Tình hình mặt trận Tây Nguyên bỗng trở nên sôi động.. nóng bỏng như hỏa diệm sơn, rực rỡ cháy đỏ như ánh lửa mặt trời! Khói lửa tựa như hồng thủy, sẵn sàng làm tràn ngập mọi cỏ cây, mọi sinh linh chìm đắm trong biển lửa ngun ngút của mùa Hè Tây Nguyên nung nấu xác người. Máu người chiến sĩ đã đổ thấm loang khiến cho màu đất đỏ càng trở nên đỏ sẫm, rực rỡ, tươi rói của giòng máu hào hùng, dũng kiệt… đem thân mình quyết bảo vệ quê hương. Về hướng Tây bắc Kontum, đỉnh cao căn cứ Charlie đã không còn nữa! Cao điểm đã bị Cộng quân tràn ngập sau khi Anh Năm Bảo đã ở lại, người anh cả của đơn vị TĐ11 Nhảy Dù, cùng các đồng đội đã chiến đấu anh dũng hy sinh.
Bom đã dội trên đầu lũ Cộng quân, cày nát không còn một hầm hố, giao thông hào, hay công sự nào còn nguyên vẹn! Thân xác người chiến binh VNCH một lần nữa trở nên tan nát tại Charlie. Xác Cộng quân lớp lớp gục ngã cho tham vọng xích hóa miền Nam đã bị xụp đổ phũ phàng!
Bây giờ trên đỉnh cao chỉ còn lại sự ngổn ngang, bừa bãi hay hoàn toàn bị cày nát, xác xơ…. Trên mặt đất với màu đỏ hói như vừa bị một sự tàn phá bởi một trận động đất gây ra… Ôi!!! Cao nguyên sao lắm đọa đày. Kiếp người lính lao đao trong vòng lửa đạn đem thân mình gìn giữ từng tấc đất quê hương.
Liên Đoàn 6 BĐQ đã có mặt tại đây trong dũng cảm chiến đấu, vượt gian lao thử thách trong ý niệm: “Biệt Động Quân vì Dân quyết chiến”.
Một lần nữa, lòng tôi chùng xuống dơ tay chào các anh ngàn năm vĩnh viễn ở lại Charlie, Trung Tá Nguyễn đình Bảo và các chiến sĩ thuộc TĐ11ND đã anh dũng đền nợ nước “Tổ quốc ghi công”.
* Tiểu-Đoàn 9 Nhảy Dù do Trung Tá Trần Hữu Phú, là Tiểu Đoàn Trưởng, đã điều động những cánh quân tiến chiếm những cao điểm trọng yếu từ hướng Đông và Tây Bắc sát nách Dakto.
* Các cánh quân của Sư đoàn 22 BB đã rút về gần để bảo vệ, phòng thủ Bộ Tư lệnh Tiền Phương Sư Đoàn.
Lực lượng Pháo Binh Dù đã dàn trải trên các đỉnh Yankee, Võ Định, hay Non Nước… để bắn yểm trợ cho toàn vùng Tân Cảnh.
* Một Pháo Đội Pháo Binh Dù được biệt phái phối hợp với cánh quân nhẹ Tiểu Đoàn 51BĐQ, do Đại Úy Nguyễn Duy Côn, đảm nhiệm chức vụ XLTV TĐP TĐ51 BĐQ. Tiểu đoàn gồm có 2 Đai Đội 1, và 3 BĐQ sẵn sàng tác chiến trong mọi tình huống. Ngoài ra, tiểu đoàn còn được tăng cường 5 chiếc chiến xa hạng nặng M.48, có đại bác 175 ly nòng dài, đại bác 90ly và đại liên 50 ly… Nhiệm vụ là để bảo vệ, và phòng thủ căn cứ chiến lược Lam Sơn Tân Cảnh.
* Cánh nặng TĐ51 Biệt Động Quân, do Đại Úy Đinh Trọng Cường, Quyền TĐT/TĐ51 BĐQ, thay thế Thiếu Tá Hoàng Vĩnh Thái, thuyên chuyên khỏi đơn vị, giữa lúc đơn vị đang giao tranh khốc liệt, đẫm máu ngày đêm tại hướng cực Bắc thị trấn Kontum.
