin thần thánh ruổi dong cỡi hạc
Xuống phàm trần vội gác xe tiên
Ngày nay đệ tử khẩn nguyền
Chín từng Trời, Ðất thông truyền chứng tri
Lòng sở vọng gắng ghi đảo cáo
Nhờ Ơn Trên bổ báo phước lành”

Tín đồ ,chức sắc Cao Đài có bộ đạo phục thông dụng là áo dài trắng và khăn đóng.Nhiều vị có tuổi bắt đầu búi tóc củ tỏi

Tham dự một buổi lễ của Cao Đài với cờ phướng,trống chiêng,áo dài khăn đóng ta cứ nghĩ là trở về xã hội Nam Kỳ lục tỉnh hồi xa xưa nào đó

3.Trong PG Hòa Hảo

Cách đây bốn năm,tui có dịp ghé Tổ đình và Thánh địa Hòa Hảo .Tui thú vị khi thấy một tín đồ mặc nguyên bộ bà ba đen ,đầu búi củ tỏi ,đang trèo cao chùi cửa,miệng ngâm nga đọc thơ kiểu nói thơ Vân Tiên của người Lục Tỉnh xưa

Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ lập Phật Giáo Hòa Hảo vào ngày 18-5 năm Kỷ Mão (1939) trên nền tứ ân của Bửu Sơn Kỳ Hương

Đây có thể gọi là đạo Phật của của nông dân miệt Lục Tỉnh vùng Hậu Giang

Đức Huỳnh mần thơ rất nhiều,giọng thơ Nam Kỳ rặc,cực kỳ dễ nhớ ,nó sau này được gom vô một cuốn là” Sấm giảng thi văn giáo lý”

PG Hòa Hảo là đạo giản tiện,cực kỳ đơn giản nghi lễ.Bỡi vì Đức Huỳnh đã dạy như vậy từ đầu

“Văn minh sửa mặt sửa mày 
Áo quần láng mướt ngày rày ăn chơi
Dọn xem hình vóc lả lơi
Ra đường ăn nói những lời nguyệt hoa”

Trong”Lời khuyên bổn đạo” Đức Huỳnh đưa ra tám điều nên tránh ,văn ngôn Nam Kỳ rặc ròi

Thí dụ điều thứ 3 : “Ta chẳng nên ăn xài chưng dọn cho thái-quá và lợi-dụng tiền-tài mà đành quên nhơn-nghĩa và đạo-lý, đừng ích-kỷ và xu-phụng kẻ giàu sang, phụ người nghèo khó”

Nghi thức của PG Hòa Hảo rất đơn giản , lễ cúng tế Phật giáo Hòa Hảo cũng vậy,không nhạc không chiêng trống gì hết ,tín đồ cầm cây nhang xá-lạy và niệm trong miệng.Cái câu nghe được chỉ là “Nam Mô A Di Đà Phật”

Cái áo dài đen ,khăn đóng của PG Hòa Hảo cũng là cái hồn quê xưa của Nam Kỳ lục tỉnh vậy 

Nhìn cái xưa cũ từ tôn giáo Thời nay quá hiện đại,đôi lúc muốn hình dung ra cái xưa cũ của nhơn loại bạn phải tìm sách…

Posted by Nguyễn Gia Việt on Monday, April 2, 2018