Cái nhin thời cuộc
Có phải Trung Quốc đang âm thầm chuẩn bị chiến tranh ?
Trung Quốc đang có những động thái chuẩn bị chiến tranh. Trong khi đại dịch virus Vũ Hán (Covid-19) đã phơi bày một số những sai lầm nghiêm trọng về tính toán chính trị đằng sau hàng thập kỷ quan hệ chiến lược quốc tế với Bắc Kinh, thì vấn đề sâu sắc của chúng ta mới chỉ là bắt đầu.
Thúc đẩy bởi mong muốn của chúng ta là có được những hàng hóa với giá cả rẻ hơn bao giờ hết, thế giới đã vô tình cùng nhau mộng du vào sự phụ thuộc nguồn cung từ Trung Quốc.
Canh bạc đã được đặt ra như là một sự đánh đổi công bằng. Một mặt, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phát triển các chuẩn mực dân chủ và nắm lấy các mối quan hệ với cộng đồng quốc tế, trong khi chúng ta ngày càng giàu hơn từ toàn cầu hóa. Nhưng sự thật thì lâu nay chúng ta đã bị chơi xấu.
Cho dù đó là quần áo thời trang, thiết bị bảo vệ cá nhân hoặc các bộ phận phần cứng, quá nhiều hàng hóa được sản xuất của chúng ta ngày nay đều dựa vào chuỗi cung ứng ‘Made in China”. Cùng lúc với việc bận kiểm soát sản xuất của chúng ta, Trung Quốc cũng đang bận rộn nhân bản (copy/ ăn cắp) những phần mềm của phương Tây, thông qua sự thiếu tôn trọng của họ đối với các quy tắc quốc tế về vấn đề bản quyền.
Và trong khi thế giới đang phụ thuộc vào Trung Quốc về phần cứng, thì ngược lại, Trung Quốc tránh sự phụ thuộc phần mềm vào người ngoài bằng cách tạo ra các sản phẩm riêng của họ để thay thế: TikTok để thay thế Snapchat, Weibo thay vì Twitter, WeChat & RenRen cho Facebook. Thật vậy, luôn luôn có một phiên bản tiếng Trung thay thế cho hầu hết mọi phần mềm ứng dụng.
Với những hàng hóa và phần cứng được sản xuất tại Trung Quốc, và phần mềm với số lượng ngày càng tăng được “nhân bản tại Trung Quốc”, tài nguyên thiên nhiên của họ là gì? Thông qua sáng kiến ‘Vành đai & Con đường’ – ‘Con đường tơ lụa thế kỷ 21’ kết nối Trung Quốc với Châu Âu qua mạng lưới giao thông đường bộ và đường biển, Trung Quốc đã bắt tay vào các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ ở 60 quốc gia, bao gồm các khoản vay và các dự án xây dựng mà theo đó, các hải cảng và mỏ khoáng sản chính được dùng làm tài sản thế chấp cho Trung Quốc để bảo đảm thanh toán.
Hãy nhìn sang Pakistan, các quốc gia Châu Phi hoặc Đông Nam Á để thấy Trung Quốc nhanh chóng mở rộng quyền sở hữu các mỏ khoáng sản và hải cảng cũng như phi trường. Hãy nhìn sang Vương Quốc Anh và nỗ lực của Trung Quốc trong việc xâm nhập ngành công nghiệp viễn thông thông qua thỏa thuận với Huawei, hoặc việc Trung Quốc gần đây đã mua lại tập đoàn sắt thép của Anh Quốc (British Steel) và nỗ lực sắp tới của Trung Quốc là tìm mọi cách để xâm nhập ngành công nghiệp điện hạt nhân. Bắc Kinh thậm chí còn đạt được thỏa thuận phát triển nhà máy hạt nhân Hinckley ở Somerset, từ đó mở đường cho Trung Quốc thâm nhập thị trường toàn cầu để thống trị năng lượng hạt nhân.
Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã quá ngây thơ khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc; từ sản xuất hàng hóa, cung cấp phần mềm, phần cứng, cung cấp tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng quan trọng cho Trung Quốc. Đồng ý là lợi ích kinh tế của toàn cầu hóa là một việc tốt, nhưng như những hệ quả của cơn đại dịch virus Vũ Hán (Covid-19) đã chỉ ra, nó đã khiến cho xã hội chúng ta bị tổn thương trong một cuộc khủng hoảng lớn, không thể sản xuất những nhu yếu phẩm cơ bản nhất như PPE. Trong khi đó, Trung Quốc đã có thể tự túc.
Trong khi theo đuổi sự thống trị về mặt kinh tế ở nước ngoài, nhà nước độc đảng cộng sản Trung Quốc đã tập trung quyền lực chính trị tại nội địa, giành quyền cai trị chưa từng có đối với người dân của họ thông qua nhiều công nghệ gián điệp ghi chép tài liệu đầy đủ về công dân của họ, và đang giam cầm từ 1 đến 2 triệu người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ.
