Văn phòng cảnh sát Minneapolis và những cửa hàng gần đó bị những người biểu tình “chống cái chết George Floyd” phóng hỏa trong đêm thứ Năm (28/05) – Image: France-Presse — Getty Images
Đi từ “cách ly” của đại dịch “Virus Vũ Hán” – một nhóm người biểu tình đòi dỡ bỏ cách ly để sinh hoạt trở lại vào thứ 2 tuần trước (25/05/2020) ở thành phố Minneapolis tiểu bang Minnesota. Trong đoàn biểu tình có người đàn ông Mỹ da đen tên George Floyd, 46 tuổi đã bị bắt và người cảnh sát da trắng Derek Chauvin dùng đầu gối đè lên cổ ông ta và sau đó ông đã chết.
Lập tức các nhiều thành phố New York, Atlanta và lan rộng trên đến 40 thành phố trên nhiều tiểu bang tổ chức những cuộc xuống đường với khẩu hiệu George Floyd và “Black People Living Matter” – mục đích chống kỳ thị chủng tộc khi vì cảnh sát người da trắng có hành động “chèn cổ” làm chết một người đàn ông da đen tham gia biểu tình.
Có những nơi, người biểu tình vi phạm luật pháp như đốt nhà và hôi của tại các cửa tiệm. Hiện đã 6 ngày trôi qua, biểu tình đang lan tràn khắp nơi trên nước Mỹ… tới cả Paris và Luân Đôn… Người cảnh sát da trắng Derek Chauvin đã bị bắt giam và truy tố về tội giết người ngộ sát. Cùng 3 cảnh sát khác tại hiện trường bị Sở Cảnh sát Minneapolis sa thải vào ngày 26/5.
“Ủng hộ biểu tình đòi công lý và lẽ phải nhưng không chấp nhận lợi dụng biểu tình gây thù hận, phóng hỏa đốt nhà và hôi của”
Suốt 6 ngày liên tiếp, nước Mỹ chứng kiến cuộc biểu tình phản đối bạo lực cảnh sát lên người da đen trở thành một cuộc bạo loạn vượt ngoài tầm kiểm soát. Trong khi người cảnh sát đè nghẹt thở một người da đen tình nghi phạm tội đã nhanh chóng bị bắt và truy tố, những người biểu tình vẫn không hài lòng, họ đòi hỏi nhiều hơn, kèm theo đó, những băng nhóm tội phạm và quá khích lợi dụng cơn phẫn nộ của người Mỹ để kích động bạo lực, đốt phá và cướp bóc từ các cửa hàng.
Một sự kiện diễn ra tại thành phố Minneapolis đã lan ra toàn bộ quốc gia, biến Mỹ thành một chảo lửa của sự thù hận sắc tộc và khinh ghét giàu nghèo. Không chỉ các khẩu hiệu đòi công lý cho các nạn nhân da đen được người biểu tình bày ra, người ta thấy nhan nhản các dòng chữ như “Giết bọn nhà giàu” hay “Giết tụi cảnh sát” được vẽ đầy trên các bức tường tòa nhà trong thù hằn. Người biểu tình châm lửa phóng hỏa các tòa nhà và cửa hàng ven đường, trong khi nhiều người khác tự do lao vào cướp bóc hàng hóa mang về.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông ủng hộ những người biểu tình ôn hòa đòi công lý, nhưng phản đối kịch liệt những kẻ lợi dụng để kích động thù hận và phá hoại. Ông cũng thông báo sẽ coi tổ chức Antifa – nhóm cực tả mà ông cho là đã xúi giục và dẫn đầu các hoạt động bạo lực, phóng hỏa và cướp bóc – là một nhóm khủng bố.
Video tại những thành phố biểu tình ở Mỹ
Hồi đầu tháng 5, khi những người biểu tình ủng hộ lệnh mở cửa sớm của ông Trump xuống đường để đòi thu hồi lệnh giới nghiêm, Thống Đốc tiểu bang New York Andrew Cuomo (Đảng Dân chủ vụt nổi lên trong đại dịch “Virus Vũ Hán”) đã thóa mạ họ. Trong buổi họp báo, ông Cuomo nói: “Các bạn không có quyền gây nguy hiểm cho sức khỏe của tôi, của con cái tôi và của con cái các bạn”. Ông Cuomo đã cách ly phong tỏa chặt chẽ toàn bộ tiểu bang New York với mức phạt nặng nếu vi phạm. Một chủ tiệm salon làm đẹp ở thành phố New York đã nói với Fox News rằng ông bị phạt 1000 USD vì đã mở cửa một thời gian ngắn vào tuần trước trong khi ông vốn đã “nhẵn túi” vì đại dịch.
Tuy nhiên đến Thứ Sáu vừa rồi, Cuomo lại đổi giọng, nói ông “đứng cùng” với những người phản đối lệnh phong tỏa: “Không ai ủng hộ việc phóng hỏa, ăn cướp và móc túi, mà là những người biểu tình và sự tức giận, sợ hãi của họ và sự tuyệt vọng? Đúng vậy, yêu cầu của họ là công lý”, ông Cuomo nói.
Hồi tháng Tư, Thị trưởng New York Bill de Blasio nói với việc tập trung làm tang lễ là vi phạm quy định giãn cách xã hội và nói lần sau sẽ không chỉ còn cảnh báo nữa đâu. Nhưng khi người biểu tình và những kẻ bạo loạn đổ ra đường, nhiều người không đeo khẩu trang, ông này lại nói rằng: “Chúng tôi luôn luôn trân trọng các cuộc biểu tình phi bạo lực”.
