LỜI CẢM ƠN MUỘN MÀNG (Cao Xuân Thanh Ngọc)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Tôi và ba mẹ có cơ hội gặp ông Đại tá Thuỷ Quân Lục Chiến Steve Lowery lần đầu tiên tại tuần lễ “Kỷ Niệm 50 năm chiến tranh Việt Nam” tại Honolulu, Hawaii vào tháng 5, 2017 vừa qua. Ông là một cựu chiến binh Mỹ, đã từng tham chiến tại Việt Nam trong suốt 2 năm liền, từ Đà Nẵng, cho đến Phú Bài, Đông Hà, rồi Khe Sanh. Ông kể lại, “khi tôi đặt chân đến Đà Nẵng, tôi thừa biết là cộng sản Bắc Việt đã thất hứa, làm trái ngược lại Hiệp Định Geneve đã được ký vào ngày 20 tháng 7, năm 1954. Cộng sản Bắc Việt đã ngang nhiên không tôn trọng những quyết định và cam kết đã được nêu ra, cho nên ước nguyện duy nhất của tôi là tự mình lái xe chạy dọc theo quốc lộ 1, ra tới Ba Đình, Hà Nội rồi cắm lá cờ VNCH xuống!” Cũng vì ước nguyện đó mà ông phải xin thêm ở lại 6 tháng, rồi 6 tháng nữa… để rồi kéo dài cho đến 2 năm, trong khi ông có thể hoàn thành nhiệm vụ của ông trong vòng 6 tháng. Càng về sau, ông hiểu được đây là một việc bất khả thi, cấp trên không cho ông làm việc này, ông đã thất vọng và quyết định không kéo dài thêm thời gian ông ở lại Việt Nam nữa! Trước khi ông về lại Mỹ, ông đã tuyên bố với cấp trên: “tôi luôn mong rằng tôi sẽ thực hiện được ước nguyện của tôi, cho dù tôi phải chết để thực hiện được chuyện này! Tôi luôn sẵn sàng trở lại Việt Nam khi các ông chấp nhận!” Ánh mắt ông thoáng lên một nỗi buồn man mác… “và tôi đã chờ đợi ngày đó cả mấy chục năm nay!”

Trước khi cuộc diễn hành bắt đầu, chúng tôi có dịp chứng kiến được một buổi lễ tri ân thật là trang nghiêm và xúc động. Ba tôi, cựu Trung Tá Cao Xuân Lê, đã đại diện cho quân dân cán chính VNCH phát biểu cảm tưởng của ông và bày tỏ lòng tri ân của ông cũng như của tất cả công dân miền Nam Việt Nam, đối với những cựu chiến binh Mỹ, họ đã sát cánh bên ông và đồng đội của ông trong công cuộc đấu tranh gìn giữ miền nam VN bị rơi vào tay cộng sản Bắc Việt…

“Kính thưa Quý vị Trưởng thượng
Kính thưa Quý vị Quan khách,
Kính thưa Ban Tổ chức 50 Năm Chiến tranh VN,
Kính thưa các Bạn Cựu Chiến Binh Đồng Minh và Hoa Kỳ

Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn Ban Tổ chức đã cho tôi, một người Lính Già VNCH, hiện diện trước mặt mọi người hôm nay để trình bày một vài cảm nghĩ của mình nhân ngày trọng đại này! Xin kính gởi lời chào chân thành của chúng tôi và lòng biết ơn sâu xa nhất đến các bạn và gia đình. Tất cả đã có một thời sát cánh bên nhau trên chiến tuyến bảo vệ tự đo trong suốt chiều dài của cuộc chiến VN.