* Lực lượng Cộng Quân gồm có: Sư Đoàn 320, Sư Đoàn 304, Sư Đoàn 968, và Sư đoàn F.10, các Đơn vị chủ lực miền, Trung Đoàn Đặc công, Trung đoàn pháo binh, Trung Đoàn Thiêt giáp, cùng 1 Trung đoàn phòng không. Các đơn vị pháo 122 ly,130 ly.. vô cùng hùng hậu, đông đảo được trang bị với khối lượng lớn, tối tân… Chúng còn những đơn vị xử dụng hỏa tiễn tầm nhiệt như: SA7, AT3 Sagger.. dùng để tiêu diệt chiến xa. Lực lượng Cộng quân đã sẵn sàng, chúng có thể tung hỏa lực ra bất cứ lúc nào để tiến chiếm Cao Nguyên.
Bắt đầu từ sáng sớm khoảng 6:00 giờ ngày 18/4/72, Cộng quân khởi động cuộc chiến. Chúng pháo kích vào các căn cứ chiến thuật hỏa lực của ta như: Lam sơn do TĐ51 BĐQ trấn giữ, căn cứ Tân Cảnh dữ dội. Chúng cũng còn mở những trận đánh thăm dò vào những cánh quân của Trung Đoàn 40, Trung Đoàn 41, và 42 thuộc Sư đoàn 22 BB, Lữ Đoàn 2 ND. Cũng trong đêm trước khoảng 4 giờ sáng, chúng đã pháo kích và mở 1 đợt xung phong vào TĐ 51 BĐQ thật dữ dội, nhưng đã bị đẩy lui.
* Ngày 22/4/72 vào lúc 8:00 giờ, từ Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 22 BB Qui Nhơn, 1 chiếc trực thăng chở cố vấn hành quân là: Đại Tá Kaplan, Trung Tá Crunk, Đại Tá Tôn Thất Hùng, Đại Úy Châu, và Trung Úy Minh thuộc phòng 3 Sư Đoàn 22 BB đi Tân Cảnh. Nơi đây địch vẫn còn đang pháo kích… khiến chiếc trực thăng phải bay lượn kiểu bươm bướm ở độ cao 700 mét đang bay đứng (hovering), bất chợt nhào xuống bãi đáp ngay sân cờ căn cứ Tân Cảnh. Mọi người nhảy xuống thật lẹ làng… Chiếc trực thăng cất cánh ngay để tránh đạn pháo kích.
Đại Tá Tôn Thất Hùng, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II Việt Nam Cộng Hòa.
Hình chụp lúc ông còn mang lon Thiếu Tá
Đại Tá Hùng đến hầm thuyết trình, gặp ngay Đại Tá Lê Đức Đạt, nguyên Tư Lệnh SĐ22 BB. Trong buổi thuyết trình này còn có các Cố Vấn Trưởng SĐ22 BB là Đại Tá Kaplan và các sĩ quan Tham mưu thuộc phòng Tham mưu Sư Đoàn tham dự.
* Cũng trong chiều ngày 22/4/72, cuộc chiến bắt đầu với giao tranh dữ dội của các cánh quân VNCH với lực lượng Cộng quân. Cánh nhẹ TĐ51 BĐQ cũng không ngoài số phận. Ngày 22/4/72, giăc cộng đã pháo hàng nhiều ngàn quả đạn vào vị trí của quân đội VNCH bằng đủ loại vũ khí như 122 ly, 130 ly, 107 ly…
20:00 giờ, tiếng xích sắt và gầm rú của động cơ chiến xa Bắc quân ở hướng Tây Bắc Dakto.
22:00 giờ, Phi cơ C130 “Hỏa long” bay trên đầu dùng hồng ngoại tuyến quan sát cho hay có 10 chiến xa địch đã bị đạn pháo binh bắn trực xạ đang bốc cháy trên Quốc Lộ 14. Ngoài ra 2 chiếc khác vừa bị cháy do phi cơ oanh kích.
