BÃI CHÔN NGƯỜI TẬP THỂ BUCHA (Bông Lau)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 7 people, people standing and outdoors

116 tử thi của thương dân Ukraine đã bị lính Nga xử tử và vùi lấp nơi đây.

No photo description available.

May be an image of 4 people, people standing and outdoors

116 thường dân Ukraine bị chôn ở ngôi mộ tập thể này. Hơn 1000 người khác bị xử tử khắp nơi ở Bucha.

May be an image of 1 person and outdoors

Cô phụ tá thay mặt đặt bông hoa phúng điếu.

May be an image of flower and outdoors

Lá quốc kỳ Mỹ (BLM) cột 12 nhánh bông màu đỏ ở mộ bia vô danh ở nhà thờ St. Andrew’s Orthodox .

No photo description available.

Đất cát và bông hoa dại ở bãi chôn người tập thể ở nhà thờ St. Andrew’s Orthodox – Bucha được trưng bày trang trọng ở nhà.

Trước  Giáng Sinh một ngày, hôm thứ Bảy 24/12 quân khủng bố Nga pháo kích vào Kherson làm 10 thường dân chết và 58 người khác bị thương. Xác người chết và bị thương vương vải trên đường phố. Quân khủng bố đổ thừa cuộc pháo kích đó là do phía Ukraine thực hiện rồi vu khống cho họ. Ai nói láo như Vẹm thì không cần phải chứng minh nữa.
Kherson là thành phố mới được quân Ukriane tái chiếm mấy tuần trước. Quân Nga không chịu nổi các cuộc tấn công liên tục của Ukraine nên tháo chạy qua bên kia sông Dnieper. Đúng như giới quân sự tiên đoán, quân Nga thua nên quấy nhiễu phá phách. Từ bên kia sông quân khủng bố thường xuyên pháo kích vào thành phố chúng đã không thể giữ được.
Nhưng pháo kích vào mục tiêu dân sự trước một ngày Giáng Sinh là không ngoài mục đích khủng bố trả thù gây tang thương cho thường dân Ukraine. Có 10 gia đình sẽ nhận được thi hài đẫm máu của người thân trong đêm yên lành của Chúa Giáng Sinh, và có 58 gia đình khác tức tưởi bên người thân mang thương tích vì mảnh đạn pháo kích của quân giải phóng.
Trước những tin tức thảm khốc của chiến tranh trong thời điểm đáng lý ra phải an lành, người viết chợt nhớ tới những người bạn Ukraine, những cộng tác viên đã làm việc với nhau trong những ngày viếng thăm đất nước đổ nát tang thương này. Họ là những người hiền hòa không hiếu chiến và giáo điều. Nhưng họ dũng cảm không ươn hèn trước sự đe dọa của quân thù.
Ở tỉnh Kharkiv một cô giáo môn Anh ngữ tình nguyện làm “trợ lý phóng viên BL”. Được cô ấy giúp là một sự may mắn vì hầu hết dân chúng đã tản cư. Những người có khả năng Anh ngữ và nắm vững tình hình chiến sự ở Kharkiv không còn mấy ai. Cô hơi nhút nhát vì chưa quen chiến tranh nhưng vui tính và mẫu người bộc lộ cảm xúc. Đi qua một tiệm McDonald’s bỏ hoang là đã mau nước mắt nhớ những ngày bình yên đã mất. Nhưng khi hỏi có thích những giây phút mạo hiểm đến biên giới Nga với một gã điên thì mắt cô ngời sáng Yesssss…