Xin quý vị cùng chúng tôi dành một phút để tưởng niệm các đồng đội của chúng ta đã hy sinh trên chiến trường VN. Thưa quý vị, lịch sử đã sang trang, nhưng âm vang của cuộc chiến vẫn còn; hôm nay công đạo ngày càng sáng tỏ, 58,000 quân nhân Hoa Kỳ trên bức tường đen lịch sử tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đã được phục hồi danh dự, tinh thần chiến đấu anh dũng của các đơn vị bạn đồng minh đã được ca ngợi, được vinh danh cùng các bạn VN. Tất cả đã hoàn thành xuất sắc tinh thần vì Tổ Quốc – Danh Dự -Trách Nhiệm. Danh dự của một quân nhân hào hùng. Ngày nay họ đã già nhưng họ không bao giờ chết như lời của Tướng Quân Douglas Mac Arthur: “Old Soldier never dies”. Khi người lính đã già, hình ảnh của họ chỉ mờ đi chứ không bao giờ chết. Ngày nay, các cựu chiến binh Mỹ chiến đấu tại VN đã được công nhận qua dự luật S 305 của hai Thượng Nghị si Donnely va Tomey. Tổng Thống Trump đã ký dư luật trên thành Luật có hiệu lực từ đêm 28/3 và bắt đầu từ ngày 29/3hằng năm sẽ là ngày tôn vinh các cựu chiến binh Hoa Kỳ từng chiến đấu tại VN. Hơn 58,000 người đã hy sinh các trên 300,000 người bị thương. Sự hy sinh cao cả này, những cống hiến to lớn này đã cho chúng ta thấy được thế nào là lòng yêu nước và phụng sự tổ quốc của họ! Họ xứng đáng được tôn vinh.

Kính thưa quý vị, 
Sau 30 tháng tư năm 1975, tiếng súng đã ngưng bắn, toàn thể Quân Dân Cán chính VNCH đã bị đổi đời, từ dân chủ tự do qua độc tài cộng sản. Hàng hàng lớp lớp quân cán chính chúng tôi bị lùa vào các trại tập trung, được gọi là cải tạo, từ Nam ra Bắc; ra đi không có ngày về, bao nhiêu người đã vùi thây nơi rừng thiêng nước độc, chết vì thiếu ăn, ốm đau không thuốc men chữa trị. Cá nhân chúng tôi may mắn còn được sống đến hôm nay sau 10 năm lao tù.

Nói đến đây, chúng tôi không bao giờ quên được ân tình của những người vợ của chúng tôi, đã làm thân cò lặn lội ven sông để nuôi chồng trong những hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã đau thương nhất, những người vợ quân nhân VNCH suốt đời hy sinh cho chồng con, làm tròn thiên chức của người mẹ VN. Chúng tôi vô cùng biết ơn đất nước và nhân dân Hoa Kỳ đã cưu mang, tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Con cháu chúng tôi đã, đang và sẽ cố gắng hội nhập vào dòng sinh hoạt chính của đất nước nầy để đóng góp phần nhỏ bé của mình cho xã hội Hoa Kỳ. Người lính già chúng tôi rồi cũng sẽ mờ nhạt theo thời gian. Ơn nước chưa đáp đền, nợ dân tộc chưa trả hết, mong rằng con cháu chúng tôi sẽ cố gắng tiếp bước chúng tôi hoàn thành trách nhiệm.

Chúng tôi hy vọng trong một tương lai gần, Việt Nam sẽ được hùng mạnh, độc lập tự do và nhân quyền cho mọi người dân Việt. Họ xứng đáng được hưởng một nền tự do dân chủ như mọi công dân Hoa Kỳ đang có. Xin chân thành cảm ơn quý vị, cảm ơn Ban Tổ Chức và kính xin chúc tất cả vạn sự an lành may mắn. 
Trân trọng!”