* Ngày 23/4/72, chiến sự giao tranh ngày càng thêm ác liệt. Nguy kịch nhất là vị trí Bộ chỉ huy Tiền phương của SĐ22 BB. Cộng quân đã làm mưa pháo 130 ly, 122 ly. Chúng cũng cho xử dụng hỏa tiễn tầm nhiệt AT 3 Sagger, SA 2, khiến cho chiến xa của ta bị bắn cháy. Hiện chỉ còn có 8 chiếc hiện bảo vệ BCH /TP/TL/SĐ22 BB mà thôi.
Khoảng 10:00 giờ tối ngày 23/4/72, chiến xa của lũ Bắc Quân đã tiến được về phia BTL /Tiền phương SĐ22 BB. Chiến sự đã bước vào giai đoan giao tranh khốc liệt nhất. Đặc công Viêt cộng cũng đa lọt vào được 1 lô cốt của SĐ22 BB. Thêm 1 thiết giáp của ta bị bắn nổ tung bởi đạn hỏa tiễn tầm nhiệt SA7, hay AT3 Sagger. Trong khi ta tiêu diệt chiến xa địch chỉ có ống phóng tay M79, SKZ 57 ly mà thôi!
Một trái đạn lọt vào nổ tung ngay gần chỗ Đại Tá Lê Đức Đạt, khiến 1 sĩ quan P3 bị tử thương, một số Việt Mỹ khác bị thương, 1 Sĩ quan BĐQ liên lạc tiếp vận bị bất tỉnh. Liên lạc Việt Mỹ trở nên bất ổn. Cố vấn Kaplan và Đại Tá Đạt không còn được thân thiện, và tương đắc như trước nữa! Không biết 2 người đã nói gì với nhau mà nét mặt Đại Tá Đạt trở nên màu đỏ và kém vui! Cố vấn Kaplan vẻ mặt đăm chiêu đi lui đi tới khó chịu…
Không liên lạc được với Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù, Viên Tư Lệnh SĐ22 BB thở dài lo lắng.. Ông dùng siêu tần số liên lạc với Tướng Ngô Dzu. Một lúc sau Đại Tá Đạt nói với BTM/Sư Đoàn.
– OK! Kể từ ngày mai, Quân đoàn đã cho mình rút lui chiến thuật về Kontum.
Các Chiến sĩ VNCH đã chịu đựng hơn 80 ngày bị Cộng quân vây hãm đang trải dài trùng điệp!!! Sư đoàn không được tăng viện, xin đánh bom B52 trải thảm thì bị viên cố vấn Quân Đoàn là John Paul Van nghi kỵ và từ chối. Tình thế không lối thoát. Mọi biện pháp đã trở nên muộn màng!!!
Nhiều tăng T54 và PT76 của địch quân đã xuất hiện ngay cổng trại, và hướng Bắc Tân Cảnh! Chúng đã bắn phá hàng rào kẽm gai phòng thủ, khiến dây kẽm gai thu cuộn lại từng cuộn lớn. Đạn ống phóng M72 nổ lớn vang dội, bắn trả khắp nơi có T54 xuất hiện.
– Cố vấn Kaplan đâu?
Đai Tá Đạt hỏi.
– Họ đã rút rồi!
– Khi nào?
– Cách đây độ 10 phút.
Nhìn thấy rõ sự vô vọng, Kaplan, Cố vấn Sư Đoàn, đã liên lạc với John Paul Van, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn, dùng trực thăng loại nhỏ gọn, mới nhất, bay nhanh nhất đến đón toàn bộ Cố Vấn Mỹ vào khoảng lúc 4:00 giờ sáng, ngày 24 tháng 4 năm 1972.
Trung Đoàn 47 BB báo cáo bị địch quân pháo kích tràn ngập hàng nhiều giờ, tấn công dữ dội với chiến thuật biển người, tuy đẵ bị đẩy lui nhưng không biết có thể cầm cự được bao lâu nữa!
Đại Tá Hùng nói:
– Phải chăng đã đến giờ hấp hối của chúng ta?
