50 NĂM TRƯỚC, NỮ DANH CA ĐẶNG LỆ QUÂN TỪNG ĐẾN HÁT Ở SÀI GÒN

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 5 people and people standing

Đặng Lệ Quân (áo hai dây) giữa vòng vây người dân Sài Gòn tại bến cảng năm 1973.

May be an image of one or more people, people standing and outdoors

May be an image of 3 people and people standing

Nữ danh ca tươi trẻ trong bộ trang phục bắt mắt.

May be an image of one or more people, people standing and crowd

Đặng Lệ Quân tại rạp Lệ Thanh, Sài Gòn.

May be an image of 1 person and standing

Đặng Lệ Quân trình diễn tại Sài Gòn năm 1973.

May be an image of 6 people and people standing

Nữ danh ca nhận hoa từ khán giả Sài Gòn.

May be an image of 3 people and people standing

Đặng Lệ Quân đã hai lần biểu diễn tại Việt Nam.

May be an image of 3 people, people standing and indoor

May be an image of 2 people, people standing and indoor

Tại đây cô đã thể hiện ca khúc nhạc Việt lời Nhật của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.

May be an image of 2 people and people standing

Cả hai lần lưu diễn tại Sài Gòn, Việt Nam của cô đều được đông đảo khán giả đón chào nồng nhiệt.

May be a black-and-white image of 1 person, standing and indoor

Đặng Lệ Quân với phong cách thời trang hiện đại và trẻ trung.

May be an image of 1 person and standing

Nhạc phẩm mang tên Anh, được cô thể hiện bằng tiếng Nhật trên đất Sài thành.

May be a black-and-white image of 1 person and standing

Đặng Lệ Quân cười rạng rỡ trên sân khấu đất Việt.

May be an image of 1 person and standing

Cô biểu diễn hết mình trước đông đảo người hâm mộ Sài Gòn

May be a black-and-white image of 2 people and people standing

Nữ danh ca của tình khúc bất hủ “Ánh trăng nói hộ lòng tôi” đã có những tháng ngày đáng nhớ tại Việt Nam.

May be an image of 3 people and people standing

Đặng Lệ Quân và anh chàng người Pháp trẻ tuổi.

May be an image of 8 people and flower

Đám tang Dặng Lệ Quân

May be an image of 1 person, outdoors, monument and text

Ngôi mộ của Đặng Lệ Quân

May be an image of 1 person, outdoors and monument

May be an image of 1 person and outdoors

Cây đàn piano tại ngôi mộ Đặng Lệ Quân

May be a closeup of 1 person and flower

May be an image of 2 people and people standing

Đặng Lệ Quân ở tuổi 20 khi sang hát ở Sài Gòn.

