(Bức tranh là 1 góc quê hương Lệ Hằng vẽ)
MỘT TIẾNG VỌNG TRI ÂM TỪ “DI SẢN”
Cảm ơn chị, nhà thơ de Prelle Quỳnh Iris, một tiếng nói của người Việt từ vương quốc Bỉ xa xôi.
Cảm ơn chị vì sự đồng cảm và trân trọng mà chị đặc biệt dành cho bài thơ Di Sản của Lệ Hằng. Cảm ơn những lời động viên và chia sẻ chân thành nhất của chị về thơ, về căn cước của mỗi người, về ý thức về văn hoá – di sản của mỗi cuộc đời, mỗi thế hệ. Không phải chỉ trong bài viết hôm nay mà trong tất cả những chia sẻ miệt mài của chị lâu nay.
Trong những điều chị nói có rất nhiều điều đã là câu hỏi, là trăn trở của LH (Lệ Hằng) trong hai năm qua mà mãi đến khi viết Di Sản, LH mới dần tìm ra câu trả lời. Di Sản là bài thơ mới nhất của LH và nó được viết trong thời gian LH tham gia một Hội nghị chuyên đề trực tuyến 10 tuần về Thơ hiện đại và đương đại Mỹ do Kelly Writers House tổ chức. Trải qua rất nhiều suy tư, rất nhiều bỡ ngỡ và cả ngộ nhận nữa thì cuối cùng tự mình đã tìm ra cho mình một câu trả lời, một thái độ, một tương lai mà mình sẽ dành cho thơ trong cuộc đời riêng của mình.
“Thi ca cho chúng ta sức mạnh để tìm về chính mình, căn cước của mình trong những trang viết chân thật…” LH đã nhớ ngay câu này khi chỉ mới đọc qua một lần.
LH đã từng tự vấn mình về phạm vi hư cấu của mình trong sáng tác. Trong văn xuôi, rất rõ ràng, mình hư cấu trong truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch… và không hư cấu trong các thể luận như bút ký, tuỳ bút, tản văn… Ở bất cứ thể loại nào chúng ta cũng phải sáng tạo bởi sáng tạo không phải là cứ viết ra đó một thứ gì không có thật trong cuộc đời này, sáng tạo trước hết nằm ở góc nhìn, ở sự lựa chọn, chắt lọc, kết nối giữa thế giới ngồn ngộn dữ liệu này. Câu trả lời và thái độ dành cho văn xuôi đã rõ ràng, vậy còn thơ thì sao? Mình có nên hư cấu thơ? Cho nó thành một chuyến phiêu lưu hay là một ảo ảnh để suốt đời đuổi bắt? Có thể không, khi cuộc đời mình diễn ra thế này, nhưng mình viết theo thế kia? Cả tư tưởng, cả cảm xúc, cả nỗi đau nữa cũng là vay mượn?…
Cũng mất gần hai năm LH mới tự thấy mình bắt đầu sẵn sàng cho một câu trả lời và một thái độ với thơ. Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch… là thế giới không có thật mình xây bằng tưởng tượng dù cho có khi “trông” nó thật cứ như cuộc đời; còn thơ, thơ là thế giới nguyên thuỷ và chân thành của trái tim, là nước cất của trí tuệ. Khi đôi tai này khao khát được nghe tiếng nói của chính mình nhiều nhất, mình sẽ quay về tìm thơ, trú ngụ trong thơ, sẽ giữ một mảnh vườn, một khoảng trời, một thư mục nơi trái tim nói lời hồn nhiên nhất của nó. LH tin rằng một người không thể phát triển để đạt đến hạnh phúc nếu bật ra khỏi gốc rễ của mình. Và như thế, khi trái tim hồn nhiên chân thành tự khắc nó sẽ nói lên căn cước của chính nó như những gì nhà thơ Quỳnh Iris de Prelle chia sẻ.
Chiều nay, khi đọc bài của chị, bên tai LH văng vẳng thêm một câu nói nữa, câu nói kết thúc cuốn sách “Hương sắc trong vườn văn” của cụ Nguyễn Hiến Lê. “Hãy hỏi trái tim bạn, tình yêu nằm ở đó, cái đẹp cũng nằm ở đó.”
[Nguyên văn bài viết từ Facebook nhà thơ Quỳnh Iris de Prelle]
Lời ru của ba hay ký ức tìm lại được chính mình
Có mấy ai kể về lời ru của ba như Lệ Hằng, lời ru từ những lời đồng dao cũ, từ câu nói thân thương, ngủ đi con, ngủ đi con.
