Tác Phẩm
Vui lòng liên lạc với email: canhnam@dc.net để mua 2 quyển sách trên
—————————————————————————————————-
Brief Biography of Nguyen Chi Thien, Vietnamese dissident poet
Nguyen Chi Thien was born in Hanoi on February 27, 1939. His father, Nguyen-Cong Phung (1898-1976), was a clerk in the Hanoi Tribunal. His mother: Nguyen-Thi Yen (1900-1970), was a traditional housewife and little merchant. The family fled war in Hanoi to their natal village My-Tho, in the district of 4 Binh-Luc, Ha-Nam Province, northern Viet Nam on December 19, 1946, and returned in 1949. In 1956, after completing high school at private academies (very common for the time), Thien and his parents moved to Haiphong to live with his elder sister and family. Ill with tuberculosis, Thien read his own education and began to compose poetry for his friends. These poems became more and more critical of the Communist regime as that government grew more repressive on its citizens and waged war on South Vietnam.
Nguyen Chi Thien was a political prisoner of the Communist regime in “re-education” prison camps and the Hanoi Central Prison for twenty-seven years between 1961 and 1991. During this time he composed poems in his memory, denied paper and pen. During a brief period of release Chi Thien wrote down and brought his manuscript of 400 poems, “Hoa Dia Nguc,” to the British Embassy in Hanoi on July 16, 1979. He was refused asylum and arrested outside the gate. He was imprisoned for a period of twelve years, the harshest of his incarceration.
The manuscript was sent to the University of London, in care of Professor Patrick Honey (1925 – 2005) In 1980 the poems were published in newspapers and books by Vietnamese exiles in the USA. In 1982 “Prison Songs” were published in English, French, and Vietnamese by Que Me (Action for Democracy in Vietnam). In 1984 “Hoa Dia Nguc” (Flowers from Hell) was translated into English by Huynh Sanh Thong of Yale University and a bilingual edition which re-established the Vietnamese Studies program (Lac Viet #1) published. In 1985 Nguyen Chi Thien received the International Poetry Award in Rotterdam. It was not known if he were alive or dead, or where he was imprisoned – in fact at the Hanoi Central Prison since 1979. He was moved to the interior jungle in 1985 and nearly died of starvation and solitary confinement.
Amnesty International began a letter-writing campaign as early as 1981, when the name of Nguyen Chi Thien headed their list of Prisoners of Conscience in North Vietnam. In 1988, after a hearing about his arrest in 1979, his plight was broadly publicized by Amnesty International and Human Rights Watch. His sister, Nguyen Thi Hao (1924 – 2004) sent his photograph to Vietnamese refugees abroad asking for help. Many letters of protest were sent to the Vietnamese
government, including the President of Senegal Leopold Senghor (also a prison poet), King Hussein of Jordan, and Prime Minister John Major of the United Kingdom. By 1990 Thien was moved to the Ba Sao prison camp and given medical attention. In October 1991 he was released to the care of his sister in Hanoi, just ahead of inspection by the International Red Cross.
Nguyen Chi Thien immigrated to the USA on November 1, 1995, in the care of his brother, Nguyen Cong Gian (1932 – ), who had been a Lieutenant Colonel in the South Vietnamese army and an adviser at the Paris Peace Accords in 1972. Mr. Gian was the only member of the family to migrate to South Vietnam in the 1954-1955 open border period. He was imprisoned for thirteen years after 1975. Mr. Thien’s first action was to write down and publish the poems he composed in prison since 1979 in a second Hoa Dia Nguc. They were translated and published in bilingual editions by Nguyen Ngoc Bich of Virginia in 1996.
In 2005 Nguyen Chi Thien was the first featured author in the Viet Nam Literature Project, writing his “Autobiography” in English (www.vietnamlit.org), which has since been published in Beyond Words: Asian Writers on Their Work by the University of Hawaii Press (Manoa Journal). In 2006 a complete edition of the 700 “Hoa Dia Nguc” poems composed from 1957 to 1996 were published in Vietnamese by the East Coast USA Vietnamese Publishers Consortium.
