Phi trường PHỤNG DỰC thuộc tỉnh DARLAK(Dắc Lắc) xưa… nơi trận chiến ác liệt cuối…
Ngày 10 tháng 3 năm 1975. Hai sư đoàn trừ của cộng sản Bắc Việt, bất thình lình đánh vào Ban Mê Thuột.
Ngay phút đầu tiên cộng quân đã làm chủ tình hình, sau một màn mưa pháo dội xuống xứ Ngàn hoa buồn muôn thuở, hay còn gọi là vùng đất bụi mù trời.
Sư đoàn 23 bộ binh nước Việt Nam Cộng Hòa, gồng mình cố thủ.
Với vũ khí dồi dào và tối tân cùng với quân số áp đảo. Trận chiến nghiêng về phía cộng quân.
Nhưng cách thị xã Buôn Mê Thuột 8 cây số, cộng quân đã phải trả một giá rất đắt, với hơn 200 cán binh cộng sản Bắc Việt bỏ xác ngoài hàng rào phòng thủ phi trường Phụng Dực.
Người chỉ huy việc kháng cự quân cộng sản xâm lăng là Đại Tá Võ Ân. Người vừa được tướng Phạm Văn Phú thăng cấp Đại Tá tại mặt trận.
Ông xuất thân khóa 12 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Một trong hai quân trường đào tạo Sĩ Quan cho quân lực nước Việt Nam Cộng Hòa.
Ông đi từ trung đội trưởng đi lên.
Ngày 10 tháng 3 năm 1953, ông là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 thuộc sư đoàn 23 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa.
Với quân số chỉ còn lại 1 tiểu đoàn , ông và các chiến hữu 1/53 và một đại đội Thám Báo đã cầm chân và gây thiệt hại đáng kể cho cộng quân với quân số một sư đoàn ,như đã nói ở trên.
Sư đoàn 10 cộng quân được lịnh bộ chỉ huy cộng quân tại Ban Mê Thuột, hành quân cấp tốc về Pleiku phối hợp với sư đoàn 310 cộng quân truy đuổi theo lộ quân rút về Nha Trang của tướng Phú.
Giao lại mặt trận Ban Mê Thuột cho sư đoàn 316 cộng quân mới nhập trận sau khi vừa xâm nhập Miền Nam từ đường mòn Hồ Chí Minh .
Bọn cán binh cộng quân này còn nguyên vũ khí và khí thế, vì không phải đụng trận nào hoặc phải ăn bom trên đường xâm nhập.
Bộ Chỉ huy chiến trường của cộng quân, áp dụng chiến thuật lấy khỏe đánh yếu, lấy thịt đè người và tiền pháo, hậu xung.
Chúng bắt đầu một cuộc trả hận tàn bạo cho trận thua ngày hôm trước.
5 giờ sáng ngày 11 tháng 3. Một màn mưa pháo trút xuống căn cứ của trung đoàn 53 trừ, bên cạnh phi trường, và sau đó là chiến xa T54 có bộ binh tùng thiết, tràn lên cày nát phi đạo phi trường.
Tiểu đoàn 1/53 căng mình, căng mắt, chống trả.
Quan với lính ra hết ngoài hàng rào phòng thủ. Không ăn không uống không ngủ không đái ỉa gì hết. Bắn và bắn.
Cộng quân rút lui, tái bố trí lực lượng.
Hơn 200 chiến sĩ của tiểu đoàn 1/53. Hy sinh đền nợ nước
Đại Tá Võ Ân trả lời Tướng Phú đang bay thị sát mặt trận trên trời :
__ Trình Mặt Trời, con cái của tôi đã sứt mẻ khá nhiều, nhưng xin Mặt Trời yên tâm, tôi còn giữ được đầu cầu.
Đầu cầu ở đây là cái phi trường nhỏ bé này. Giữ được nó thì mới có chỗ cho quân tiếp viện đổ quân tái chiếm Ban Mê Thuột.
Nhưng ông Ân và binh lính của ông đâu có biết rằng, chẳng có một cuộc đổ quân tiếp viện nào cả, chỉ vì…. ( đã có lịnh bỏ Cao Nguyên, mấy ngày sau đó)
Chuyện này không phải là chuyện của tướng biên thùy, việc chính bây giờ là đẩy lui quân thù xâm lăng.
Mãnh Hổ Nan Địch Quần Hồ
Quân giặc hồ quá mạnh, hết lớp này gục xuống, lớp khác điên cuồng tiến lên : hàng sống ,chống chết.. Chúng điên cuồng hò hét.
Ngày 17 tháng 3, Đại Tá Võ Ân ra lịnh rút lui, để bảo toàn quân số còn lại chỉ mấy chục người, trên tổng số 500 quân. Tất cả đã nằm lại ở phi trường Phụng Dực của xứ buồn muôn thuở.
Đại đội Thám Báo đặc biệt của Thiếu úy Nguyễn Công Phúc tình nguyện ở lại chận hậu.
Đại đội 70 người này lúc ẩn lúc hiện, gây thiệt hại cho cộng quân rất đáng kể trong những ngày qua, bây giờ họ còn lại chỉ vài chục người,
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu…hề
Chẳng còn bao nhiêu người trong số họ còn sống để nghe tiếng ve sầu mùa hạ trên xứ ngàn hoa Ban Mê Thuột.
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Đại Tá Võ Ân từ trần ở Denver Mỹ quốc, sau hơn 10 năm tù của cộng sản, ông bị đột quỵ.
Thiếu úy Nguyễn Công Phúc chiến trường da ngựa bọc thây.
Tháng ba mùa thương khó
Cầu cho linh hồn quý vị yên nghỉ và hòa cùng hồn thiêng sông núi