Đại Tá Đạt nói:
– Không, phải rút hết ra ngoài để mà thoát thân.
Sau mấy phút đắn đo, Đại Tá Đạt nói trong âu lo:
– Ok!!! Mở đường máu thoát thân.
Lúc này chừng khoảng 15:00 giờ cùng ngày 24/4/72.
– Xung phong, xung phong, xung phong. Đại liên M60, M79, và súng cá nhân bắn xối xả mở đường máu và thoát ra ngoài được một số. Đại Tá Hùng chạy theo đường mương cạnh Tỉnh lộ 512 đường lên sân bay.
Ầm ầm!!! Ầm ầm!!! Ầm ầm!!!. Có tiếng pháo nổ vào vị trí quân ta vừa rút ra. Tiếng M16, M60, và M79 hoà lẫn với tiếng AK47, thượng liên 12 ly 7 và súng cối 82 ly của địch quân. Giao tranh đã xảy ra khốc liệt. Máu đã đổ. Thân người lính đã ngã xuống. Xác Cộng quân cũng bị đốn ngã từng loạt, từng loạt… cho tham vọng điên cuồng phản dân hại nước.
Đại Tá Hùng, Trưởng phòng 3 BTL/ SĐ22/BB, bị thương nhẹ nơi cùi chõ, cánh tay trái máu tuôn ướt đẫm áo do miểng đạn pháo kich giặc gây ra. Đại Tá Đạt hỏi thăm Đại Tá Hùng:
– Có sao không? Đợi cho bớt pháo đã rồi hãy “dọt”.
– Thôi! Tôi “dọt” trước!
ĐạiTá Hùng vừa trả lời vừa chạy theo đám lính chạy về phía phi trường. Ông Tư Lệnh cũng nói với đám đệ tử:
– Tiến, Thọ, thôi mình cũng đi!
Trung sĩ Tiến nặng nề tay bồng súng đi về phía trước, Đại Tá Đạt đi giữa. Trung sĩ Thọ đi theo sau. Kể từ lúc ấy không ai còn có cơ hội gặp Đại Tá Đạt một lần nào nữa!!!
Tiếng đạn réo, và pháo 130 ly, 122 ly của địch nổ vang. Đại Tá Hùng vội vã phóng vào cái lùm cây, may có cái hố thiên nhiên do nước mưa chảy xoáy mòn lũng thấp che chở những mảnh đạn pháo kích văng lên. Tiếng súng vẫn nổ vang rền! Khi ấy trời mưa… mưa to, mưa to quá! Tôi liếc mắt qua đồng hồ lúc ấy là 19:00 giờ.
Đại Tá Hùng một mình một ngựa lạc lõng giữa rừng sâu, may mắn gặp được 1 gia đình người Thượng đang trên đường tìm về Kontum cho tháp tùng. Về đến cực Bắc Kontum, vướng vào mìn bẫy, Đại Tá Hùng lại thêm 1 lần nữa bị thương. Sau cùng, họ đã về tới Kontum trong trại tỵ nạn Cộng sản. Đại Tá Hùng đã có dịp trả ơn gia đình người Thượng.
Bây giờ tại Tân Cảnh chỉ còn lực lượng duy nhất còn lại là cánh quân nhẹ TĐ51 BĐQ, gồm có Đại Đội 1, và Đại Đội 3, Trung Đội Thám kích và Truyền Tin. Pháo Đội Pháo Binh Dù, và 5 chiếc chiến xa loại hạng nặng M48 tai căn cứ Lam sơn vẫn được tăng cường, cũng đang ngày đêm vất vả gian lao, chiến đấu với Cộng quân. Chúng pháo kích hàng giờ, hàng ngày, hàng ngàn quả đạn vào căn cứ, chúng thay phiên nhau quần thảo với quân ta rất ác liệt.
Nhờ vị trí phòng thủ rất vững chãi, hầm hố, giao thông hào chắc chắn và sự dũng cảm chiếnđấu rất kiên cường nên Cộng quân vẫn chưa thể làm gì được cả, mặc dù chúng đã pháo kích như mưa đủ các loại đạn dược trước khi xua quân tấn công với chiến thuật biển người. Tiếng kèn thúc quân nổi lên lanh lảnh và tiếp theo là tiếng hò la:
– Xung phong!!! Xung phong!! Xung phong!!! Hàng sống, chống chết! Hàng sống, chống chết!!!