Nguyen Chi Thien received an International Parliament of Writers Award in 1998, living in France for three years and writing in prose, Hoa Lo Tap Truyen. The seven stories of actual events and persons were published in Vietnamese in 2001 in Virginia and reprinted many times. English translations were published by Yale University Southeast Asia Studies as the Hoa Lo / Hanoi Hilton Stories in 2007. Two of these stories are published in bilingual English and Vietnamese text by Allies for Freedom publishers of Palo Alto, California, in 2008, entitled Hai Truyen Tu – Two Prison Life Stories; Nguyen Chi Thien’s prose in bilingual text. ISBN 978-0-3638-6-5.
The poet is, since 2004, a U.S. citizen, living in Orange County, California. In early 2008 his original manuscript was returned by the widow of Professor Patrick Honey of the University of London, who gave it to a Vietnamese professor in Britain for this purpose.
Jean Libby, editor
VietAm Review http://www.vietamreview.net/
November 2008
—————————————————————————————————–
Nguyen Chi Thien dies at 73; poet, Vietnamese prisoner
Poet Nguyen Chi Thien, a familiar figure in Orange County’s Little Saigon, wrote about democracy and his persecution in North Vietnam. He died Tuesday at 73
By Anh Do, Los Angeles Times – October 5, 2012
The poet was a familiar figure, striding through Little Saigon, sipping tea, sharing wisdom, his head covered with his trademark fedora. He liked to read through the night, not too tired to dissect a bit of homeland politics.
He lived simply, renting rooms in other people’s homes, wearing the same suits for appearances, offering thanks for gifts of fruit and books. Early Tuesday, he died just as quietly in a Santa Ana hospital after suffering chest pain. Nguyen Chi Thien, 73, the acclaimed author of “Flowers From Hell,” was revered for his modesty and creativity, thriving through 27 years of imprisonment, much of it in isolation.
“For him to live that long, in an existence that dramatic, is precious,” said Doan Viet Hoat, a friend and fellow democracy activist.
“I think his whole life has been a lonely life, and it touched his thinking,” he said. “It made him the person he is. And he is someone who understands humanity, society and the regime” in Hanoi.
In 1960, while working as a substitute teacher at a high school in his homeland, he opened a textbook stating that the Soviet Union triumphed over the Imperial Army of Japan in Manchuria, bringing an end to World War II. That’s not true, he explained to students. The United States defeated Japan when it dropped atomic bombs on Hiroshima and Nagasaki.
Nguyen, born in Hanoi on Feb. 27, 1939, paid for his remark with three years and six months in labor camps, charged with spreading propaganda, according to the online Viet Nam Literature Project.
In jail, Nguyen began composing poems in his head, memorizing them. Police arrested him again in 1966, condemning his politically irreverent verses, distributed in Hanoi and Haiphong, and sending him back to prison, this time for more than 11 years. He was released in 1977, two years after the fall of Saigon.
In 1979, he walked into the British Embassy in Hanoi with a manuscript of 400 poems, according to the Viet Nam Literature Project. British diplomats promised to ferry his poetry out of the country.
Jailed again, he spent the next 12 years at Hoa Lo prison — infamous as the Hanoi Hilton.
While he was locked up, his collected writings were published as “Flowers From Hell,” initially in Vietnamese, then translated into English, which helped him win the International Poetry Award in Rotterdam, Netherlands, in 1985. An anthology of his poems later became available in French, German, Dutch, Spanish, Chinese and Korean.
“He represents a devotion to imagination and to intellect. He was very concerned with what I consider to be a great theme of Vietnamese literature — piercing beyond illusion,” said Dan Duffy, founder of the Viet Nam Literature Project.
“He not only survived all those years” in captivity, Duffy added, “he glowed with special insight.”
