CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA BIDEN: BỎ RƠI CON NGƯỜI & VÔ TRÁCH NHIỆM

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
Tác giả Cựu đại tá Hùng Cao là ứng cử viên Dân Biểu Quốc Hội thuộc đảng Cộng hòa tranh cử ở quận hạt thứ 10 của tiểu bang Virginia vào tháng 6/2022.
Đại tá Cao đã phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ hơn 25 năm tại một số vùng xung đột nóng bỏng của chiến trường Iraq và Afghanistan

Khi thế giới nhìn thấy những người dân tuyệt vọng chạy trốn khỏi Ukraine, tôi cũng muốn nhắc lại những cảnh tương tự, trong đó người Afghanistan đã trốn thoát khỏi quê hương họ chỉ vì sự an nguy của một màu cờ nước ngoài. Mới 6 tháng trước ở Kabul, những người đàn ông đã rơi xuống từ các máy bay tị nạn và những bà mẹ kinh hãi đẩy con nhỏ còn bú vào tay các Thủy quân lục chiến Mỹ trẻ măng mong họ đem theo con mình khi rút quân. Đây cũng là cảnh xảy ra ở Baghdad 12 năm trước khi ISIS lấn chiếm quyền lực và 47 năm về trước cũng xảy ra cảnh chạy nạn tương tự ở Sài Gòn, miền Nam Vietnam. Trong tất cả bốn sự kiện lịch sử bi thảm này, đều có liên quan đến một mẫu số chung: đó là Joseph Robinette Biden Jr.
Vào ngay ngày ông ta trở thành “chủ tịch nước Mỹ”, ông ta đã tự hào ký ngay sắc lệnh hủy bỏ đường ống Keystone XL, xoá đi nhiều chục ngàn việc làm và tước đi sự độc lập về năng lượng của nước Mỹ vĩ đại chỉ bằng một nét bút quèn. Điều này đánh dấu cho sự tấn công đầu tiên của ông ta vào tuyến đầu sản xuất dầu khí của Hoa Kỳ trong cuộc “thập tự chinh của chính mình” như đền đáp lại sự ưu ái mà Đảng ông ta đã “nâng đỡ”.Tuy nhiên, thực tế là sự tiêu thụ xăng dầu nội địa vẫn không vì thế mà giảm đi theo cách thần kỳ dù ngài chủ tịch tuyên hứa với cộng đồng quốc tế rằng ông ta sẽ kiềm hãm việc tạo ra “dấu chân carbon” của dân Mỹ. Giống như hầu hết các lãnh đạo cứng rắn đều hiểu rằng mong muốn là một chuyện nhưng thực hiện nó lại là một việc khác. Muốn chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang phụ thuộc vào năng lượng tái tạo – nếu đó thực sự là những gì tất cả người dân Mỹ mong muốn – sẽ cần thêm thời gian.
Lúc tên lửa của Tổng thống Nga Vladimir Putin dập vũ bão xuống các thành phố ở Ukraine thì Hoa Kỳ đang chi ra 1 tỷ đô la mỗi ngày để nhập mua dầu khí từ Nga. Chính quyền Biden đang tài trợ tiền tài cho cuộc chiến tranh của một gã điên khùng hay sao?!
Lịch sử có thể không quy cho ông Biden phải gánh trách nhiệm về cuộc chiến Ukraine nhưng ông ta sẽ khó trốn tránh khỏi việc sụp đổ của Kabul tại Afganistan. Khi tôi rời khỏi Kabul vào tháng 1 năm 2021, trong quá trình triển khai quân sự tại cuộc chiến cuối cùng của tôi thì tình trạng của đất nước này trở nên bất ổn định và căng thẳng ngoài sức tưởng tượng. Sự phân loại và kiểm soát hỗn loạn nhất.
Vào buổi tối, các nhóm lực lượng Taliban đi lang thang tự do qua lại các trạm gác vắng người gọi là “Checkpoint” mà không hề có sự kháng cự chiếu lệ nào. Cho nên chúng tôi nghi ngờ các lực lượng an ninh quốc phòng quốc gia Afghanistan bị ép buộc rời đi tay không giản tiện, bỏ lại hết vũ khí và thiết bị chiến đấu của họ.
Vào buổi sáng, những lực lượng quân đội Afganistan lục tục trở lại các trạm kiểm soát bỏ trống ban đêm để hoạt động như thường, và cảnh này diễn đi diễn lại mỗi ngày.
Tướng Scott Miller, vị chỉ huy cuối cùng của Lực lượng US tại Afghanistan có nhiệm vụ hỗ trợ các nghị trình của NATO, đã nghĩ ra một kế hoạch thay vì rút hết quân, sẽ để lại một lực lượng khoảng 2.500 lính tinh nhuệ, không thêm không bớt. Đây là một lực lượng phản ứng nhanh mục đích dập tắt sự tiến quân cuốn chiếu của Taliban. Căn cứ Bagram kiên cố sẽ là trung tâm của lực lượng tinh nghệ này cùng nỗ lực gửi đăng các bài viễn thông giao liên để duy trì sự nhận thức tình hình.
Đội ngũ của ông Biden không chấp thuận cũng không từ chối kế hoạch này. Bạch Cung im lặng, họ không làm gì cả. Kết cuộc, chính quyền của Biden, đã không hề biết xấu hổ, quay sang đổ lỗi cho Tổng thống Donald Trump hấp tấp ký hiệp ước Dona thỏa thuận việc rút quân. Câu chuyện bịa rằng ông Biden đã bị ràng buộc bởi thỏa thuận này là rõ ràng sai trái. Ông Trump thậm chí cũng không bị ràng buộc bởi thỏa thuận do chính ông ấy ký vì sự thất thế lúc bấy giờ của Taliban buộc chúng phải bám víu ngay vào các điều khoản của thỏa thuận.