Từng đoàn người bị xua lên và bị bắn ngã rạp chết gục bởi 5 chiếc chiến xa với hỏa lực quá hùng hậu có đại liên 50 ly, không giật 175 ly, đại bác 90 ly…
Sau những thiệt hại lớn lao, cộng quân huy động lực lượng hỏa tiễn tầm nhiệt như SA7, AT3 Sagger… Chúng đã bắn cháy được 5 chiến xa, 5 pháo đài di động M48 đã từng làm cho địch quân điêu đứng với tổn thất nặng nề đáng kể. Bây giờ lực lượng cộng quân tùng thiết, với chiến xa T54, vừa di chuyển tiến chiếm, vừa bắn phá dữ dội vào căn cứ hỏa lực Lam Sơn. Pháo Binh Dù được lệnh trực xạ bằng mọi khả năng có thể được, chống trả mãnh liệt… Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó khiến cho 6 chiến xa T54 của Cộng quân bị bắn cháy, cán phải mìn, hoặc bị đứt xích nằm phía ngoài hàng rào phòng thủ bất động. Có lẽ chúng đã bị hư hỏng hoàn toàn. Do bị thiệt hại khá nặng nề, Cộng quân phải khựng lại mà chưa thể tràn ngập được. Cánh quân nhẹ TĐ51 BĐQ với tuyến phòng thủ hầm hố kiên cố, và lòng quả cảm của các chiến sĩ phòng thủ tại đây, nhất là các tay pháo thủ, đã trực xạ thật hữu hiệu đẩy lui những chiếc chiến xa vô cùng lợi hại.
Người lính chiến TĐ51 BĐQ, và các pháo thủ Nhảy Dù phải chịu đựng từng ngày, từng đêm, mắt quầng thâm trũng sâu, thấm mệt, nhưng vẫn còn phải chịu đựng để tranh giành sự sống còn.
Giọng nói sang sảng từng đêm vang lên qua tần số PRC25 của Đại úy Nguyễn Duy Côn để xin Phi Pháo yểm trợ, để cho tọa độ Pháo Binh, để điều chỉnh hướng cho “Hoả Long” rót lửa trên đầu giặc. Ông làm việc ngày đêm mà tiếng nói vẫn minh mẫn chưa hề thấy mệt mỏi!
Màn đêm buông xuống. Những trái hỏa châu soi sáng rực một góc trời. Tiếng đại bác vội vã trực xạ ngày đêm mỗi khi giặc tấn công biển người, và có chiến xa tùng thiết. Tiếng Đại liên M60, Súng cối 60 ly, 81 ly, skz 57 ly, đại bác 90 ly, súng cá nhân ì ầm từng đêm vang dội cả góc trời!
Những con chim sắt khỏng lồ C130 “Hỏa Long” tuôn những luồng đạn lửa đến kinh hồn trên đầu giặc. Lực lượng phòng không địch đã bị thiệt hại nặng bởi những chiếc phản lực cơ oanh kích, phá hủy những súng phòng không quá chính xác. Từng ngày tử thủ trôi qua… Lương thực đã hiếm cạn, đạn dược đã cùng lúc sắp chẳng còn. Tình thế rất khó khăn nên ta không thể tiếp tế, yểm trợ đạn dược, thuốc men. Thương binh nằm la liệt. Các tử sĩ chỉ được chôn vùi gấp rút trong căn cứ. Sớm muộn gì thì căn cứ cũng sẽ bị giặc tràn ngập.
Đếm từng ngày, từng đêm, từng giờ… đêm nay là đêm thứ bảy. Pháo đội Pháo Binh Dù đã được Đại úy Côn ra lệnh:
– Hãy cố tác xạ đến giờ “N” rồi hãy cho phá hủy vũ khí. Antena 292 trên nóc hầm vẫn để nguyên vẹn không tháo gỡ. Lệnh “Zulu” đã được chỉ thị.