By 1991, as socialism crumbled in Europe, Nguyen emerged from prison with a worldwide following. Human Rights Watch honored him in 1995 — the same year he resettled in the United States.
“He couldn’t sit still too long, for he had been forced to be still. His life became his work. He’s still here. He’s immortal,” said Jean Libby, who launched vietamreview.net and who edited Nguyen’s prison prose, “Hoa Lo/Hanoi Hilton Stories.”
Nguyen was hospitalized at Western Medical Center in Santa Ana and underwent testing for lung cancer when he died. He had tuberculosis as a youth.
“He accepted the coming death. His mind and his spirit were always open,” said author and human rights activist Tran Phong Vu, who remained at his friend’s hospital bedside. The men had taped a TV cable show together on Vietnamese current events, sharing a final meal of My Tho noodles, just days before Nguyen’s passing.
Nguyen never married and had no children.
But his work, stanzas that became as familiar as songs, keeping his soul alive in the darkness of confinement, continue to move the Vietnamese immigrant generation — and their sons and daughters. As translated by the journalist Nguyen Ngoc Bich, he wrote:
There is nothing beautiful about my poetry
It’s like highway robbery, oppression, TB blood cough
There is nothing noble about my poetry
It’s like death, perspiration, and rifle butts
My poetry is made up of horrible images
Like the Party, the Youth Union, our leaders, the Central Committee
My poetry is somewhat weak in imagination
Being true like jail, hunger, suffering
My poetry is simply for common folks
To read and see through the red demons’ black hearts
Đôi Dòng Tiểu Sử – Nguyễn Chí Thiện: Nhà Thơ Đối Kháng
Nguyễn Chí Thiện sinh ngày 27 tháng 2 năm 1939 tại Hà Nội. Thân phụ ông, ông Nguyễn Công Phụng (1898-1976), làm lục sự Tòa Án Hà Nội. Thân mẫu ông, Bà Nguyễn Thị Yến (1900-1970) vừa là một người nội trợ truyền thống vừa là một nhà tiểu thương. Gia đình ông tản cư khỏi Hà Nội đến làng quê Mỹ Tho, Quận Bình Lục 4, Tỉnh Hà Nam, Miền Bắc Việt Nam vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 và trở về Hà nội năm 1949. Năm 1956, sau khi hoàn tất bậc Trung Học tại các trường tư thục, Thiện cùng thân phụ ông đến Hải phòng sống với người chị cả và gia đình. Mắc bệnh lao, Thiện tự học và bắt đầu làm thơ cùng bạn bè. Những bài thơ của ông va chạm càng ngày càng nghiêm trọng đến chế độ khi chính phủ Cộng sản đang đè nặng áp bức lên người dân và phát động chiến tranh chống Miền Nam Việt Nam.
Nguyễn Chí Thiện là một tù nhân chính trị đã qua nhiều trại tù cải tạo và Khám Lớn Hỏa Lò của chế độ Cộng Sản hai mươi bảy năm, giữa 1961 và 1991. Trong thời gian tù tội, ông đã làm thơ bằng ký ức vì không được phép sử dụng giấy bút. Một thời gian ngắn sau khi được tha, ông chép lại những bài thơ này và ngày 16 tháng Bảy, 1979, mang bản viết tay dày 400 trang, “Hoa Địa Ngục,” đến Tòa Đại Sứ Anh. Ông bị từ chối tị nạn và bị bắt ngay trước cửa tòa đại sứ. Ông bị giam giữ mười hai năm, lần giam giữ này khắc nghiệt nhất trong các lần tù tội của ông.