Thị trưởng Minneapolis (nơi khởi nguồn biểu tình) Jacob Frey trước đó đã cảnh báo rằng việc tập trung cầu nguyện sẽ là “một thảm họa y tế công cộng” thì nay chính ông và các cấp dưới đã đi phát khẩu trang cho những kẻ bạo loạn, bất chấp quy định trong thành phố của ông là cấm tụ tập hơn 10 người. Frey cũng cho phép một đồn cảnh sát bị đốt cháy để thỏa mãn cơn tức giận của những người biểu tình, nói rằng điều này là cần thiết để bảo vệ cảnh sát và những người bạo loạn.
Thống đốc Washington D.C Muriel Bowser, người từng thề sẽ phạt 5000 USD hay phạt tù 90 ngày cho bất kỳ ai vi phạm lệnh ‘ở nhà’. Thế nhưng cuối tuần này, ông ta lại bảo vệ những người biểu tình đang đổ ra chật kín đường phố: “Chúng ta đang than khóc sau hàng trăm năm sống dưới chủ nghĩa phân biệt chủng tộc được thể chế hóa … Người dân đã mệt mỏi, buồn rầu, tức giận và tuyệt vọng mong chờ một thay đổi”.
Đêm thứ Sáu, Tòa Bạch Ốc đã phải phong tỏa một thời gian ngắn do người biểu tình tiến sát vào rào chắn xung quanh tòa nhà, tuy nhiên đã bị lực lượng mật vụ nhanh chóng đẩy lùi.
Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti hồi tháng Ba đã đe doạ sẽ cắt điện nước đối với doanh nghiệp nào dám mở cửa lại khi chưa được phép, nói ông sẽ trừng phạt những kẻ “vô trách nhiệm và ích kỷ”. Nhưng trong vài ngày qua, ông này lại khuyến khích người dân đổ ra đường biểu tình mặc dù nói ông lên án bạo lực. “Tôi sẽ luôn bảo vệ quyền được cất tiếng nói của người Los Angeles và chúng ta có thể lãnh đạo phong trào chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc này mà không cần sợ hãi bạo lực hay phá hoại”, Garcetti nói.
Sự thay đổi từ phản kháng lời kêu gọi mở cửa sớm để phục hồi kinh tế trong đại dịch của ông Trump thành ủng hộ người biểu tình đổ ra đường để bày tỏ tức giận đối với chính quyền hiện tại, Đảng Dân chủ đã cho thấy mục đích chính trị rõ rệt hướng đến cuộc bầu cử tháng 11 này.
Trong khi ứng viên Joe Biden của Đảng Dân chủ tỏ ra yếu thế về nhiều mặt đối với ông Trump – do chứng nói lắp và hay quên của ông này trong nhiều video phỏng vấn và phát biểu công khai – Đảng Dân chủ đang tìm mọi cách để hạ uy tín Tổng Thống Trump và tăng thêm cơ hội chiến thắng cho bản thân và các dân biểu cấp địa phương và tiểu bang.
Nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ là một vấn đề phức tạp và gây tranh cãi kịch liệt. Từ cánh tả, nhiều người cho rằng nước Mỹ có “văn hóa và thể chế phân biệt chủng tộc” đặc biệt là người da đen và điều này cần thay đổi ngay. Phe cánh hữu thì cho rằng nước Mỹ là một nước cởi mở và ít phân biệt chủng tộc nhất trên thế giới, và rằng không ai có thể phản đối rằng Mỹ không hề có luật nào phân biệt đối xử màu da người, thậm chí người da đen ở Mỹ còn được nhận nhiều phúc lợi hơn người da trắng.
Nhà báo Michael Tracey, giáo sư Đại Học Colorado Boulder dẫn bằng chứng thống kê cho thấy bạo lực cảnh sát đối với người da đen ở Mỹ là không tồn tại. Theo báo cáo từ Washington Post, trong tổng số 41 người bị cảnh sát bắn chết năm 2019, có 19 người da trắng, 9 người da đen và 9 người gốc La-tinh. “Những quan chức đắc cử của Đảng Dân chủ nay đã hoàn toàn vứt bỏ những ranh giới chính trị còn lại liên quan đến các chính sách cần thiết để duy trì dãn cách xã hội, giới hạn quy mô đám đông và những quy định như thế”, ông Tracey nói.
Trong sự việc người da đen George Floyd bị đè chết, 4 cảnh sát đã bị sa thải, một người đã bị bắt và truy tố. Trong khi video viên cảnh sát Derek Chauvin đè vào cổ Floyd trong khi ông này hét lên rằng không thở được được truyền khắp các trang tin tức, mạng xã hội với phản ứng căm phẫn đối với cảnh sát, thì báo cáo pháp y ban đầu kết luận: “không có dấu hiệu trên cơ thể cho thấy đặc trưng của việc bị ngạt chấn thương hoặc bị bóp nghẹt ở cổ”. Báo cáo dẫn ra nguyên nhân tử vong có thể gồm: “các bệnh nền của Floyd, bao gồm bệnh động mạch vành và tăng huyết áp, cũng như khả năng có chất men say trong cơ thể”, theo Fox News.
Tuy nhiên cuộc khủng hoảng và làn sóng tức giận, đốt phá ở Mỹ đã vượt qua cái chết của ông Floyd và dù bản chất của vụ việc này là gì thì nhiều nhà quan sát cho rằng những cuộc biểu tình kèm bạo loạn khó có thể tồn tại và sẽ sớm kết thúc.
Trọng Đức