Andy Van tổng hợp
Lễ tưởng niệm vụ khủng bố 11/9 được tổ chức có phần lặng lẽ trong bối cảnh Hoa Kỳ đang trải qua một năm đầy biến động với đại dịch, sự chia rẽ chính trị và cuộc bầu cử gay cấn.
Tại New York, người thân và gia đình các nạn nhân vụ 9/11, tham gia hai lễ tưởng niệm riêng biệt. Một được tổ chức tại đài tưởng niệm ở khu vực trước đây là tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới, và một lễ kỷ niệm khác được tổ chức gần đó. Lý do có tới 2 sự kiện là vì ban tổ chức sự kiện quyết định hủy lễ đọc tên gần 3.000 nạn nhân.
Cảnh sát cưỡi ngựa tuần tra tại đài tưởng niệm nơi chuyến bay United 93 rơi ở Shanksville, Pennsylvania. Tổng thống Donald Trump sẽ có bài phát biểu ở địa điểm này.
Một lá cờ lớn được treo bên ngoài Ngũ Giác Đài, nơi bị hủy hoại một phần cách đây 19 năm, khiến 184 người thiệt mạng. Khác với mọi năm, năm nay đài tưởng niệm 11/9 ở đây hạn chế người thân các nạn nhân đến thăm, để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Thống đốc New York Andrew Cuomo, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, cựu thị trưởng New York Mike Bloomberg, Phó tổng thống Mike Pence, dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân của sự kiện khủng bố đã làm thay đổi nước Mỹ.
Tổng thống Donald Trump và phu nhân Melania dành một phút mặc niệm các nạn nhân sau khi hạ cánh xuống sân bay Johnstown, Pennsylvania, để có bài phát biểu tại đài tưởng niệm Chuyến bay số 93. Ông Biden cũng sẽ có mặt ở Pennsylvania vào buổi chiều. Tiểu bang này được coi là “chiến địa quan trọng” cho cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc sắp tới. Hồi năm 2016, Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng ở Pennsylvania với tỷ lệ ủng hộ chỉ nhỉnh hơn chưa đầy 1% so với đối thủ Hillary Clinton.
Trung sĩ Edwin Morales đến đặt vòng hoa cho lính cứu hỏa Ruben D. Correa, người đã thiệt mạng sau khi tòa nhà đổ sập, tại Bảo tàng và Đài tưởng niệm Quốc gia 9/11 ở New York.
Thống đốc Andrew Cuomo cùng Thượng nghị sĩ bang New York Chuck Schumer và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden tại Đài tưởng niệm Quốc gia 9/11 ở New York. Địa điểm này có truyền thống không cho các chính trị gia phát biểu, mặc dù họ được phép tham dự lễ tưởng niệm.
Cựu thị trưởng New York Rudy Giuliani (bên phải) và cựu cảnh sát trưởng New York Bernard Kerik. Hai người giữ những vị trí này khi xảy ra sự kiện 11/9.
Lorna O’Hara cầm một tấm ảnh của người anh họ Brian Bilcher, cựu lính cứu hỏa thành phố New York, người đã thiệt mạng vào ngày này cách đây 19 năm, trong buổi lễ tưởng niệm được tổ chức bởi Quỹ Tunnel to Towers.
Lễ tưởng niệm ngày 9/11 diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang trải qua cuộc khủng hoảng Covid-19, bên cạnh những tranh cãi về phân biệt chủng tộc và một cuộc bầu cử được dự đoán rất gay cấn vào tháng 11 tới.
Andy Van
Nhìn lại vụ tấn công khủng bố 9/11
Sep 11,2020
Hoa Kỳ – Cách đây đúng 19 năm, 19 phiến quân al-Qaeda cướp 4 máy bay chở khách, thực hiện vụ tấn công khủng bố rung chuyển Hoa Kỳ, khiến hàng nghìn người thương vong.