Bản viết tay của ông được gởi đến Giáo Sư Patrick Honey (1925-2005), Đại Học Luân Đôn. Năm 1980, thơ ông được người Việt nam tị nạn tại Hoa Kỳ đăng tải trên nhiều báo chí và sách vở. Năm 1982, tổ chức Hành Động Cho Dân Chủ Việt Nam, “Quê Mẹ,” xuất bản Ngục Ca bằng Anh ngữ, Pháp ngữ, và Việt ngữ. Năm 1984, Huỳnh Sanh Thông trường Đại Học Yale dịch Hoa Địa Ngục ra Anh ngữ và tổ chức Lạc Việt xuất bản tập song ngữ. Năm 1985, Nguyễn Chí Thiện được Giải Thưởng Thơ Quốc Tế tại Rotterdam. Lúc đó, người ta không biết ông còn sống, đã chết, hay đang bị giam cầm đâu đó – trong thực tế thì ông đang bị giam tại Khám Lớn Hỏa Lò Hà nội từ năm 1979. Ông được đưa tới giữa rừng già năm 1985, gần chết vì đói và biệt giam.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế bắt đầu chiến dịch vận động viết thư vào đầu năm 1981, lúc tên của Nguyễn Chí Thiện đứng đầu danh sách của những Tù Nhân Lương Tâm tại miền Bắc Việt Nam. Năm 1988, sau khi nghe trình bày về việc bắt giữ ông năm 1979, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế và Quan Sát Nhân Quyền phổ biến rộng rãi cảnh ngộ khốn khổ của ông. Chị của ông, bà Nguyễn Thị Hảo (1924-2004) gởi ảnh của ông đến người tị nạn Việt nam ở hải ngoại yêu cầu giúp đở. Nhiều thư phản đối được gởi đến chính phủ Việt nam, Chủ Tịch Leopold Senghor của Senegal, Vua Hussein của Jordan, và Thủ Tướng John Major của Anh Quốc. Năm 1990, Thiện được đưa đến trại tù Ba Sao và được chăm sóc thuốc men. Trong tháng mười năm 1991, ông được tha về dưới sự săn sóc của chị ông ở Hà Nội, ngay lúc trước cuộc thanh tra của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.
Nguyễn Chí Thiện di cư đến Hoa Kỳ ngày 1 tháng 11 năm 1995 với sự săn sóc tận tình của người anh ruột Nguyễn Công Giân (1932-), Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và cũng là cố vấn tại Hiệp Ước Hòa Bình Ba Lê năm 1972. Ông Giân là người độc nhất trong gia đình ông di cư vào Nam trong khoảng thời gian biên giới bỏ ngỏ năm 1954-1955. Nguyễn Chí Thiện bị giam cầm mười ba năm sau năm 1975. Hoạt động đầu tiên của ông Thiện là viết lại và phổ biến những bài thơ ông đã sáng tác trong tù từ năm 1979 trong tập Hoa Địa Ngục thứ nhì. Những bài thơ này ông Nguyễn Ngọc Bích ở Virginia dịch ra và xuất bản trong những tập song ngữ năm 1996.
Trong năm 2005, Nguyễn Chí Thiện, tác giả nỗi bật đầu tiên trong Kế Hoạch Văn Chương Việt Nam, đã viết “tự truyện” của ông bằng Anh ngữ (www.vietnamlit.org), và được xuất bản trong Beyond Words: Asian Writers on Their Works bởi Ban Báo Chí của Đại Học Hawai (Manoa Journal). Năm 2006, cơ quan East Coast USA Vietnamese Publishers Consortium xuất bản bằng Việt ngữ một tuyển tập toàn bộ 700 bài thơ Hoa Địa Ngục sáng tác từ năm 1957 đến năm 1996.
Năm 1998, Nguyễn Chí Thiện nhận Giải Thưởng Hội Nhà Văn Quốc Tế (International Parliament Of Writers Award), lưu lại tại Pháp ba năm và sáng tác Hỏa Lò Tập Truyện. Bảy câu chuyện của nhiều biến cố và nhân vật có thật bằng Việt ngữ đã được xuất bản năm 2001 tại Virginia và tái bản nhiều lần. Các bản dịch bằng Anh Ngữ đã được Cơ Quan Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu, Đại Học Yale, xuất bản dưới nhan đề Câu Chuyện Hỏa Lò/ Hà nội Hilton năm 2007. Hai trong các câu chuyện này đã được Allies For Freedom Publishers tại Palo Alto, California xuất bản bằng song ngữ Anh-Việt năm 2008 dưới nhan đề Hai Truyện Tù- Two Prison Life Stories;Nguyễn Chí Thiện Prose Bilingual Text. ISBN 978-0-3638-6-5.