Xem lại những gì chúng ta đã biết về lịch sử thuộc địa, chúng ta hoàn toàn không nghi ngờ gì khi tin rằng Trung Quốc đang ở giai đoạn tiền thuộc địa. Các nhà nước trong giai đoạn này cố gắng tập trung quyền lực trong nước dưới sự cai trị của một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, thống trị chuỗi cung ứng toàn cầu và độc quyền công nghiệp, trong khi vẫn tìm cách mở rộng ra nước ngoài để bảo đảm tài nguyên thiên nhiên. Trung Quốc hiện nay đang ráo riết theo đuổi chính sách là một quốc gia tự cung tự cấp, và câu hỏi được chúng ta cần đặt ra là tại sao.
Dựa vào những thông tin trên, chúng ta có thể kết luận rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh: chiến tranh tổng lực, không giới hạn. Hình thức chiến tranh lần này là để tìm cách tái cân bằng trật tự thế giới, nghiêng về phía họ bằng cách thay thế Mỹ trở thành cường quốc thống trị toàn cầu. Trong lịch sử, các cuộc xung đột lớn đã nảy sinh khi cường quốc toàn cầu hàng đầu bị thách thức bởi một đối thủ, một vấn đề được gọi là bẫy Thucydides – và Trung Quốc được dự kiến (theo một số số liệu) sẽ vượt qua Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập kỷ này.
Ngoài ra, và đặc biệt không giống như chúng ta, Trung Quốc đang chuẩn bị cho loại chiến tranh tiếp theo. Trung Quốc biết rằng họ không thể đánh bại quân đội Hoa Kỳ – và họ biết rằng loại chiến tranh trên bộ đã gần kết thúc.
Thay vào đó, bằng cách đảm bảo các chuỗi cung ứng toàn cầu, duy trì sự độc lập về công nghệ thông tin và có được sự hiểu biết sâu sắc về dân số của mình, Trung Quốc có thể tập trung vào việc xây dựng các khả năng chiến tranh mạng và sinh học của mình trong khi vẫn tương đối an toàn trước chính mình. Xem xét tất cả những điều này, từ thép đến hạt nhân đến viễn thông, chính sách của chúng ta đối với Trung Quốc cho đến năm 2020 có thể được mô tả là một trong những thất bại. Từ quan điểm của Trung Quốc, họ đã thành công khi tặng cho chúng ta một con ngựa thành Troia.
Như vậy giải pháp đối phó của chúng ta là gì? Chúng ta có bị dính mồi đó và có chuẩn bị cho chiến tranh không? Không. Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu những gì đã xảy ra, và nắm bắt nó đến mức nào mà chúng ta đã đem trao cho Trung Quốc những công cụ để họ đánh bại chúng ta.
Từ lâu, Trung Quốc đã có chiến lược để đối phó với chúng ta, trong khi chúng ta không có chiến lược đối phó lại với Trung Quốc. Chúng ta phải nhanh chóng xoay vòng mối quan hệ chiến lược của mình, một mối quan hệ đòi hỏi phải hiểu rằng Trung Quốc đang trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh với chúng ta và giờ đã đến lúc chúng ta phải chấm dứt sự ngây thơ của chúng ta.
Chúng ta phải giảm thiểu tổng số phụ thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu của mình vào Trung Quốc hoặc bất kỳ một quốc gia nào trong vấn đề đó. Đồng ý là có quan hệ thương mại với Trung Quốc, nhưng chúng ta p cũng phải hoàn thiện những cơ sở hạ tầng quan trọng: hạt nhân, viễn thông và tài nguyên thiên nhiên như thép.
Khi vấn đề chính trị hóa gần đây của WHO cho thấy, cộng đồng quốc tế sau chiến tranh – được cho là do Liên Hiệp Quốc quản lý – đã không còn phục vụ mục đích của mình và có lẽ hơn bao giờ hết, LHQ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về thẩm quyền đạo đức. Thay vào đó, theo kiểu NATO, chúng ta phải sắp xếp lại các liên minh chiến lược và quân sự quanh Thái Bình Dương và xây dựng sự đồng thuận quốc tế để chống lại tham vọng bành trướng rộng lớn hơn của đảng cộng sản Trung Quốc.
Cũng giống như với việc không phổ biến hạt nhân, phải có những hậu quả xảy ra trên phạm vi toàn cầu do sơ suất trong an ninh mạng và an toàn sinh học. Sau đại dịch virus Vũ Hán (Covid-19), sẽ là khôn ngoan hơn nếu chúng ta có thể xây dựng một sự đồng thuận toàn cầu mới về các biện pháp trừng phạt phù hợp đối với các quốc gia vi phạm an toàn mạng hoặc an toàn sinh học của chúng ta.
Bất cứ điều gì xảy ra ở Trung Quốc sẽ không ở lại trong nội địa Trung Quốc. Chỉ có sự kiêu ngạo và ngây thơ của chúng ta mới cho phép chúng ta tiếp tục mù quáng như vậy. Chúng ta đã bị qua mặt, nhưng đại dịch này đã nói lên những thất bại của chúng ta và đưa chúng trở thành một chủ đề hàng đầu. Chúng ta sẽ chỉ đáng bị thất bại và thua thiệt (trước Trung Quốc) nếu chúng ta không học những bài học ngay từ bây giờ.
(Brian Vu)
April 21-2020