Phần dịch sang anh ngữ cho bài phát biểu của thân phụ tôi-

Ladies and Gentlemen,
Organizing Committee 
Fellow Veterans of the United States Armed Forces

First of all I would like to thank the organizers for giving me , this old ARVN soldier , the opportunity to stand here in front of everyone today to present some of my feelings on this great day! 
On behalf of the Army of the Republic of Vietnam Armed Forces whom I have the honor of representing today , that we would like to send our sincere greetings and deepest gratitude to you and your families . All of them had stood side by side and arm in arms together on the battlefields in defense of and protection of our country throughout the length of the Vietnam War. 
Please join us for a minute to commemorate our comrades who sacrificed in Vietnam. 
Ladies and gentlemen, history has been debated and written in books and movies , but the echoes of the war are still, and still today that the sacrifices are clear, 58,000 American soldiers on the historic black wall at Washington Capitals have been placed and their honor restored. 
The heroes of all allied units have been praised for honors .
All have accomplished excellently for in the name of Fatherland-Honor-Responsibility. 
As for these aging warriors, they are old, but they never die, as Colonel Douglas MacArthur’s famously once said : Old Soldier never dies, they just fade away . 
UNited States veterans fighting in Vietnam have been recognized through the recent senate bill 305 by Senators Donnely and Tomey. President Trump has signed the law into effect effective from night 28/3 and starting from March 29 will be the day of honoring US veterans who fought in Vietnam, to remember the more than 58,000 soldiers who have been killed and over 300,000 wounded. This Act have shown us their meaning of patriotism , what it is what it means to serve their country! They deserve to be honored indeed.

In the aftermath of April 30, 1975, after gunfire has ceased, after the entire South Vietnamese Army dissolved and after hundreds of thousands of compatriots experienced a complete upending of their lives, democracy ultimately was loss and gave way to the tyranny of communist dictatorship. 
The best of our fellow freedom warriors of were sent to languish in the concentration camps up and down the country from North to South taking away their happy and productive days . Not to mention the countless poor souls that have been buried somewhere the forbidden forests in trying to escape . Most dying from poisoned streams and starvation, and sick without proper Medication. 
I was fortunate to be alive today after 10 years in these prisons .
But I could not forget to mention the love of wife, I never forget the long trek she made down the river to feed a husband . This is the story of many women placed in these circumstances was tragic and no doubt these grievances goes unanswered. The brace spouse of the ARVN wife who has fulfilled her obligation to her husband and as well as that’s of Vietnamese mother is the picture of honor .

Finally ,
We are grateful to the country and people of the United States who have helped us . Our children will try to integrate into the mainstream of this country to contribute anyway the US society as payment for the debt that we owe to our Friends and Ally the UNited States of America .

We hope one day Vietnam will be stronger , independent and free . We hope that human rights and happiness will come for all Vietnamese people. They deserve the same democratic freedom that every American enjoy too

Again I Sincerely thank you and have a wonderful event.

Mọi người đều đứng lên vỗ tay sau khi thân phụ tôi chấm dứt bài phát biểu! Có lẽ ai cũng đồng cảm được sự hy sinh và mất mát từ hai phía…

Chúng tôi có dịp gặp lại ông Đại Tá Thuỷ Quân Lục Chiến Steve Lowery tại buổi lễ tưởng niệm chiến sĩ trận vong tại Nghĩa Trang Quân Đội Thái Bình Dương vào ngày sau đó. Vẫn trong bộ quân phục Thuỷ Quân Lục Chiến chỉnh tề và bảnh bao, ông bày tỏ sự ngạc nhiên và cảm động khi ông được thấy lại hình ảnh của những người lính VNCH trong bộ quân phục của họ! Khi phái đoàn VNCH được giới thiệu, mọi người trong nhóm của chúng tôi đứng lên; trong giây phút thiêng liêng đó, bài Quốc Ca Việt Nam, do ban nhạc Mỹ hợp tấu, vang lên thật là hùng hồn! Một rừng cờ vàng 3 sọc đỏ được chúng tôi vẫy lên liên tục, những giọt nước mắt cảm động nhoẹt nhoè trên những khuôn mặt của từng người Việt Nam có mặt hôm đó!

Trước khi ra về, chúng tôi đã không quên tặng cho ông một cái lá cờ VNCH, ánh mắt ông sáng lên và ông nâng niu cái lá cờ như là một báu vật! “Tôi đã không được cầm cái lá cờ này hơn 42 năm rồi! Tôi không ngờ có được lá cờ vào cái dịp lễ đầy ý nghĩa này, tôi sẽ trân quý nó! Cảm ơn ông bà và cô Christina rất nhiều!”