Nhà thơ, từ năm 2004, là một công dân Mỹ hiện cư ngụ tại Orange County, California. Vào đầu năm 2008, bản gốc viết tay của nhà thơ đã được những thân hữu người Việt tại Luân Đôn nhận được từ Giáo Sư Patrick Honey thuộc Đại Học Nghiên Cứu Phi Châu và Đông Phương trước khi ông qua đời năm 2005 hoàn lại. Bản viết tay nay bình an thuộc về sở hữu chủ của người sáng tác, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.
Jean Libby, chủ bút
VietAm Review http://www.vietamreview.net/
November 2008
(Người dịch: Huỳnh Khuê)
——————————————————————————————————–
( Thư bút của Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện )
——————————————————————————————————–
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua đời, thọ 73 tuổi
Tuesday, October 02, 2012 – Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/
QUẬN CAM, CA (NV) – Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, tác giả tập thơ “Hoa Ðịa Ngục,” qua đời lúc 7 giờ 17 phút sáng Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012, tại một bệnh viện ở thành phố Santa Ana, quận Cam, California, thọ 73 tuổi.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (bên phải) gặp dịch giả Huỳnh Sanh Thông (bên trái) tại thành phố New Haven, Connecticut, hồi Tháng Tư 2005. (Hình: Quang Phu Van – Vietnam Literature Project)
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện nhập viện vào sáng sớm ngày 26 Tháng Chín, 2012. Tại đây, bệnh viện điều trị chứng nhiễm trùng đường phổi nhưng ông vẫn thấy đau ở ngực. Một số xét nghiệm cả về tim mạch, chụp phim và lấy mẫu phổi (biopsy) truy tìm ung thư cũng đã được thực hiện.
Tuy nhiên, cho đến sáng ngày Thứ Hai, 1 Tháng Mười, 2012 thì bệnh trở nặng. 10 giờ sáng Thứ Hai, Linh Mục Cao Phương Kỷ đã làm các nghi thức cần thiết để ông trở thành một tín đồ Công Giáo theo ước nguyện trước sự chứng kiến của ông bà Bác Sĩ Trần Văn Cảo, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Trang, bà Lâm Thiên Hương, và nhà văn Trần Phong Vũ.
Nhà văn Trần Phong Vũ, một trong một ít người kề cận, chăm sóc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong những ngày ở bệnh viện, đã vuốt mắt cho nhà thơ sau khi ông qua đời.
Ông Nguyễn Công Giân, anh của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, đáp máy bay từ Virginia tới Quận Cam sáng nay cũng không kịp gặp mặt em trước khi mất.
Nhà văn Trần Phong Vũ, người rất gần gũi với thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, nói với Người Việt: “Sáng hôm nay, tôi có nói với các bạn hữu của tôi, rằng: xin anh nếu hồn thiêng của anh còn phảng phất đâu đó và được Thiên Chúa đưa về với Người, xin anh dạy cho chúng tôi bài học sống lương thiện như anh, sống ngay thẳng tròn đầy như anh với con người, bởi vì anh đã sống trọn vẹn cái ân tình của người yêu thương trọn đời.”
Từ Washington D.C., Giáo Sư Ðoàn Viết Hoạt bày tỏ: “Tôi ở xa nên không gần anh được những ngày cuối cùng của anh. Tôi hy vọng sẽ có một nấm mồ cho anh để những anh em ở xa mỗi lần có dịp về sẽ đến thăm anh.”