Nhưng cô phụ tá ở thủ đô Kyiv thì có cá tính trái ngược. Cô là người mẫu thời trang quyến rũ và nói tiếng Anh lưu loát. Có văn bằng thạc sỹ Anh ngữ, từng du học ở New York và làm việc ở Trung Cộng một năm. Tính tình của cô trầm tĩnh sâu sắc và can đảm, rất thích hợp với những công tác gian khổ và các công việc tìm hiểu văn hóa tập quán của người địa phương. Rất nhiều văn nghệ sỹ Ukraine tưởng là chân yếu tay mềm nhưng họ đã tình nguyện lên đường chiến đấu một cách thản nhiên.
Tiến trình phỏng vấn các phụ tá kéo dài hai tháng. Điều tra hồ sơ an ninh phải được đặt hàng đầu. Kín đáo kiểm tra các trang mạng xã hội để coi họ đăng và tuyên bố những gì. Tìm kiếm dấu hiệu của sự liên hệ hoặc có thiện cảm với quân xâm lược Nga, như nhiều dân miền Nam trước đây đã từng ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản.
Cô phụ tá ở Kyiv xinh đẹp hợp thời trang nhưng lại là mẫu người truyền thống ái quốc. Cô ấy từ chối đi tỵ nạn ra nước ngoài và muốn ở lại Ukraine vì cô yêu quê hương của mình. Khi chung cư cô cư ngụ ở Kyiv bị hỏa tiễn hành trình Nga bắn trúng tan nát. Người viết có liên lạc hỏi thăm và cũng để dò xét phản ứng của một người được lựa chọn để đi tới vùng không có an ninh. Cô cho biết vẫn chưa hết hoàn hồn vì thoát chết và phải di tản qua những mãnh vỡ của tòa nhà. Nhưng cô không bù lu bù loa tru tréo hay chửi bới hàm hồ cảm tính kiểu “trẻ trâu”.
Công việc của cô là giúp sắp đặt móc nối và tháp tùng các chuyến đi. Phiên dịch các cuộc phỏng vấn, và phải có sức khỏe để đi bộ qua những khu vực bị tàn phá. Bản tính nhã nhặn khiêm cung của cô ấy rất cần thiết để tìm kiếm những câu chuyện thương tâm của chiến tranh.
Phụ nữ Đông Âu có tiếng nhỏ nhẹ mềm mỏng hơn phụ nữ Mỹ. Nhưng cô này được thêm một ưu điểm của phụ nữ Đông phương là vô cùng tế nhị và ý tứ nhìn trước nhìn sau không làm phiền lòng người khác.
Kẻ hèn vốn có thói quen đóng xầm cửa xe một cách mạnh bạo để bảo đảm cửa đóng chặc và cũng là thói quen mỗi khi nổi cộc. Ngày đầu tiên có cô phụ tá Kyiv đi cùng, cô nhỏ nhẹ nhắc nhở “Anh có thể đóng cửa nhẹ nhàng hơn được hong?”. Mình ngạc nhiên hỏi tại sao thì cô ấy giải thích “Nếu xe của công ty taxi thì không sao, nhưng nếu là xe tư nhân thì chủ xe sẽ không vui”. Phải mất khoảng thêm 5 lần đóng xầm cửa mạnh bạo gã học trò mới quen lần đóng cửa nhẹ nhàng để không làm người khác khó chịu. Bài học làm người ý nhị học được ở Ukraine là đây.
Mỗi lần ngồi bàn thảo vấn đề với cô ở nơi công cộng thì cô rất ý tứ quan sát chung quanh. Nếu có người lạ hiện hữu gần đó thì cô ấy hạ giọng xuống gần như thì thào hay xì xầm rất khó nghe được cô ấy muốn nói gì. Người Mỹ mà còn ăn to nói lớn rổn rảng cách 10 mét vẫn nghe được câu chuyện của họ. Còn người Việt và người Trung Cộng thì gân cổ hét trong quán ăn cách 50 mét vẫn nghe rõ.