Sau chuyến đi đầy ý nghĩa đó, tôi lại vùi đầu vào công việc và gia đình! Tôi có gởi email hỏi thăm ông một lần nhưng không được hồi âm, trong lòng luôn thầm cầu xin ơn trên cho ông được sức khỏe tốt! Bỗng một hôm, sau hơn 3 tháng, tôi nhận được email của ông! Ông nói ông không bao giờ quên chúng tôi, tuy ông đã nghỉ hưu nhưng ông luôn bận rộn, ông hứa là khi nào có dịp bay về 29 Palms – nơi căn cứ quân đội của Thuỷ Quân Lục Chiến tại nam CA – ông nhất định sẽ ghé thăm chúng tôi!

Cách đây 2 tuần, đó là dịp đầu tháng 11, 2017, ông gọi điện thoại cho tôi và tỏ ý muốn gặp tôi! Ông nói ông có chuyện rất quan trọng để bàn với tôi, nhưng không thể nói trên điện thoại được! Tôi nghĩ hoài mà không thể đoán ra chuyện gì! Giọng của ông rất nghiêm trang cho nên tôi biết đó là chuyện quan trọng! Tôi đưa cho ông địa chỉ một nhà hàng gần nơi tôi làm việc và cũng có ý định mời ông dùng một bữa ăn tối. Ông nói ông có buổi họp tại 29 Palms và ông sẽ đi gặp tôi vào khoảng 5 giờ chiều.

5 giờ, rồi 6 rồi 7… cái điện thoại của tôi vẫn im hơi lặng tiếng! Tôi có chút thất vọng ra về. Thế nhưng, lúc 9:30 tối, điện thoại vang lên giữa khi tôi đang ru con gái út ngủ nên không nghe điện thoại được! Đến khi nghe tin nhắn mới biết ông đã tới điểm hẹn trễ sau đó. Ông cho biết ông sẽ đợi tôi nhưng vì đã khá muộn tôi không thể nào đi gặp ông được, tôi thật là áy náy vô cùng. Tôi gọi lại cho ông biết hoàn cảnh không cho phép tôi đến gặp ông… Thế là ông đành phải báo cho tôi biết về một sự kiện rất là quan trọng mà ông đã chuẩn bị cả mấy tháng nay! Ông nói, “Tôi thật sự rất cảm động khi thấy ba mẹ của cô và những gia đình quân dân cán chính VNCH đã bỏ công sức, tiền bạc và bay về Honolulu vào tháng 5 vừa rồi để bày tỏ lòng cảm ơn của mình đối với những cựu chiến binh Mỹ như chúng tôi! Tôi không thể nào quên những lời chia sẻ của ba cô! Sau nhiều tháng chuẩn bị, tôi muốn thật sự được gặp ba mẹ của cô và cô để mời đi dự Buổi Tiệc Sinh Nhật lần thứ 242 của Thuỷ Quân Lục Chiến vào ngày 10 tháng 11 tại Las Vegas! Năm nay tôi là Guest of Honor của chương trình, đây là một buổi tiệc truyền thống được tổ chức hàng năm, đối với những người lính Thuỷ Quân Lục Chiến, buổi tiệc này còn lớn hơn lễ Tạ Ơn hay lễ Giáng Sinh! Nhưng vì hoàn cảnh không cho phép để tôi được gặp tận mặt để mời, cho nên tôi xin phép được mời qua điện thoại, sau đó tôi sẽ gởi thiệp mời qua email.”

Tôi nghe ông trình bày mà tôi không khỏi xúc động! Nếu tính theo tuổi tác, chắc chắn ông cũng đã trên 70 tuổi, vậy mà ông thật là sáng suốt và chuẩn bị từng chi tiết!