Khoảnh khắc chiếc máy bay Boeing 767 số hiệu 11 của American Airlines đâm vào tòa tháp phía bắc thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York lúc 8h45 ngày 11/9/2001.
Quả cầu lửa khổng lồ bùng lên từ vụ nổ này đánh dấu một trong những ngày kinh hoàng và tang thương nhất trong lịch sử nước Mỹ, khi quốc gia này lần đầu tiên hứng chịu vụ tấn công khủng bố quy mô lớn trong nội địa do phiến quân al-Qaeda của trùm khủng bố Osama bin Laden thực hiện.
Người qua đường chỉ về phía Trung tâm Thương mại Thế giới đang bốc khói cuồn cuộn sau cú đâm.
Tổng đài 911 liên tục nhận được cuộc gọi cầu cứu của người mắc kẹt. Ban đầu, người ta nghĩ vụ tấn công chỉ là tai nạn.
Đến 9h03, khi chiếc Boeing 767 số hiệu 175 của United Airlines đâm vào tầng 60 của tòa tháp phía nam Trung tâm Thương mại Thế giới, người ta mới nhận ra rằng nước Mỹ đang bị tấn công.
Tổng thống George W. Bush nghe Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Andrew Card thông báo về vụ tấn công khi chiếc máy bay thứ hai đâm vào WTC, trong lúc ông đang chủ trì một hội thảo đọc sách ở trường tiểu học Emma E. Booker tại Sarasota, Tiểu bang Florida.
Những người mắc kẹt trong tòa tháp phía bắc của WTC đang bốc cháy nhìn ra ngoài.
Một trực thăng bay qua WTC sau khi chiếc máy bay chở khách bị không tặc cướp và lao vào tòa tháp.
Khói đen kịt bốc ra từ hai tòa tháp của WTC sau khi bị không tặc tấn công.
Trực thăng khảo sát thiệt hại của Ngũ Giác Đài, còn lính cứu hỏa cố khống chế ngọn lửa, sau khi nhóm không tặc cướp chiếc Boeing 757 số hiệu 77 của American Airlines lao vào trụ sở Ngũ Giác Đài lúc 9h37.
Phần còn lại của WTC, tòa thứ hai, tan biến trong đám mây khói bụi, chỉ còn là đống tro tàn trong khoảng nửa tiếng sau khi tòa tháp đầu tiên sụp đổ.
Một nhóm lính cứu hỏa đi giữa đống đổ nát gần chân Tháp Nam của WTC hôm Sep 11,2001.
Sau khi cháy trong 1 giờ 42 phút, hai tòa tháp đổ sập. Mảnh vỡ của hai tòa tháp trút xuống khiến những tòa nhà xung quanh sập một phần hoặc hoàn toàn. Tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới số 7 đổ sập lúc 17h21.
Nhân viên cứu hỏa khiêng Tuyên úy Mychal Judge của Sở cứu hỏa New York bị thương nặng khỏi đống đổ nát của WTC hôm 9/11. Ông qua đời do trúng mảnh vỡ rơi xuống khi đang làm lễ cho một người chết trong WTC.
Nhân viên bệnh viện St.Vincent chờ ứng cứu người bị thương từ WTC hôm Sep 11,2001..
Nhóm thanh tra tới hiện trường vụ rơi máy bay gần Shanksville, Tiểu bang Pennyslvania hôm Sep 11,2001..
Chiếc Boeing 757 số hiệu 93 của United Airlines rơi xuống cánh đồng gần Shanksville lúc 10h03, sau khi hành khách trên máy bay cố gắng khống chế nhóm không tặc.
Một cảnh sát ngồi lặng lẽ tại nơi từng là Trung tâm Thương mại Thế giới, giờ chỉ còn bãi đất trống, hôm Sep 11,2001.. Gần 3.000 người thiệt mạng trong vụ tấn công 9/11.
Một người đàn ông xúc động khi nhớ về người thân thiệt mạng trong vụ khủng bố 9/11 khi đến địa điểm ngoài Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York hôm Sep 11,2001..
Ảnh: Reuters