CUỐI CÙNG DÂN BIỂU CỘNG HÒA KEVIN MCCARTHY CŨNG ĐƯỢC BẦU CHỦ TỊCH HẠ VIỆN

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Tân Chủ Tịch Hạ Viện Kevin McCarthy

Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua vào tháng 11/2022, đảng Cộng Hòa thắng đảng Dân Chủ tại hạ viện với tỷ số 222/212. Đảng Cộng Hòa chiếm khối đa số (majority) và đảng Dân Chủ thành khối thiểu số (minority).

Thông thường người lãnh đạo Hạ Viện của khối đa số có cơ hội hầu như tuyệt đối để trở thành lãnh đạo Hạ Viện Hoa Kỳ tức là Chủ Tịch Hạ Viện hay còn gọi là Speaker of the House. Đó là nhân vật thứ ba của nước Mỹ đứng sau Tổng Thống và Phó Tổng Thống.

Chuyện thường lệ xảy ra trong chính trường Mỹ là thế, nhưng năm nay lại khác. Dân biểu Kevin McCarthy không nhận được sự ưu ái của những người cùng đảng Cộng Hòa bầu vào chức Chủ Tịch Hạ Viện.

Qua đó, mới thấy chông gai chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng Hòa, quả thật 100 năm nay mới có một lần – Ông McCarthy phải mất 4 ngày (từ thứ Ba (03/01) đến thứ Sáu (06/01) qua 15 lần bầu cử. Lần thứ 15 vào khuya thứ Sáu ngày 06/01/2023 ông mới được bầu.

Quá trình kéo dài nhiều ngày trong lịch sử đã vạch trần sự chia rẽ giữa Kevin McCarthy và các đảng viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện, đó là điều vất vả cho Hạ Viện Hoa Kỳ trong tương lai khi họ tìm cách thông qua các dự luật quan trọng nào đó trong hai năm tới.

Dưới đây những những núi cao mà Tân Chủ Tịch Hạ Viện Kevin McCarthy phải vượt qua trước mắt…

1) Trận chiến Chủ Tịch Hạ Viện đã làm suy yếu McCarthy đến mức nào, làm sao ông đứng lên mạnh mẽ?

House Freedom Caucus có quyền lực lần đầu tiên kể từ khi đảng Dân Chủ giành được Hạ Viện vào năm 2018, và nhóm cực hữu đã không lãng phí thời gian để làm chủ vị trí của mình, cung cấp sơ qua một số vấn đề mà Kevin McCarthy sẽ phải đối diện khi ông đảm nhận vị trí Tân Chủ Tịch Quốc Hội yếu nhất trong những năm gần đây.

Cuộc họp kín của những người bảo thủ theo đường lối cứng rắn đã đặt McCarthy vào tình thế khó khăn khi ông cố gắng lãnh đạo một số dân biểu cứng đầu để đối phó với dự luật mà lưỡng đảng có khả năng được thông qua từ Thượng viện.

Điều gì sẽ xảy ra khi Thượng Viện Hoa Kỳ gửi một thỏa thuận chi tiêu vào cuối mùa hè này không phù hợp với thỏa thuận mà Chủ Tịch Hạ Viện McCarthy đã ký với những những thành phần người bảo thủ tại Hạ Viện? Liệu McCarthy có sẵn sàng đóng cửa chính phủ Hoa Kỳ không, điều mà các thành viên House Freedom Caucus có thể sẽ yêu cầu ông McCarthy làm?

Không biết Kevin McCarthy sẽ sẵn sàng chiến đấu đến mức nào, với tình trạng bầu tại Hạ Viện trong những ngày qua? Liệu McCarthy có chịu nổi đảm nhiệm một nhiệm này hay không thì chúng ta phải chờ xem.

2) Giới hạn mức nợ trần

Nỗ lực lờ mờ nhằm tăng trần nợ có thể sẽ là thử thách cuối cùng trong năm tới đối với Chủ Tịch McCarthy và sẽ chứng minh hệ quả trong việc trả lời nhiệm kỳ của ông sẽ kéo dài bao lâu.

Cuộc phiêu lưu kéo dài trong tuần này để bổ nhiệm một Chủ Tịch Hạ Viện đã khiến một số người trong Đảng Cộng Hòa lo lắng về những gì sẽ xảy ra khi đến thời điểm cuối năm nay để nâng giới hạn nợ trần quốc gia – một vấn đề đã vô cùng kinh ngạc vào năm 2011, khi lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị xếp hạng tín dụng giảm xuống.

“Sẽ không có chuyện tăng trần nợ sạch, đó là điều chắc chắn”, Dân biểu Scott Perry (R-Pa.), Chủ tịch House Freedom Caucus nói với các phóng viên hôm thứ Sáu.
Dân Biểu Chip Roy (R-Texas), một đồng nghiệp cầm cự cho đến thứ Sáu, cho biết rằng họ sẽ giữ chân McCarthy trước ngọn lửa vì những vết cắt.

“Thật an toàn khi nói rằng chúng tôi tin rằng phải có những giới hạn chi tiết rõ ràng về chi tiêu gắn liền với việc tăng trần nợ”, Roy nói, đồng thời cho biết thêm rằng khuôn khổ “đóng vai trò là khuôn mẫu mà chúng tôi sẽ quy trách nhiệm cho ông McCarthy”.

3) Mối quan hệ với Thượng Nghị Sĩ (TNS) Cộng Hòa McConnell

Trong khi McCarthy đối phó với những người bảo thủ hàng ngày, ông ấy cũng sẽ có một mối quan hệ quan trọng khác rất quan trọng trong những tháng tới: mối quan hệ với Lãnh đạo thiểu số Thượng Viện Đảng Cộng Hòa Mitch McConnell (R-Ky).