Chúng tôi chờ và tin rằng ông Biden có thể lật ngược hết mọi chính sách của chính phủ trước đó, nhưng đột nhiên cớ sao ông ta lại đổ thừa bị ràng buộc và mắc kẹt với thỏa thuận này? Nhưng chúng ta đã biết câu chuyện này kết thúc ra sao rồi. Mười ba chiến binh đã bị sát hại, nhiều người Mỹ đã bị bỏ lại đó, cả một đất nước Afganistan bị bỏ rơi tan hoang trong cơn chém giết thịnh nộ và cuộc khủng hoảng nhân đạo xuất hiện
phía cuối chân trời. Mô hình “không chịu trách nhiệm cho các quyết định” của ông Biden đã được lặp đi lặp lại từ sự sụp đổ của Iraq cho đến Isis. Thời là “phó chủ tịch” Hoa Kỳ, ông Biden đã được gửi đi đàm phán về Thoả thuận tình trạng các lực lượng quân đội, cung cấp sự bảo vệ cho các thành viên phục vụ quân đội của chúng tôi ở Iraq. Chính trị gia lâu đời lão luyện này đã không đảm bảo đủ sự an toàn cho SOFA, đành phải thu hồi các lực lượng Hoa Kỳ về. Tôi đã chứng kiến từ Basra, Iraq, những đoàn xe tải quân sự Mỹ bị quân phiến loạn tấn công tơi bời trên đường rút lui vội vã. Điều này đã mở rộng lối đi cho bọn ISIS, hay còn gọi là “JV Squad” như cựu Tổng thống Obama đã gọi họ.
Bỏ lại người dân đằng sau là “thủ đoạn bất lương” (modus operandi) của ông Biden. Năm 1975, Thượng nghị sĩ Sinh Viên năm nhất Biden đã từ chối tài trợ cho đồng minh quân đội miền Nam Việtnam, dẫn đến sự sụp đổ tuyệt vọng của Saigon. Mẹ tôi kể rằng: “người Mỹ đã gửi cho chúng ta những khẩu súng không hề có đạn để chiến đấu”, lúc đó tôi đã không hiểu rằng bà ấy đang đề cập đến các chính trị gia lập pháp đồng minh nhẫn tâm kiểu như ông Biden.
“Hoa Kỳ không có bất cứ nghĩa vụ phải cung cấp sơ tán cho 1 hoặc 100.001 người dân hay lính Cộng Hoà Miền Nam”. Những lời ác độc này từ miệng của người đàn ông được miễn trừ nghĩa vụ quân sự vì lý do bệnh suyễn (?) trong khi những đàn ông trẻ tuổi khác đã rời xa nhà và bỏ mình nơi chiến địa. May thay, phiếu bầu NO của ông Biden đã không cản chân tôi đào thoát đến Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1975. Giống như bao người di tản khác, mẹ tôi may giấu tiền mặt cuộn tròn và ghi chữ bên trong các lai quần của tôi, “Đây là con trai chúng tôi, xin hãy chăm sóc nó” phòng trường hợp gia đình bị thất lạc nhau trong quá trình trốn chạy khỏi cộng sản. Phụ huynh ở Iraq, ở Afghanistan và ở Ukraine đã phải cùng gánh chịu sự đau khổ vì chiến tranh hiện trạng y như vậy.
Bất chấp kỷ lục “bỏ rơi con người” của ông Biden, tôi đến Hoa Kỳ sinh sống và vẫn cố gắng phát huy năng lực vì nhận ra rằng đất nước này tốt hơn nhiều so với những chính trị gia như ông ta. Sau khi tôi tốt nghiệp trường trung học Thomas Jefferson về ngành khoa học và công nghệ, tôi đã đăng lính tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Tôi muốn đứng thẳng, vai kề vai với tầng lớp tốt nhất mà quốc gia này đã rộng lượng cho đi: bao gồm cả đàn ông và phụ nữ tiêu biểu cho danh dự, can đảm và lời thề cho tổ quốc thứ hai, nơi đã ban tặng cho gia đình tôi một tổ ấm dung thân. Đây là đặc ân cao quý nhất của tôi trong bộ quân phục này để phục vụ cho đất nước Hoa Kỳ hay phục vụ trên toàn thế giới.
Khi chúng ta nhìn về tương lai, nhiều người trong chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang hoang mang đứng ở một ngã tư. Một nước Mỹ hùng cường mạnh mẽ từng được coi là một nơi chốn an toàn để sinh sống. Nhưng thật không may, lãnh đạo hiện tại của chúng ta đã chứng tỏ sự yếu kém, thiếu hụt quyết tâm đến mức đáng kinh ngạc khi đối mặt để giải quyết các xung đột lẫn trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, tất cả vẫn chưa mất trắng và vẫn còn lý do to lớn để hy vọng. Nhờ các lãnh đạo yếu kém như ông Biden, mà số đông người Mỹ im lặng sẽ không còn giữ im lặng nữa. Chúng tôi đi tìm kiếm tiếng nói chung của tất cả mọi người và nó sẽ được nghe thấy vào tháng 11 tới.
“Hãy giữ lấy trái tim nước Mỹ ”, một thế hệ lãnh đạo trẻ mới đang nổi lên từ đống tro tàn đổ nát. Những người đàn ông và phụ nữ không thấy tự do dễ chịu để cảm nhận sự an toàn và không thấy hối tiếc trong tình yêu của họ dành cho đất nước này sẽ cùng nhau tiến bước về Washington.
(Jenny chuyển ngữ)