Một buổi sáng sớm thường lệ rất đúng 8 giờ cô phụ tá đến khách sạn để đón đi công tác. Cô luôn luôn thông báo trước qua mạng xã hội “Whatsapp” như một cuộc hành quân hỗn hợp sắp sửa bắt tay với một cánh quân bạn: “Em còn cách khách sạn của anh 2 phút”. Rồi “Một phút”. Đồng chí Thủ Trưởng BL cuống cuồng mặc quần áo hỏng kịp ăn sáng hộc tốc đi thang máy xuống phòng tiếp tân vì không thể để đồng chí đội viên gái chờ đợi làm mất uy tín của Hiệp Chủng Quốc.
Mỗi đêm thức khuya đọc tin tức rồi viết bài nên chỉ ngủ được khoảng 3 tiếng. Sáng 8 giờ xuống phòng tiếp tân họp khoảng 15 phút duyệt lại chương trình làm việc trong ngày với cô phụ tá rồi lên đường.
Sáng hôm ấy cũng bơ phờ xuống gặp đồng chí đội viên. Mắt nhắm mắt mở bước đến cô phụ tá người mẫu đang ngồi trên ghế xa lông trước mặt. Nàng đang cúi đầu nhìn vào điện thoại. Mái tóc dài vàng đậm “dirty blond” che kín mặt và xõa xuống ngực. Hôm nay cô ấy mặc quần short hay váy ngắn cũn cỡn sao đó không thấy rõ. Nhưng một cặp cẳng thon dài có làn da rám hồng của mùa hè còn sót lại đập vào mắt. Cẳng của người mẫu có khác.
Cặp cẳng quá đẹp nhưng vẫn không làm ngớt sự hoang mang. Hôm nay đi thăm bãi chôn người tập thể mà lính Nga đã tàn sát thường dân Ukraine ở Bucha cách Kyiv 30 km. Chương trình còn có phỏng vấn vị Linh mục của nhà thờ St. Andrew’s Orthodox Church, nơi người ta tìm thấy 116 tử thi sình thúi của một bãi chôn người tập thể ở sân sau nhà thờ và trên một ngàn xác chết nói chung ở Bucha khi quân Ukraine tái chiếm khu vực này hồi tháng 4. Đi đến một địa danh ngập máu và nước mắt mà khoe cẳng làm gì hả trời.
Bước đến cặp cẳng và chào buổi sáng “good morning”. Mái tóc dài của cặp cẳng đẹp ngửng lên. Trời, cô là ai? Xin lỗi xin lỗi… Thì ra một cô gái Ukraine xinh đẹp xa lạ đang ngồi trên cái ghế xa lông mà cô phụ tá thường hay đến ngồi đợi ở đó. Một sự lầm lẫn tai hại làm khổ chủ chỉ muốn độn thổ mà thôi.
Nhìn dáo dác thì thấy một lưng ghế xa lông gần đó có một đỉnh đầu tóc vàng nhú lên. Lật đật đi vòng ra phía trước thì cô phụ tá đang ngồi đó. Vẫn cái quần jean và áo thun đơn giản. Không son phấn, không móng tay lòe loẹt để đi tới nơi đau thương nhứt của đất nước này. Mình thở phào nhẹ nhỏm nhưng vẫn im lặng. Phong cách làm việc của người Mỹ là không phê bình ngoại hình đẹp hay xấu nếu không muốn ra tòa vì tội “quấy nhiễu tình dục”.
Sau khi thảo luận kế hoạch làm việc ở Bucha xong, đồng chí Thủ Trưởng yêu cầu cô phụ tá ngồi đợi chút xíu để ổng chạy tới quày rượu hỏi mượn một số đồ nghề. Tới quày rượu của một khách sạn 5 sao thì luôn luôn được tiếp đón ân cần. Hỏi mượn một cái muỗng, thì anh phục vụ quầy rượu vui vẻ đưa một cái cà phê nhỏ xíu vì tưởng mình dùng muỗng đó để uống cà phê. Nói muốn cái muỗng bự nhứt của ảnh. Anh ta lấy cái muỗng khá lớn của quầy rồi cẩn thận gói lại trong một cái khăn ăn trắng tinh lịch sự. Mình cám ơn ảnh và nói sẽ hoàn trả chiều nay. Anh ta lịch sự nói khi nào trả cũng được.