Trưa thứ sáu, chúng tôi lên đường đi Las Vegas để kịp giờ để dự buổi tiệc! Ba tôi trong bộ đồ quân phục của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam; tôi và mẹ tôi chọn mặc áo dài cho trang trọng! (Đó cũng là yêu cầu của ông Đại tá Lowery!) chúng tôi tới khách sạn Paris vừa kịp giờ. Trên đường từ bãi đậu xe để vô lấy phòng, chúng tôi thấp thoáng thấy vài anh chàng Thuỷ Quân Lục Chiến thật là oai phong trong bộ đồ quân phục của họ, bên cạnh họ là những người vợ, người bạn gái trong những chiếc áo đầm đẹp đẽ nhất! Ai cũng đẹp và hớn hở. Hai bên hành lang của đại sảnh tràn đầy những nụ cười rạng rỡ. Nhìn vào danh sách, chúng tôi mới biết mình là những vị khách đặc biệt! Khi cánh cửa của Ballroom được mở ra thì tôi được nhìn thấy căn phòng được trang trí thật là đẹp mắt! Từng bàn, những lá cờ Mỹ và cờ của Thuỷ Quân Lục Chiến được trưng bày khắp bàn, thật là trang nghiêm và đầy tự hào! Ông đại tá Lowery vừa gặp chúng tôi, mắt ông sáng lên và ông đến bắt tay ba tôi, trên tay ông cầm lá cờ VNCH mà tôi đã tặng cho ông tại Honolulu! Ông đưa cho tôi lá cờ mà muốn tôi cắm ngay chính giữa cái bàn mà chúng tôi đang ngồi! Ông thật là tỉ mỉ!

Đây là lần đầu tiên tôi được đi tham dự một buổi tiệc trang nghiêm và đầy ý nghĩa như vậy! Những bộ quân phục của Thuỷ Quân Lục Chiến qua từng giai đoạn của lịch sử được giới thiệu, rồi chiếc bánh sinh nhật được đem ra; sau đó, người lính già nhất được mời miếng bánh đầu tiên, và rồi là người lính trẻ nhất! Một truyền thống thật là đáng quý!

Phần phát biểu của đại tá Steve Lowery đem đến cho chúng tôi một sự bất ngờ không kém! Ông nhắc đến cuộc đời binh nghiệp của ông, thời gian ông ở Việt Nam, giới thiệu về lá cờ vàng ba sọc đỏ trước hơn 700 quan khách! Ông nhắc đến ba tôi, thời gian 10 năm ba tôi bị tù tội sau đó ông nhắc đến tuần lễ Kỷ Niệm 50 Năm Chiến Tranh Việt Nam tại Honolulu; sau đó, đoạn phim về cuộc diễn hành có phái đoàn của VNCH trên con đường Kalakaua dọc theo bãi biển Waikiki được chiếu lên, lá Đại Kỳ VNCH đã được tung bay một cách ngạo nghễ! Hai bên đường, mọi người reo hò và đâu đó vang lên tiếng “cảm ơn”. Ông chia sẻ, “chúng ta cần phải cảm ơn ông Trung Tá Cao Xuân Lê và đồng đội của ông đã sát cánh bên đồng minh (Mỹ) để đứng lên bảo vệ chân lý, giành lấy quyền tự do, dân chủ cho quê hương Việt Nam của họ!”

Chúng tôi rời Las Vegas mà không tài nào quên được một chuyến đi đầy ý nghĩa như vậy! Trên đường lái xe về, tuy rất mệt nhưng trong lòng thật vui vì ba tôi có cơ hội gặp lại người bạn đã một thời cùng chiến đấu với mình! Không biết khi nào chúng tôi mới có cơ hội để gặp lại người lính Thuỷ Quân Lục Chiến già này…

Tôi chợt mỉm cười khi nghĩ rằng sau buổi tiệc này, chắc chắn sẽ có rất nhiều anh chàng lính trẻ biết về lá cờ VNCH thân yêu của chúng tôi!

(Cao Xuân Thanh Ngọc 2017)