Thấy Nga xâm lược Ukraine, nên những nước ở châu Âu xưa nay muốn làm anh hùng tự xưng trung lập nay thấy lạnh tóc gáy cần cái dù NATO để che chắn nắng mưa, tình nguyện nộp đơn xin gia nhập NATO. Đó là hai nước Phần Lan (Finland) và Thụy Điển (Sweden) ở châu Âu.
Ngày 11/04 vừa rồi tạp chí The Times đưa tin hai nước Phần Lan và Thụy Điển đang nộp đơn gia nhập NATO, và đã được thảo luận trong nhiều phiên họp của ngoại trưởng các nước NATO vào tuần trước. Cuộc họp cũng có sự tham dự của lãnh đạo Phần Lan và Thụy Điển. Phần Lan dự kiến nộp đơn gia nhập NATO vào tháng 6, sau đó đến Thụy Điển.
Phần Lan có chung biên giới với Nga dài chừng 1,300 km, hơn một nửa chiều dài biên giới giữa Ukrain-Nga 2295 km. Đủ để sự đe doạ của Nga đối với Phần Lan nguy hiểm không kém đối với Ukraine.
Nữ Thủ Tướng Phần Lan bà Sanna Marin vào đầu tháng 4/2022 tuyên bố đã đến lúc Phần Lan và Thuỵ Điển phải nghiêm chỉnh xem xét lại lập trường của mình đối với khối NATO. Vì “Nga không phải là nước láng giềng như chúng tôi tưởng”, đồng thời bà thúc giục đưa ra quyết định “kỹ lưỡng nhưng nhanh chóng gia nhập khối NATO”
Về Tổng Thư Ký NATO, ông Jens Stoltenberg nói với các cơ quan truyền thông rằng NATO đã đối thoại với các nhà lãnh đạo Phần Lan và Thụy Điển, nếu 2 nước này quan tâm đến việc gia nhập NATO, chỉ cần họ nộp đơn xin gia nhập là sẽ nhận được sự phê chuẩn của tất cả 30 quốc gia thành viên NATO, do đó hai nước này gia nhập NATO “tương đối nhanh chóng”.
Việc đưa banh qua lại ăn ý giữa lãnh đạo Phần Lan và Thuỵ Điển với Tổng Thư Ký NATO như vậy thì việc hai nước này gia nhập khối NATO chỉ còn là thủ tục.
Cũng theo The Times cho biết các nhà ngoại giao châu Âu, đánh giá rằng hai nước Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sẽ giúp tăng cường khả năng thu thập tin tức tình báo và củng cố lực lượng không quân cho khối NATO.
Nga đe doạ dùng nguyên tử nếu Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO
Không biết bom nguyên tử của Nga lớn cỡ nào và có dám cho nổ hay không, mà lúc nào cũng đem ra hù doạ, còn các nước tư bản vì coi trọng sinh mạng con người nên có vẻ “e ngại” khi chiến tranh nguyên tử (Đại Chiến Thế Giới III) nổ ra. Cho nên nên nước nào cũng kềm chế tối đa, “được đằng chân lân đằng đầu” hở một chút là Nga nói bóng gió dùng nguyên tử để giải quyết. Hãy trả lời cho Putin như một ông bộ trưởng nào đó (quên tên) ở Pháp từng tuyên bố “Nga có nguyên tử thì chúng tôi cũng có nguyên tử” hay ông Trump trả lời Kim Jong-un là “nút đỏ (dùng bấm nguyên tử) của Mỹ lớn hơn của Kim Jong-un”…
Khi nghe tin Phần Lan và Thuỵ Điển muốn gia nhập khối NATO, Nga lại doạ đến hai chữ nguyên tử!
Theo hãng tin Reuters và CNBC ngày 14/4, Dmitry Medvedev, Phó Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Liên Bang Nga, trước đây từng là Tổng Thống nước Nga, nay là nhân vật đứng thứ hai sau Putin đã lên tiếng doạ NATO rằng, “nếu cho Phần Lan và Thụy Điển tham gia khối NATO do Mỹ cầm đầu, Nga buộc phải tăng cường sức mạnh hải quân, lục quân và không quân trong khu vực, bao gồm cả việc khai triển vũ khí nguyên tử, và Moscow sẽ có nhiều kẻ thù chính thức hơn”.
Theo báo RT (Nga) đưa tin thì Nga đang nhấn mạnh rằng “việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO có nghĩa là một sự thay đổi trong thế trận nguyên tử”.
Nghe vậy, Mỹ cũng lo ngại – khuyên thế giới không nên xem thường “đe doạ nguyên tử của Nga”
Theo tin Reuters ngày 14/4, Giám đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Mỹ (CIA) ông William Burns cảnh báo: “Không ai trong chúng ta có thể xem nhẹ mối đe dọa gây ra bởi việc sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật hoặc vũ khí nguyên tử với hiệu suất thấp”. Mặc dù tình báo CIA vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cụ thể chứng minh sự lo ngại của Giám Đốc CIA Hoa Kỳ.
Giám đốc tình báo CIA cho biết thêm vũ khí nguyên tử hiệu suất thấp và chiến thuật là những vũ khí được chế tạo để sử dụng trên chiến trường. Trong đó một số chuyên gia ước tính, Nga sở hữu khoảng 2,000 vũ khí có thể được chuyển giao cho các lực lượng không quân, hải quân và lục quân.
Đấy là chuyện các nước trung lập châu Âu, Nga và Mỹ – chúng ta chờ xem Phần Lan, Thuỵ Sĩ có gia nhập NATO hay không, hay sợ Nga hù doạ nguyên tử mà rút đơn xin gia nhập NATO.
https://vietquoc.org