Cũng từ Washington, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích phát biểu về sự ra đi của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện: “Tôi quen ông đến mức như anh em trong gia đình. Mà không chỉ là anh em mà còn như một người đồng chí trong cuộc chiến đấu cho đất nước quê hương, cho tự do nhân quyền.”
“Sự ra đi của ông Nguyễn Chí Thiện đối với tôi giống như người bạn đi ra chiến trường mất một người đứng bên cạnh mình.”
Người tù 27 năm
Ông Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nội. Ông có một người anh là sĩ quan cao cấp VNCH, sống ở tiểu bang Virginia, và hai người chị ở Việt Nam.
Ông bị tù cộng sản tổng cộng 27 năm qua nhiều nhà tù miền Bắc, đặc biệt là nhà tù nổi tiếng Cổng Trời (Hà Giang).
Cuối năm 1960, một người bạn nhờ ông dạy thế hai giờ môn sử địa tại một trường trung học. Cuốn sách dùng làm tài liệu giảng dạy là “Cách mạng Tháng Tám 1945” do nhà xuất bản Sự Thật phát hành. Sách này xuyên tạc sự thật khi nói Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt là nhờ Liên Xô chiến thắng quân đội Nhật bản. Tôn trọng sự thật, ông đã giảng cho học sinh biết là Thế Chiến II chấm dứt nhờ Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử lên 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki buộc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện.
Nhà cầm quyền CSVN bắt đưa ông ra tòa, kết án 2 năm tù với tội danh phản tuyên truyền, nhưng ông bị giam giữ tổng cộng tới 3 năm rưỡi.
Ông bắt đầu làm thơ trong giai đoạn tù tội này, lột tả cảnh tù tội và sự giả dối, tàn ác của cộng sản.
Ra tù năm 1964, đến năm 1966 ông bị bắt lại vì những bài thơ chống chế độ thật độc đáo được nhiều người truyền nhau. Ông bị giam giữ không có án qua nhiều nhà tù, từ Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai cho đến năm 1977 mới được thả.
Năm 1979 ông chạy vào Tòa Ðại Sứ Anh Quốc ở Hà Nội đưa tập thơ gồm 400 bài do ông nhớ lại những gì đã làm ở trong tù và xin tị nạn chính trị. Viên chức tòa đại sứ chỉ nhận tập thơ để chuyển ra ngoại quốc và cho biết họ không giúp ông tỵ nạn chính trị được. Bước ra khỏi trụ sở Tòa Ðại Sứ Anh thì ông bị công an CSVN bắt giữ liền, đưa đi tù cho đến ngày 28 tháng 10, 1991, không có bản án.
Một bà chị ông, bà Nguyễn Thị Hảo, đã qua đời năm 2004, gửi hình ảnh, tài liệu về ông ra ngoại quốc kêu cứu. Nhờ sự can thiệp đặc biệt của nhiều nhân vật và tổ chức quốc tế, ông được chế độ Hà Nội thả cho đi Mỹ định cư tháng 1, 1995.
Ông đã đem kinh nghiệm về chế độ Cộng Sản, kinh nghiệm tù đày trình bày với các cộng đồng người Việt khắp nơi, từ Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc Châu. Tập thơ Hoa Ðịa Ngục đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Ðức và Hòa Lan.
Sau khi đến Mỹ, năm 2001 ông cho xuất bản tập truyện Hỏa Lò. Tập truyện Hai Chuyện Tù được ông xuất bản năm 2008.
“Hoa Ðịa Ngục”
Vào năm 1980, người ta thấy xuất hiện ở hải ngoại một tập thơ không có tên tác giả, xuất bản bởi “Ủy Ban Tranh Ðấu cho Tù Nhân Chính Trị tại Việt Nam.” Tập thơ mang tựa đề “Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực,” mà tác giả là “Ngục Sĩ” hay khuyết danh. Ít tuần lễ sau, tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong đưa ra một ấn bản cùng một nội dung nhưng với tựa đề “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam.”
