LỜi MỞ ĐẦU HỘI LUẬN TỪ BAN TỔ CHỨC:
… “Ngày 31 tháng 3, 2019-03-30
Kính thưa quý vị trưởng thượng,
Kính thưa quý hội đoàn, quý liên hội,
Kính thưa quý đồng hương,
Trên trang blog của Mạc Lâm đài VOA, ngày 13 tháng 3-2019, có bài “Có một trí thức như thế trong nước”.
Người trí thức trong bài viết là nhà nghiên cứu Biển Đông, Tiến Sĩ Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ đảng. Bản tin từ báo chí trong nước cho biết
Tiến Sĩ Trần Đức Anh Sơn, phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển, Kinh Tế-Xã Hội Đà Nẵng, vừa bị Thành Ủy Đà Nẵng khai trừ khỏi Đảng
hôm 7 Tháng Ba, 2019. Đặc biệt là tin này không làm cho ai ngạc nhiên mà thậm chí rất nhiều người tỏ ra phấn khởi, vui mừng.
Từ năm 2009 khi nhận trách nhiệm với Viện Nghiên Cứu Phát Triển, Tiến Sĩ Sơn không ít lần gây đau đầu cho chính quyền Đà Nẵng khi đòi công bố bản đồ mà ông phát hiện được chứng tỏ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cũng theo bài viết thì,
Không những chống trên mặt trận báo chí và mạng xã hội Tiến Sĩ Trần Đức Anh Sơn còn bỏ công sức nhiều năm ra để thu nhặt các bản đồ quý giá nhiều nơi trên thế giới để chống lại mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh. Quan niệm của ông là nhà nước phải công bố những bản đồ này và dùng nó trong việc kiện Trung Quốc đề đòi lại chủ quyền biển đảo như Philippines đã làm và thành công. Ông là một nhà sử học và luôn trung thành với những dữ liệu chính xác và đáng tin cậy. Từ cách nhìn của người hoạt động ghi lại lịch sử ông đã lặn lội tới Nhật để tiếp tục nghiên cứu và trình luận án tiến sĩ. Thành công này giúp ông thực hiện giấc mơ nóng bỏng của một trí thức muốn đóng góp cho quê hương bằng chính sở học của mình.
Đó là việc trong nước, còn ở hải ngoại thì sao?
Chúng ta cũng có 1 trí thức cũng đã đóng góp cho quê hương bằng chính sở học của mình. Chẳng những ông cũng đã nhìn thấy tầm quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa như Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, ông cũng đã cùng đi trong cùng một con đường và nhắm đến một một mục tiêu và có phần còn đi trước. Người trí thức này là Giáo sư Nguyễn Văn Canh và công trình biên khảo mà ông đã đặt một cái tên rất khiêm nhường là HỒ SƠ Hoàng Sa, Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc.
Và đó là lý do mà Ban Tổ Chức đã có được cái hân hạnh tổ chức buổi hôi luận hôm nay để cho người dân trong nước nói chung, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn nói riêng biết là chẳng những cộng đồng người Việt hải ngoại đồng hành với người trong nước mà trí thức hải ngoại cũng đồng hành với trí thức trong nước trong vấn đề Chủ Quyền Dân Tộc.
Nhà cầm quyền đã làm gì với công trình khảo cứu của Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, điều đó chúng ta không thể biết được nhưng chúng ta cần quảng bá về công trình nghiên cứu của G.s Nguyễn Văn Canh là vì đó là một tập hồ sơ vô cùng quan trọng cho thế hệ mai sau có thể dựa vào để hiểu về lịch sử, về cái tội tày đình của đảng Cộng sản là làm mất đất đai của Đất Nước do Cha Ông đã dày công gây dựng, và đó cũng là mục tiêu của buổi hội luận ngày hôm nay.
Ban Tổ Chức cũng có được cái may mắn và hân hạnh có thêm được sự tiếp tay của một trí thức hải ngoại là Học giả Đỗ Thông Minh, một trí thức hiếm có của cộng đồng hải ngoại, từ Nhật Bản ông đã thức hiện hơn 40 chuyến Mỹ Du không biết mệt mỏi dể đi khắp đó đây trên đất Mỹ, chia sẻ sở học và những vấn đề mà ông ưu tư cho Đất Mẹ của tất cả chúng ta.
Ban Tổ Chức chân thành cám ơn nhị vị Trí thức và tất cả những ai còn quan tâm đến sự tồn vọng của Đất Nước.
Cúi xin Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ cho Đất Nước Việt sớm thoát ách nạn Cộng Sản.
BAN TỔ CHỨC CHO NGÀY HỘI LUẬN
Chủ Đề: HOÀNG SA và TRƯỜNG SA có vai trò gì?
31 tháng 3-2019 tại Hội trường VIỆT BÁO, thành phố Westminster, California…”