THÁNG BA TRÊN TỈNH LỘ 7B (Nguyễn Thị Thanh Dương)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

(Cảm tác theo hình ảnh và bài viết của Phi Loan- Hoàng Thị Cỏ May)

Tháng Ba trên tnh l 7B,

Đoàn người chy lon dài lê thê,

Người m tt t đôi quang gánh,

Gia tài là nhng đa con kia.

 Thng anh túm áo m bước theo,

 Thng em ngi trong thúng thơ ngây,

 Chc nó tưởng trò chơi chc lát,

 M gánh v nhà như mi ngày.

Theo dòng người m nó bước mau,

Cha nó còn c th dãi du?

Người lính tan hàng không đơn v,

Nhng ngày cui cùng anh  đâu ?

 Có người di tn t Pleiku,

 Ph núi cao, ph núi sương mù,

 Hoa Dã Quỳ vn vàng đâu đó,

 Nước vn trong xanh nước Bin H.

Có người di tn t Kontum,

Đn bom xé nát rng cao nguyên,

Người dân ngơ ngác ri thành ph,

Ni bun cao như đnh Ngc Linh. 

 Người ta gi nhau trong hãi hùng, 

 K ngược người xuôi, đường mt mùng ,

 V Tuy Hòa hay đi Phú Bn ?

 Có nơi nào bình yên hơn không?

 Tiếng khóc, tiếng súng, tiếng còi xe,

Rn người như t ác mng v,

Bên đường đ đc nm vương vãi,

Người bên người mà vn phân ly.

 Bao quân, dân, cán, chính min Nam ,

 Trên tnh l này đã hi sinh,

 Quân đoàn 2 rút quân, trit thoái,

 16 tháng Ba năm 75.

Đường liên tnh l 7B ơi,

Bao tháng Ba qua, bao ngm ngùi,

Bn phương tám hướng đi dâu b,

Ai có th quên k nim này.


 Nguyn Th Thanh Dương

 ( March 20, 2013 ) 

 

 ******************************

38 năm qua, Phi Loan xin được mời các anh chị đọc để nhớ về thăng trầm và khổ đau cuả dân tộc mình trên chặng đường di tản trong biến động 1975 trên con đường tỉnh lộ 7B

Phi Loan

image002_11

(Viết cho những khốn khổ, những điêu linh của đất nước tôi và dân tộc tôi) 

Tôi gấp quyển sách đang đọc dở dang, đưa tay chùi vội những giọt nước mắt vừa lăn dài xuống má. Quyển sách đó có tựa đề thật đơn giản “Những người tù cuối cùng” của tác giả PGĐ và chính anh cũng là một trong hai mươi người tù cuối cùng được thả ra sau hơn mười bảy năm bị giam cầm, tù đày trong lao tù Cộng sản. Anh và các bạn đã là nhân chứng sống của lịch sử. Những giòng chữ đó có hấp lực thật lạ lùng, càng đọc càng như bị kéo ngược về dĩ vãng – một dĩ vãng đau buồn và uất hận mà tôi đã cố chôn vùi thật sâu trong tận cùng của ký ức…

Sau biến cố tang thương của tháng 3 năm 1975 khi Ban Mê Thuột bị thất thủ – là kéo theo những đổ vỡ-những mất mát-những chia lìa-những đọa đày-những uất hận của tập thể Quân Dân Cán Chính VIỆT NAM CỘNG HÒA của một quân đội hùng mạnh của những người con đã sống chết cho lý tưởng Tự Do và sự phồn vinh của dân tộc. Ba mươi sáu năm qua biết bao thăng trầm – nhưng mỗi lần nhớ về, lại là những lần nhói buốt, nó như vết thương lòng không thể nào lành. Tôi thầm cám ơn tác giả của quyển sách đó đã là động lực để tôi ngồi xuống ghi lại những hình ảnh mà tôi đã chứng kiến của buổi chiều hôm ấy…

Trong cái lũ lượt của đoàn người di tản từ PLEIKU và KONTUM qua con đường liên tỉnh lộ 7B. Con đường này bỗng nhiên ồn ào, náo nhiệt trong hỗn loạn, rồi tiếng gọi nhau vang dội cả một góc rừng. Tiếng khóc than, tiếng xe, tiếng súng nổ rền vang, hệt như đàn ong vỡ tổ, người chạy ngược kẻ chạy xuôi, tìm kiếm người thân bị thất lạc, đồ đạc vất bừa bãi, những chiếc xe hư bỏ lại trên đường ngỗn ngang. Tôi và HÙNG người em trai nhỏ, cũng tất bật trong đoàn người gian truân đó, bây giờ chỉ còn hai chị em, ba mẹ và các em còn kẹt lại Ban Mê Thuột, mấy bữa nay tôi đã chạy đôn chạy đáo để dò la tin tức gia đình, nhưng biết hỏi ai bây giờ, bởi chẳng ai biết rõ điều gì đã xảy ra.