Tựa đề tập thơ Hoa Ðịa Ngục có từ khi “Yale Center for International & Area Studies” ấn hành bản Anh ngữ “Flowers From Hell” do ông Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau người ta mới biết tác giả tập thơ là Nguyễn Chí Thiện.
Những bài thơ của ông trong tập Hoa Ðịa Ngục gây xúc động sâu xa trong tâm thức người đọc về cái đói, sự đày đọa ác độc, sự gian ác của chế độ Cộng Sản đối với con người.
Tập thơ thoát ra khỏi Việt Nam khi nhà thơ lén mang tới Tòa Ðại Sứ Anh tại Hà Nội và được Giáo Sư Patrick J. Honey thuộc Ðại Học London sang Việt Nam tháng 7 năm 1979 và mang về. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:
“Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Ðó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.” (TN)
——————————————————————————————————
Thương tiếc anh Nguyễn Chí Thiện – Nguyễn Ngọc Bích
Anh Thiện ơi! Sao anh đi vội vã thế!
Anh ra đi đột ngột quá, làm cho những người yêu anh ngỡ ngàng và cả thế giới phải bàng hoàng. Tin này về trong nước chắc cũng sẽ có những người khóc anh dù như người ta sẽ bít bùng tin tức, không cho tin về anh lọt về quê hương!
Nhưng mặt khác cũng có người cho rằng chuyện anh ra đi chóng vánh có thể là một điều hay bởi ung thư phổi là một căn bệnh hiểm nghèo rất đau đớn. Ra đi như thế, có thể anh đã trút được những ngày dài đớn đau và được giải thoát nhẹ nhàng như anh nói, “Cũng chỉ là người bước trước, kẻ bước sau thôi.”
Song nói thế thì nói chứ những người yêu anh, quý anh làm sao mà không xót xa, không muốn níu kéo anh ở lại, dù chỉ là đôi ba ngày phù du! Nhưng anh đã dứt khoát ra đi, cũng như anh đã dứt khoát với chế độ mà anh cho là không phải của loài người!
Ðồng hành cùng anh từ những ngày anh còn ở Hỏa Lò cũng như là người đầu tiên đem tiếng nói của anh ra với thế-giới (“A Voice from the Hanoi Underground” trong Asiaweek, 31 tháng 7, 1982) khi anh hãy còn chỉ được biết dưới tên là “Ngục-sĩ,” tôi đã đi theo được phần nào những thăng trầm của cuộc đời Nguyễn Chí Thiện.
Rồi để chuẩn bị đón anh ra với tự do, tôi đã dịch hầu hết 400 bài trong tập Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực để kịp giới thiệu một tiếng nói đấu tranh rất Việt Nam – bằng thơ – với thế giới (The Flowers of Hell, 1996).
Cuối năm 1998, anh em mình lại còn có dịp đi một vòng Úc Châu do Cộng Ðồng Người Việt Tự Do bên đó mời sang. Ði với anh hơn hai tuần qua sáu thành phố, mình mới có dịp chuyện trò về bao nhiêu chuyện tâm đắc như biết anh thuộc làu cả 700 bài thơ anh làm trong tù (dù không có bút giấy nên phải học thuộc lòng), hay được thấy sự uyên bác của anh về văn học thế giới (Trung Hoa, Pháp, Anh, Nga). Tôi cứ tiếc mãi là bây giờ anh nằm xuống, người ta sẽ không bao giờ còn có cơ hội nghe những bàn luận thật lý thú của anh về văn học nước nhà (như về thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du) hoặc về các tuyệt-tác-phẩm trong văn thơ nước người.