Quay lại nơi cô phụ tá đang ngồi chờ, nhét cái muỗng vào ba lô. Cô phụ tá hỏi anh đem muỗng theo để làm gì. Mình giải thích tôi muốn đào lấy một ít đất và những bông hoa dại nơi bãi chôn người Bucha đem về Mỹ để trong phòng để không bao giờ quên. Cô ấy là một người đằm thắm không cảm tính nông nổi. Cô không để lộ cảm xúc và quay đi nhìn về hướng khác. Nhưng thoáng thấy đôi mắt cô ấy đỏ hoe.
Trên đường đến nhà thờ St. Andrew’s Orthodox Bucha, mình yêu cầu tài xế ngừng xe ở một khu có các bà cụ già “babushka” ngồi bán bông hoa đủ màu sắc. Thấy thương vì ở Mỹ các bà cụ ở tuổi này hỏng phải đi làm cực khổ mà chỉ đi du lịch vui chơi. Lựa một bó bông màu trắng vì tưởng màu trắng là màu tang chế. Nhưng cô phụ tá giải thích phong tục Ukraine là phải tặng bông hoa màu đỏ cho các đám ma, và khi tặng con số của các nhánh bông phải là số chẳng như 2. 4. 6. 8 v.v. Không biết tại sao không thể là số lẻ.
Đến bãi chôn người tập thể sau nhà thờ. Trời se se lạnh, gió lào xào đong đưa các cành cây ngọn cỏ có những bông hoa dại màu trắng và vàng. Không gian vắng lặng của một buổi sáng đầu thu. Mình nhờ cô phụ tá đặt bó hoa màu đỏ lên một mộ bia vô danh của 116 thường dân Ukraine bị thảm sát. Giải thích cho cô ấy biết là vì phải chụp hình nên không thể tặng hoa được. Hơn nữa trái tim của tôi đã ở trong những đóa hoa này rồi nên người nào tặng cũng được thôi.
Sau khi đặt bó bông lên mộ bia mình bước đến gần thì thấy những lá cờ Ba Lan, cờ Brazil Nam Mỹ v.v. gắn kèm với những bó bông phúng điếu. Nên hỏi ý kiến cô ấy nếu muốn đặt một lá cờ Mỹ lên mộ bia này thì có phải là một sự xúc phạm không. Tôi là công dân Mỹ và tôi muốn làm điều ấy. Cô ấy khuyến khích anh có thể làm điều ấy.
Lục trong ba lô thì thấy không còn các lá cờ Mỹ nhỏ vì đã tặng hết cho các binh sỹ Ukraine rồi. Nhưng trên cổ còn cái khăn quàng lá cờ Mỹ có sọc màu xanh dương đậm tượng trưng cho BLM (Blue Lives Matter) là màu của đồng phục cảnh sát Mỹ. Những người tôn vinh màu xanh này là những người cổ súy tôn trọng pháp luật và trật tự xã hội. Rất tiếc là linh hồn của những người chết oan không màng đến các ý thức hệ tả hữu của Hoa Kỳ. Đây chỉ là màu sắc của một công dân Mỹ muốn chia sẻ niềm đau của một dân tộc. Lấy khăn quàng cột 12 nhánh bông đỏ thắm lại rồi vuốt ve lá cờ lần cuối cho nó được thẳng nếp.
Sau khi tặng hoa, tôi vén băng nhựa làm hàng rào ngăn không cho người bước vào bãi chôn người. Nói thầm trong lòng, xin lỗi tôi chỉ muốn xin một ít đất cát và vài nhánh bông nơi đây đem về nhà. Ngồi thụp xuống tránh không muốn thấy đôi mắt đỏ hoe của cô phụ tá. Đất cát rất cứng phải nạy lên từng mảng nhỏ rồi cẩn thận bỏ vào hai lớp bao nylon. Giống công việc của một chuyên gia khảo cổ. Nhưng trong đất cát và bông hoa dại kia có mang linh hồn của những người đã mất.