Trong tâm trạng rối bời đó, tôi chỉ còn nhớ một điều là khi đến lớp, điều làm tôi ngạc nhiên là sĩ số các em học sinh đến trường chỉ còn một nữa, tôi đang tìm câu trả lời thì có một em học sinh đến gần bên tôi nhỏ nhẹ lên tiếng hỏi: 

– Thưa cô, ba mẹ em muốn biết là cô có muốn chạy loạn cùng xe với gia đinh em không?

 Chạy loạn!!! Tôi nghe tiếng chạy loạn mà tim nhói đau, có nghĩa là tôi phãi rời bỏ nơi chốn này, xa trường, xa học trò thân yêu của tôi, mà đi đâu kia chứ? Nhìn đứa học trò ngoan mà tôi thương nhất lớp chưa biết phải trả lời ra sao?

Tôi mới ra trường được vài tháng, nhận nhiệm sở ở đây, ngôi trường nằm trên ngọn đồi thoai thoải trông thật dễ thương, tuy mới về nhưng tôi được học sinh, phụ huynh học sinh và các đồng nghiệp thương mến chắc tại cái nhỏ nhoi, yếu đuối của tôi trong làn sương mù và cái se lạnh của PLEIKU chăng? Tôi nghĩ thế.

– Thưa cô, cô quyết định như thế nào ạ?

 Tiếng nhỏ nhẹ của người học trò lại cất lên, cắt ngang giòng suy tư của tôi, tôi lặng lẽ gật đầu. Thế là mọi chuyện cứ tuần tự đi qua như đã đuợc sắp xếp tự bao giờ để giờ này đây tôi cũng có mặt trong đoàn người di tản. Khi chiếc xe bị kẹt cứng, không thể nhích thêm một chút xíu nào, tôi nhảy xuống xe để được thoải mái một lát và đi lần về phía trước, bỗng nghe một giọng ru con lanh lảnh vừa ru, vừa khóc nghe thật não lòng!!…

– “Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học, mẹ đi trường đời”.

Tôi lần theo tiếng ru hời đó, đến dưới gốc cây to thấy một người đàn bà, đầu tóc rối bù, quần áo xốc xếch, ôm chặt đứa con trong lòng mà ru, tôi tò mò bước đến gần để hỏi thăm, chỉ vừa kịp nhìn thấy đứa bé có nước da xám sậm, tôi như muốn ngã qụy xuống, không biết đứa bé đã chết tự bao giờ, vậy mà người mẹ vẫn cất tiếng ru nảo ruột để ôm ấp, để vỗ về con mình. Tôi kêu thất thanh

– Xin giúp chị ấy, con chị đã chết rồi!

Thấy tôi la lớn tiếng, có mấy người đang ở gần đấy bèn chạy lại, nhưng không thể nào lấy được đứa bé ra khỏi vòng tay của chị, chị cứ ghì chặt đứa con của chị vào lòng, đứa bé như một bảo vật, một gia tài cuối cùng của chị, chị vừa khóc vừa ru “Con đi trường học, mẹ đi trường đời”.

“Chị đã thi đậu trường đời rồi đó chị”, tôi thầm nhủ như thế, định mệnh oan nghiệt đã cướp đi người con yêu dấu của chị, chị cứ thế mà than van, “Con ơi! con bú đi con…” Tôi đưa tay bịt tai lại để không còn nghe giọng ru hời thống thiết của một người mẹ vừa mất đi đứa con nhỏ thân yêu.

Không thể chịu đựng thêm nữa, tôi vội quỳ xuống truớc khoảng đất trống gần đó mà lạy mười phương tám hướng vừa khóc, vừa van vái. Xin tha cho dân tộc con, cho đất nước con… Tôi úp mặt vào đôi bàn tay nhỏ bé kêu lên “Chúa ơi!”…

Bỗng một bàn tay, đặt lên vai tôi

– Chị ơi, chạy mau đi, không kip nữa đâu.

Tiếng người em trai hối thúc. Tôi vội vàng đứng lên như người vừa hoàn hồn, tôi chạy như bay để lại sau lưng người đàn bà đang ôm ghì xác đứa con đã chết với tiếng ru hời bi thảm…

Ba mươi sáu năm trôi qua, chẳng biết người đàn bà với tiếng hát ru hời ấy về đâu??? 

Phi Loan Hoàng thị Cỏ May