Ðến khi anh sang Pháp do Parlement des Écrivains mời, năm đầu ở Strasbourg với anh Vũ Thư Hiên, rồi hai năm sau ở St. Lô, Normandie, tôi cũng cố mò sang thăm anh ở khu nhà gần trạm xe buýt L’Enfer (Ðịa Ngục). Những năm này đã giúp anh hoàn tất hai tác phẩm lớn: bản dịch Hoa Ðịa Ngục sang tiếng Pháp (Fleurs de l’Enfer) do BS Nguyễn Ngọc Quỳ và Dominique Delaunay (2000) và bản thảo tập truyện Hỏa Lò (do Tổ Hợp XBMÐ Hoa Kỳ in ra năm 2002). Cũng trong thời gian ở Pháp, anh đã gặp Tổng Phống Pháp Mitterrand.
Sau khi anh trở về Mỹ, anh em mình như hình với bóng. Không bao giờ tôi qua Cali mà không tìm gặp anh, dù là để tán gẫu hay hỏi thăm sức khỏe hay chỉ uống với nhau một ly nước, dùng một bữa cơm đạm bạc (vì anh ăn rất nhảnh).
Chỉ tiếc là những năm sau này anh mắt kém, dễ mỏi, không đọc được lâu và cũng không ngồi viết được lâu nên dù muốn, anh đã không thực hiện được cuốn hồi ký mà tôi cứ xin anh cố gắng hoàn tất. Trong khi đó anh khuyên tôi nên viết một cuốn lịch sử văn học VN trong tiếng Anh mà tôi cứ lần lữa nên đâm thất hứa với anh.
Nhưng dầu sao, qua mấy tác phẩm lớn của anh, anh cũng đã để lại được một di sản đồ sộ cho văn học nước nhà. Qua văn thơ của anh, đã được dịch sang nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Ðức, Tiệp, v.v.), thế giới ngày nay không thể không biết đến anh và qua anh, một góc nổi của văn học VN hôm nay. Thơ anh đã vào sách giáo khoa ở Mỹ, vào những tuyển tập thơ tù của Liên Hiệp Quốc, vào từ điển văn học thế kỷ thứ 20, truyện của anh (Hỏa Lò Stories) đã được Yale University Press in ra, làm thành những mốc lớn của văn học VN đi ra với thế giới.
Nhưng di sản chính của anh lại lớn hơn thế nhiều. Ðó là gương can đảm, chất hiên ngang bất khuất trong anh ngay trước cường quyền, ngay cả ở trong tù, chứng minh được sức mạnh của giáo dục truyền thống VN, và lòng thương vô bờ bến của anh đối với những số phận thiệt thòi, thấp cổ bé họng trong xã hội:
Sẽ có một ngày
Con người hôm nay
Vất súng, vất cùm, vất cờ, vất đảng
Ðòi lại khăn tang, xoay ngang vòng nạng oan khiên
Về với giáo-đường, mồ mả gia-tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao nhiêu thù hận tan vào mây khói
Sống sót trở về phúc-phận an thân
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ kính cẩn dâng lên
Này vòng hoa tái ngộ
Ðặt lên mộ cha ông
Khai sáng kỷ-nguyên tã trắng thắng cờ hồng…
Sẽ có một ngày…. oan khiên
Tiếng mục-đồng êm ả
Tình quê sẽ bao la
Thay tiếng Quốc-tế-ca
Bằng tiếng diều cao vút trong chiều tà
Trên nền trời bao la
Trên nền trời xanh lơ
Trên nền trời bao la
Trên nền trời xanh lơ…
(theo bản phổ nhạc của PD)
Anh Nguyễn Chí Thiện ơi, VĨNH BIỆT! Song anh có thể tin như sắt đá với tôi… là ngày đó sẽ đến!
Nguyễn Ngọc Bích
Ðồng Xuân, Bang Trinh Nữ, Hoa Kỳ Quốc
Ðêm 3 tháng 10, 2012
Nguyễn Chí Thiện và một số bạn vùng Hoa Thịnh Đốn (ảnh trích trong tác phẩm “Hoa Địa Ngục”)
—————————————————————————————————-