Chiếc nôi nhỏ chật chội nhưng chở đến những giấc mơ, cánh diều bay xa trong hình dáng của bó lúa, trong tình yêu chân thật lam lũ chiều. Cha dặn con như những lời nhắn cuộc đời, đừng lặp lại những gì cha nói hôm nay, ngày hôm qua…
Con đừng khóc, đừng khóc
bởi
những người phụ nữ đội nón lá đi dọc dải đất này đã khóc
nhiều lần trong mộng mị
những người đàn ông đội nón lá đi dọc dải đất này đã khóc
nhiều lần trong cuộc cờ
nhưng không ai muốn một đứa trẻ phải khóc vì thiếu sữa
ba không muốn con khóc vì nghèo đói ước mơ
Tôi đọc thơ của Lệ Hằng từ những ngày đầu Hằng xuất hiện, nhiều ý tưởng về con người và nhân loại, đôi lúc quá xa với thực tại của cô ấy, bởi cô ấy tự do nhìn về phía chân trời khác, nhiều ánh sáng và khát vọng. Nhưng đến bài thơ này, tôi mới thấy Lệ Hằng show ra được ID của chính mình, ký ức của chính mình, ký ức chân thật và rõ nét. Còn ký ức là còn căn cước, còn gốc gác và cội nguồn. Chúng ta hay nói về bản sắc, về sự đậm đà của bản sắc nhưng ít nhắc nhở đến ký ức, thậm chí tô vẽ ký ức để vượt cạn và ru ngủ, để giả vờ chữa lành. Để có bản sắc riêng hay căn cước của một nền văn hoá thì cần có những ký ức cá nhân, ký ức tập thể và cộng đồng. Khi ký ức ấy dầy lên như lịch sử mỗi con người có thật, vẹn nguyên thì bản sắc văn hoá ấy đậm màu trong chính cộng đồng của mình, rộng lớn hơn là chính dân tộc hay đất nước tổ quốc.
Thơ ca cho chúng ta sức mạnh ấy, sức mạnh tìm về chính mình, căn cước của mình trong những trang viết chân thật bằng ký ức hay đi tìm những ID đang dần mất đi, hoặc đang bị thay đổi. Mỗi một căn cước của một bài thơ cũng là một sự thay đổi, một sự mới. Sự mới ấy là một hành trình, hành trình của nội tâm, của sự đấu tranh trong im lặng để tìm đến sự trưởng thành, để tìm ra chính vị trí của mình với bản thân mình.
DI SẢNLệ Hằng*Chiều chiều con quạ lợp nhàCon cu chẻ lạt con gà đưa tranh*
Chiếc nôi chòng chànhmẹ còn đang ở chợ xaba đưa tôi ngủnhững ô cửa của bầu trời nhấp nhôbụng chiều lưng lửnggiữa các vạt nôi tôi thao thức“Ngủ đi con”, ba nóingủ đi con, chiếc nôi chật chộinhưng giấc mơ thì lớn hơn nhiềucon hãy làm một hạt lúa bay lêntrên cánh đồng chắc mẩymây đậu xuống cánh diềuba đã cột tiếng cười contròn vo hình bó lúacon không cần phải yêu cánh đồngbằng tình yêu lam lũcon không cần phải hát về cánh đồngtrong nỗi nhớ à ơiđừng viết lại câu thơ ngày hôm nay ba nóirạ rơm nhói lòngba đã bòn đến mòn vẹt chân thóckhông, con không được khócnhững người phụ nữ đội nón lá đi dọc dải dất này đã khócnhiều lần trong mộng mịnhững người đàn ông đội nón lá đi dọc dải đất này đã khócnhiều lần trong cuộc cờnhưng không ai muốn một đứa trẻ phải khóc vì thiếu sữaba không muốn con khóc vì nghèo đói ước mơhãy đứng lênlưng ba nắng xói chảy dàivai ba rắn rỏitay ba ngón ngón rễ câyhãy bước điđừng tìm ba giữa cánh đồng khi nắng mai lênnhững gì con nhìn thấy chỉ là ảo ảnhba không là chiếc bóng đổ xuống bên conba là cánh đồngdi sản dưới chân con.Giữa các vạt nôi những ô cửa của tôi đóng lạitrên đường chỉ nối dài đôi mắtđột sáng một vầng dương.Lệ Hằng
——–*Bức tranh là 1 góc quê hương LH vẽ.