DƯƠNG CẦM- BẢN NHẠC CUỐI CÙNG CỦA NHẠC SĨ ĐAN THỌ (Mùi Quý Bồng)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Nhc sĩ Đan Th và hàng đng t trái sang phi: Con r Mùi Quý Bng, Bà Đan Th, Th n Đan Kim Thư, Trưởng n Đan Kim Tâm, Em dâu Kim Randall, Cht ngoi Alexa Trn, Cht ngoi Evelyn Trn, Cht ngoi Megan Trn, Cháu ngoi Mùi Quý Đan Vy chp ti mt nhà hàng Nht năm 2017 

Một buổi chiều Thu năm ấy, đã lâu lắm rồi. Ngồi trên chiếc phi cơ từ Orange County, California trở về New Orleans, Louisiana, tôi gắn ống nghe vào tai, ngã đầu trên ghế, mở nhạc nghe cho qua thì giờ. Đột nhiên những âm thanh thánh thót, trầm bỗng qua tiếng dương cầm trong bản Piano Concerto No 21 của Mozart trong một thoáng chốc bỗng đem tôi rời khỏi khung cảnh chật hẹp trong lòng chiếc phi cơ đến một cõi mộng mơ xa vời nào đó khiến tôi quên hết thực tại. Tôi thấy mình như đang bay bỗng giữa một không gian liêu trai xa vắng, mơ hồ, ngây ngất. Bản nhạc vừa dứt thì tôi cũng bừng tỉnh, thoát khỏi cơn mơ. Ý thơ từ đâu bỗng cuồn cuộn chảy đến, và tôi đã viết bài thơ Dương Cầm ngay lúc đó, trên một tờ napkin cô tiếp viên tóc vàng xinh xắn vừa đưa cho tôi cùng với ly cà phê ít phút truớc. Bài thơ như sau: 

DƯƠNG CẦM

Tay thuôn nhẹ vuốt phím ngà.

Âm thanh thoáng chốc chan hòa không gian.

Đê mê hồn tỏa theo đàn,

Ta nghe run rẩy từng làn tâm tư.

Ngất ngây tiềm thức say nhừ.

Trong hư vô bỗng mơ hồ tiếng ai

Nghe như âm hưởng liêu trai.

Mênh mang lòng đã trãi dài sông mê.

Tiếng trầm lắng xuống lê thê,

Tiếng cao vút tận sao Khuê não nùng

Tay đàn dồn dập thay cung

Thiết tha…đắm đuối…ngập ngừng…bâng khuâng…

Môi thơm em đã kề gần

Trong ta từng phím dương cầm xôn xao

Hương yêu ngây ngất, dạt dào

Ta theo em nhẹ bước vào Thiên Thai.   

Bận rộn với công việc, thời gian sau đó tôi cũng quên đi, không nhớ đến nó. Cho đến một hôm Nhạc Sĩ Đan Thọ đưa tôi xem bản nhạc Dương Cầm ông vừa viết xong, dựa theo ý bài thơ của tôi. Ông nói ông đã có cảm hứng khi ngồi nhìn và nghe cô cháu ngoại, YLan, ngồi trước cây đàn dương cầm, tập dượt cho một buổi trình tấu của Đại Học Loyola ở New Orleans.  YLan là cô con gái thứ hai của tôi và Đan Kim Tâm, trưởng nữ của Nhạc Sĩ Đan Thọ. Nhạc Sĩ Đan Thọ không viết nhiều bài nhạc, nhưng những bài ông viết, và tài nghệ sử dụng đàn violon và kèn saxophone của ông đã làm ông nổi danh từ những ngày tháng miền Nam Việt Nam còn an bình, thịnh vượng. Chắc không ai không biết bản nhạc Chiều Tím, thơ Đinh Hùng; Tình Quê Hương, thơ Phan Lạc Tuyên hay Mimosa Thôi Nở, thơ Nhất Tuấn…

Sau ngày miền Nam thất thủ, ông kẹt lại Sài Gòn một thời gian dài rồi mới qua Hoa Kỳ định cư, sum họp với gia đình con cháu. Mặc dù vẫn theo đuổi nghệ thuật âm nhạc, và tiếp tục cộng tác với Nhạc Sĩ Ngọc Chánh trình diễn hằng đêm ở Phòng Trà Ritz bên California, ông không viết thêm một bản nhạc nào nữa trong suốt thời gian ở hải ngoại. Ông nói ông viết bài Dương Cầm chỉ vì nỗi cảm xúc đặc biệt khi thấy hình ảnh thật đẹp của cô cháu ngoại thân yêu bên cây đàn dương cầm, và nghe những âm thanh quyến rũ tỏa ra từ những phím ngà và những ngón tay thoăn thoắt lướt trên đó.

Một điểm thú vị là ít lâu sau đó Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm gửi cho tôi một phiên bản khác của Dương Cầm. Ông nói ông rất thích bản Dương Cầm của Đan Thọ, nhưng ông muốn viết một phiên bản mới để giữ cho bản nhạc đi sát với lời thơ hơn. Nhạc Sĩ Đan Thọ và Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm đều đã cao tuổi. Trong suốt cuộc đời, hai nhạc sĩ đã cống hiến cho nghệ thuật những đoá hoa thơm bất tử.

Tôi có cái may mắn được gọi Nhạc Sĩ Đan Thọ là Nhạc Phụ, và sau này, khi ông từ Orange County về New Orleans, rồi sau trận bão thảm khốc Katrina, qua Houston sinh sống, trở thành y sĩ riêng, chăm sóc sức khỏe cho ông, giữ cho ông còn được vui sống với con cháu cho đến ngày nay dù đã trên 90 tuổi. Xin cám ơn hai nhạc sĩ đã để mắt xanh đến bài thơ Dương Cầm và cho tôi hai bản nhạc đặc biệt, giúp chắp cánh cho nó bay cao hơn và xa hơn.

Mùi Quý Bồng (Tháng Sáu, 2017)

 

Đây là bn nhc Dương Cm viết bi Nhc Sĩ Đan Th. Bn nhc này sau đó đã được trình by bi Ca Sĩ Thái Tho và thu vào CD Trn Ngày Nh Em do VietStar Production sn xut và phát hành.

 

(Trích bài của Bác sĩ Mùi Quý Bồng đăng trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 134 phát hành ngày 1 tháng 9 năm 2017)