Hai người đàn ông này (McCarthy và McConnell) có phong cách lãnh đạo như dầu và nước. TNS Mitch McConnell, đã lãnh đạo khối thiểu số TNS Cộng Hòa của mình một cách vững chắc trong những năm gần đây, tương phản với McCarthy, không thành công lãnh đạo khối thiểu số Hạ Viện đảng cộng Hòa mà chúng ta chứng kiến cuộc bỏ phiếu Chủ Tịch Hạ Viện vừa rồi.

Ngoài ra, hai người cùng Đảng đã xung đột về một số vấn đề, từ việc giải quyết nỗ lực tài trợ cho chính phủ vào cuối năm 2022, cho đến cách giải quyết vấn đề viện trợ cho Ukraine, dự luật chi phí cơ sở hạ tầng lưỡng đảng trị giá 1 nghìn tỷ USD, luật bạo lực súng đạn, Đạo Luật Khoa Học và CHIPS Semiconductor.

Mặc dù vậy, vì quyền lợi của Đảng hai người cũng còn giữ những giao tình.

4) Tài trợ Ukraine

Tài trợ để giúp Ukraine chiến tranh với Nga trở thành một lĩnh vực gây tranh cãi trong hội nghị của Đảng Cộng Hòa và ngay ở lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ.

Dự luật chi tiêu của Washington được cả hai viện thông qua vào tháng 12/2022 bao gồm 45 tỷ đô la tài trợ cho Ukraine. Nhưng khi đến giờ tranh luận, các cuộc thảo luận trở nên lộn xộn to tiếng.

Trong khi đa số thành viên của hội nghị Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine trong suốt cuộc xung đột kéo dài gần một năm, một số đảng viên Cộng Hòa bảo thủ đã bày tỏ sự phản đối việc hỗ trợ Ukraine khi chiến tranh kéo dài.

Vào tháng 10/2022, Kevin McCarthy đã cảnh báo quốc hội Mỹ rằng các đảng viên Cộng Hòa tại Hạ Viện sẽ không viết “tấm séc trắng” cho Ukraine nếu họ nắm quyền kiểm soát Hạ Viện. Vài tháng trước đó, vào tháng 5/2022, có 57 Dân Biểu Cộng Hòa đã bỏ phiếu chống lại số viện trợ trị giá hàng tỷ đô la cho Ukraine.

4) Đảng Dân Chủ có giúp McCarthy thông qua các dự luật tại Hạ Viện không?

Trong những bất đồng khó khăn chồng chất, phải kiếm từng lá phiếu của các dân biểu để thông qua một dự luật, không biết những Dân Biểu của đảng Dân Chủ có bỏ phiếu thông qua Hạ Viện những dự luật hay không? Ví dụ như nợ trần chẳng hạn…

Trận chiến Chủ Tịch Hạ Viện tuần này như một báo hiệu, trong khi các đảng viên Cộng Hòa gặp khó khăn, các đảng viên Dân Chủ chỉ cần tránh xa. Mặc dù, tân lãnh đạo khối thiểu số của đảng Dân Chủ tại Hạ Viện Hakeem Jeffries có lên tiếng vừa chỉ trích vừa kêu gọi:

Dân Biểu Hakeem Jeffries (NY) người thay bà Nancy Pelosi, lãnh đạo khối Thiểu Số Hạ Viện đảng Dân Chủ, cho biết: “chúng tôi [Dân Biểu Dân Chủ] yêu cầu là các đảng viên Cộng Hòa tại Hạ Viện hòa thuận với nhau”.

5) Quan hệ giữa McCarthy và cựu TT Trump đến đâu?

Mối quan hệ của McCarthy với Trump vừa sâu sắc vừa tế nhị – một mối quan hệ vì chính trị trở nên  phức tạp hơn sau cuộc biểu tình tại ngày 1 tháng 6 năm 2020 tại điện Capitol. Ngày ấy, McCarthy đã đến Hạ Viện và tuyên bố “Trump phải chịu trách nhiệm về cuộc bạo loạn”. Nhưng chỉ vài tuần sau, ông Trump vẫn còn nổi tiếng trong Hội Nghị Đảng Cộng Hòa của Hạ Viện – Mike McCarthy thân hành đến tận tư dinh Mar-a-Lago, khu nghỉ dưỡng của Trump ở Florida, để sửa đổi.

Bây giờ, ông Trump ủng hộ vai trò Chủ Tịch Hạ Viện của McCarthy bất chấp sự dè dặt từ phe cực hữu của đảng Cộng Hòa. Khi McCarthy gặp sóng gió trong việc tranh chức Chủ Tịch Hạ Viện trong tuần này trước những Dân Biểu Cộng Hòa bảo thủ, Ông Trump lại can thiệp, kêu gọi những người ủng hộ từ bỏ sự phản đối của họ. Ông Trump tiếp tục sự vận động đến phút cuối cùng, lần bỏ phiếu thứ 14 vào tối thứ Sáu ngày 06/01/2023, đến khi McCarthy thành công.

Tuy nhiên đã ló ra mối quan hệ có thể trở nên phức tạp hơn trong những tháng tới. Nhất là khi McCarthy ngồi vào vị trí khó khăn lãnh đạo Hạ Viện trong chu kỳ tranh cử của Trump mà uy tín của Trump cũng đang giảm điểm vì một số nguyên nhân. Trước tình hình như vậy, ông Trump đòi hỏi một chiến hữu trung thành, liệu ông McCarthy có làm được với ông Trump không?

Lê Hoành Sơn