– Lệnh cho Đại đội 1, và Đại đội 3 gọn gàng nai nịt sẵn sàng khi được lệnh khai hỏa mở đường máu. Đại đội 1 đi trước, kế đến bộ chỉ huy và anh em thương binh, Quân Y, Pháo Binh, Trinh Sát, Truyền Tin và sau chót là Đại đội 3 bảo vệ mặt sau lo đoạn hậu. Tuyệt đối giữ im lặng không được xôn xao.
21 giờ 15 phút, Pháo đài bay B52 trải 1 loạt bom quá gần vị trí toán quân nằm xa nhất phía Đông Bắc phòng tuyến. Cộng quân hỗn loạn, đạp lên nhau bỏ chạy, xác chết nằm ngổn ngang dưới ánh hỏa châu. Tiểu đoàn 51 BĐQ thiệt hại mất 1 trung đội trên 40 người vì bom nổ quá gần.
Loạt bom cuối cùng được thông báo chấm dứt trên tần số chỉ huy. Tiểu đoàn 51 BĐQ còn lại khai hỏa mở đường máu thoát ra bìa rừng hướng bom càn quét dọn đường, rồi tiếp tục hướng Tây Nam về Kontum.12 cây số đường chim bay địa thế hiểm trở, khó khăn… Địch quân vây bủa, phục kích khắp nơi.
Sau một ngày một đêm, cánh quân đầu của Đại đội 1 báo cáo:
– Đã đi lọt vào vị trí cộng quân. Hầm hố, dây điện thoại giăng mắc đó đây. Nhưng bọn chúng dường như vừa di chuyển khỏi nơi đây không lâu vì bếp chưa tắt hẳn khói. Có được cắt phá bỏ dây điện thoại không?
Đại úy Côn ra lệnh:
– Tuyệt đối tránh bị phát giác, giao tranh. Rút ra khỏi nhanh, rồi tìm hướng khác di chuyển lập tức.
Lúc 14:00 giờ ngày thứ tư, Toán tiền quân Đại đội 1 phát giác, và nổ súng tiêu diệt được 5 cộng quân trong 1 cái lán ở hậu cần giăng 5 cái võng đang ngủ. Đại úy Côn ra lệnh lập tức đổi hướng di chuyển không để cho chúng truy kích. Đoàn quân đi đường rừng gian nan, trèo non, lội suối. Tránh xa các làng người Thượng bị tình nghi bị Cộng quân chiếm đóng, đói khát đến lịm người. Lương thực chỉ có lá cây rừng như lá bứa, lá khoai mọi, lá tàu bay, rau dệu, càng cua… bên bờ suối. Có khi ngày phải nghỉ đêm đi để tránh bị phát giác vì địch quá đông.
Ngày thứ 10 lúc 17:30 giờ, cánh quân nhẹ TĐ51 BĐQ và anh em Pháo đội Pháo Binh Dù đã bắt được liên lạc với 1 Trung đội của cánh quân nặng TĐ 51 BĐQ phía cực Bắc tuyến phòng thủ Kontum.
4 ngày sau đó lại có 1 chiến binh thuộc SĐ22 BB cuối cùng từ Tân Cảnh trở về. Sau nhiều ngày đêm lặn suối trèo non, đói khát, gian nan, hiểm nghèo, người lính này đã về đến cực Bắc Kontum, nhưng đã chết vì dẫm phải mìn.
Việc tạm rút về Kontum chỉ vì nhu cầu cấp bách, nhất thiết… mà phải làm! Người chiến sĩ VNCH đã chỉnh đốn và được bổ xung quân số, tái trang bị và 1 kế hoạch tái chiếm lại Tân Cảnh lại ngay mùa Hè năm đó, để rửa mặt cho cái ngày giặc với quân số quá đông, lợi thế… Những Chiến sĩ VNCH đã tạo nên chiến sử vẻ vang Kontum kiêu hùng, tái chiếm Tân Cảnh của mùa Hè năm 1972.
Mũ Nâu Nguyễn Văn Thịnh