May be an image of 10 people and street

Rạp Lệ Thanh ngày trước

*****************

Đặng Lệ Quân (Teresa Teng, 1953-1995) là ca sĩ người Đài Loan. Với sự nghiệp kéo dài gần 30 năm, cô có ảnh hưởng ở châu Á trong suốt phần lớn sự nghiệp của mình trong thập niên 1970-1980. Cô trở thành một trong những nghệ sĩ châu Á thành công và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử.
Trong sự nghiệp trình diễn của mình, Đặng Lệ Quân đã thể hiện những bản nhạc hit như “Mùa thu lá bay”, “Hà nhật quân tái lai” , “Mật ngọt”, “Quên anh ta đi”, “Em chỉ quan tâm anh” và “Ánh trăng nói hộ lòng tôi”. Cô đã thu âm hơn 1.500 bài hát, bắt đầu từ năm 14 tuổi. Năm 1967 ra đĩa nhạc đầu tiên và ngay lập tức được ưa chuộng tại Đài Loan. Nhưng ở đại lục giọng hát của cô bị coi là ủy mị và bị cấm đoán. Sau cải cách những bài hát trữ tình của cô mới được nhân dân đại lục đón nhận và hâm mộ. Năm 1968 cô ký hợp đồng với các hãng thu âm. Cô ra mắt các album vài năm sau đó cho hãng Life Records. Năm 1969, Đặng Lệ Quân rất nổi tiếng trên đài phát thanh, truyền hình, được mời hát chính trong bộ phim truyền hình đầu tiên của Đài Loan. Năm 1973 cô bắt đầu thử kế hoạch chinh phục thị trường Nhật Bản bằng cách ký hợp đồng với hãng đĩa Polydor.
Năm 1986, tạp chí Time của Hoa Kỳ xếp cô vào top 10 ca sĩ nổi tiếng nhất thế giới. Năm 2011, ca khúc “Ánh trăng nói hộ lòng tôi” được chọn làm ca khúc kỷ niệm 100 năm Trung Hoa Dân Quốc.
Năm 1971, Đặng Lệ Quân lúc ấy 18 tuổi, tới Sài Gòn và biểu diễn ở rạp Lệ Thanh trong một tháng và ở tại khách sạn Bát Đạt. Ngay trong đêm 13-7-1973, cô đã có buổi khai màn đầu tiên, lực lượng cảnh sát khi đó đã được huy động để bảo vệ cho nữ danh ca. Thời gian ở đây, cô còn tham gia các hoạt động như họp báo, biểu diễn, du lịch và chụp ảnh kỷ niệm trên sông Cửu Long. Cô đã thể hiện ca khúc nhạc Việt lời Nhật mang tên “Anh”, một nhạc phẩm được soạn lời dựa trên ca khúc “Không” – tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Giữa năm 1973, Lệ Quân 20 tuổi, tới Sài Gòn lần thứ hai và được hàng ngàn người hâm mộ chào đón. Cô được khán giả tán thưởng nồng nhiệt khi cô hát bài “Nắng Chiều” của Lê Trọng Nguyễn bằng tiếng Hoa.
Đối với khán giả, cô đã trở thành nghệ sĩ của thời đại, vượt qua ngưỡng cửa thời gian để hiện hữu như một giọng ca sống mãi cùng năm tháng. Giọng hát của nữ danh ca như chuyên chở một thời kỳ lịch sử, với những biến cố thăng trầm, hay nói đúng hơn là góp phần xoa dịu người dân giữa thời loạn ly.
Năm 1989 ở Đại lục xảy ra Sự kiện Thiên An Môn. Để ủng hộ sinh viên tại Hồng Kông, Đặng Lệ Quân tham gia biểu tình cùng những người tuần hành. Ngày 27-5-1989 tại Hồng Kông có nhiều người tham gia cuộc vận động Dân chủ cho Trung Quốc, cô đeo biểu ngữ có ghi hàng chữ viết tay “Phản đối sự kiểm soát của quân đội” và hát bài “Nhà tôi ở bên kia dãy núi”. Kể từ sau sự kiện Thiên An Môn, Đặng Lệ Quân tuyên bố: “Sẽ có ngày tôi quay trở lại đại lục và hát ca khúc này, ngày mà Chủ nghĩa Tam Dân tái thống nhất Trung Quốc”. Tuy vậy, Đặng Lệ Quân chưa từng đặt chân về Đại lục.
Về đường tình duyên, Đặng Lệ Quân và Thành Long đã có thời gian ở bên cạnh nhau. Năm 1979 hai người gặp nhau bên Mỹ, Tuy nhiên trong quá trình phát sinh tình cảm, cả hai đều đã thấy được những khác biệt và mâu thuẫn với nhau. Đặc biệt là sở thích tụ tập bạn bè của Thành Long, còn Đặng Lệ Quân lại thích an tĩnh tại nhà. Chính vì vậy họ đã chia tay nhau. Sau này, Thành Long đã từng nhắc lại cuộc tình với Đặng Lệ Quân với cảm giác tiếc nuối. Ông hối hận về khoảng thời gian hai người yêu thương: “Giờ tôi đã nhận ra sai lầm, Đặng Lệ Quân là một viên ngọc thực sự, mà đáng lẽ ra tôi phải yêu thương”. Đặng Lệ Quân sau đó có mối tình với tài tử Tần Tường Lâm rồi với đại gia Quách Khổng Thừa nhưng cuối cùng lại cũng chia tay.
Sau sự kiện Thiên An Môn, Đặng Lệ Quân rời Hồng Kông sang Pháp sinh sống, tại đây cô gặp nhiếp ảnh gia người Pháp tên Quilery Paul Puel Stephane, kém cô đến 14 tuổi, sau là bạn trai của cô. Trong giai đoạn này bệnh hen suyễn của Đặng Lệ Quân đang có chiều hướng tăng. Năm 1995, cô cùng bạn trai đến thành phố Chiang Mai tại Thái Lan du lịch để tận hưởng không khí trong lành. Tuy nhiên, vào ngày 8-5-1995 cô đã mất tại khách sạn do lên cơn hen, Đặng Lệ Quân mất trong sự cô đơn khi không có bạn trai bên cạnh cứu giúp. Sự ra đi của Đặng Lệ Quân gây sốc lớn tại Hồng Kông, Đài Loan và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ đã theo dõi tang lễ tại núi Kim Bảo Sơn ở thành phố Đài Bắc. Lễ tang của Đặng Lệ Quân được tổ chức theo nghi thức Nhà nước tại Đài Loan, với Quốc kỳ Đài Loan phủ trên quan tài. Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy có mặt cùng với hàng ngàn người trong thương tiếc.
Cô được chôn cất tại ngôi mộ ở sườn núi Kim Bảo Sơn, một nghĩa trang ở Kim Sơn, huyện Đài Bắc (nay là Thành phố Tân Bắc) ở phía nam Đài Bắc. Ngôi mộ có tượng của Đặng Lệ Quân và một cây đàn piano điện tử đặt dưới đất để khách viếng khi đặt chân lên phím đàn sẽ phát ra tiếng. Nơi tưởng niệm này luôn được mọi người hâm mộ ghé lại thăm viếng.
(st)
NGUYỄN PHÚ YÊN
Đặng Lệ Quân hát bài KHÔNG của NS Nguyễn Ánh 9 bằng tiếng Nhật:
https://www.youtube.com/watch?v=Sj_acZcesqU&list=RDSj_acZcesqU&start_radio=1 
https://www.facebook.com/phuyen.nguyen.311/posts/pfbid023grHBjVYg91WmNmnf6sUXthse3atcwqD8iDBhKg3SnTe1uKmw3vqa4axrMCaX1zJl