Những người bằng tuổi tôi hẳn chưa quên Khúc Ca Ngày Mùa. Lam Phương tự giới thiệu với chúng ta ca khúc mộc mạc bảng lảng chất dân ca miền Nam ấy. Khúc Ca Ngày Mùa từ Sài gòn phát đi, trên sân khấu những đại nhạc hội tưng bừng, trong máy thu thanh vang vọng tới cùng khắp đồng quê Nam Bộ. Người lớn hát, trẻ con hát. Rồi ban hợp ca Thăng Long đưa nó vào tâm hồn mỗi người những nét đơn giản, chân tình cưa người miền Nam. Lam Phương – đừng nói đếán tài hoa hay tài tử ở đây – bỗng trở thành biểu tượng.
Cho đến Ngày Tạm Biệt thì chính cả Phạm Duy cũng ngây ngất cái âm hưởng lâng lâng của miền Nam nguyên khối, nguyên vẹn không chế biến, Ngày Tam Biệt là tất cả ù ơ xao xuyến, hò lơ tình tự, trữ tình Nam Bộ cộng lại. Nó là khúc hát từ trái tim miền Nam bốc ra, lan tỏa, mênh mông, vời vợi và buồn ơi xa vắng. Tôi đã nghe Tình Nghèo, Hò Lơ của Pham Duy. Tôi đã nghe Tiếng Cửûu Long của Phạm Đình Chương. Tuyệt diệu lắm. Mà vẫn thấy thiếu cái gì đó của miền Nam . Gần đây, khi còn ở quê nhà, nghe Dáng Đứng Bến Tre của Nguyển Văn Tí đã say sưa nhiều nhưng khó cảm. Có chi lạ đâu, Ngày Tạm Biệt ở trái tim người miền Nam Lam Phương đôn hậu trào ra. Máu Miền Nam chẩy về tim Lam Phương. Và ngày Tạm Biệt là giòng sông êm đềm bắt nguồn từ một trái tim thu gọn mấy trăm năm đấùt mới. Đáng lẽ giòng sông chia làm trăm khúc nghìn ngành luân lưu đến vô tận. Tiếc thay, Lam Phương đã dừng lại ở Ngày Tạm Biệt. Anh bỏ cái anh có mà người khác không có, anh bỏ nàng Kiều Nguyệt Nga ngơ ngác bên bờ sông Tiền, sông Hậu chạy theo những cô gái thiếu chung thủy bằng những ca khúc mà người Sài Gòn tố lăng gọi là “Thời Trang Nhạc Tuyển”!
Lam Phương đã đi xa hơn, xa cả quê hương lẫn xa đường sáng tạo. Anh tung hoành châu Mỹ. Anh thao túng châu Aâu. Anh viết ca khúc rất hăng và rất thành công. Tuổi trẻ lưu vong hôm nay tiếp tục say mê anh. Anh định nghĩa giá trị của sáng tạo. Giản dị lắm, như tâm hồn anh, như đời sống anh. Sáng tạo là phải có ca khúc mới. Phải có. MỚI. MỚI. Rồi ca khúc ra sao, tính sau. Lam phương phản kháng những anh nghệ sĩ già nua lụ khụ, hết thời khỏa lấp sự về chiều của mình bằng cách giải thích trong sơn say khướt: “Thời đại này, giá trị là từng bài báo nhỏ, không phải tác phẩm lớn.” Sự giải thích đã là tiếng nói chết rồi. Viết sao nổi nữa những con người chỉ dám cao ngạo nhờ men rượu! Lam Phương không cao ngạo giả vờ. Anh rất chân thành, đều đặn gửi tới tuổi trẻ hôm nay những ca khúc mới nhất của anh. Dẫu đã rời sông Tiền, sông Hậu, anh vẫn đi dọc sông Potomac, sông Seine… Anh chưa dừng lại. Để say rượu. Vỗ ngực huênh hoang. Và tuổi trẻ còn yêu mến anh, còn hát, còn nghe nhạc của anh.
Người nghệ sĩ sáng tác y hệt kiếm sĩ. Trong đời, chỉ có vài tuyệt chiêu thôi và trên đời, chỉ vài lần Hoa Sơn luận kiếm. Còn lại rặt là những chiêu thức Sơn đông bán thuốc. Để sống. Bởi có ai gửi tiền nuôi nghệ sĩ hàng tháng đâu. Người ta sang lậu băng nhạc, in lậu sách thì đông lắm. Và chính bọn tiêu bạc giả, bọn sâu bọ nghệ thuật này tích ồn ào bắt nghệ sĩ phải thế này thế nọ. Lam Phương đã có một tuyệt chiêu: Ngày Tạm Biệt. Tưởng đã quá nhiều. Anh được quyền múa loạn. Nhưng niềm mong ước của những người yêu mến anh, của tôi là, ngày nào đó, thấy anh đứng trên bờ sông tâm tưởng cũ, mở lối về nguồn, khơi vét trăm nhánh nghìn con. Để dân tộc có nhiều, thật nhiều ca khúc mang hơi thở nồng nàn, đôn hâïu, xao xuyến, bồi hồi của miền Nam yêu dấu.
Duyên Anh
Paris, ngày 23-2-1984
https://hung-viet.org/p10a225/lam-phuong-va-chung-ta
* *
* *
* *
* *
* *
* *