“GIẤC MƠ TRĂNG & ĐÁ” BÁO TRƯỚC ĐIỀU GÌ VỀ CA NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG- Nv TRẦN PHONG VŨ & Mc BÍCH TRÂM LÊ

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

… Cũng vào ngày này 5 năm trước, trong lúc người người chuẩn bị đón lễ Giáng Sinh, vào ngày 20-12-2013, ns Việt Dzũng, cũng là một nhà báo, MC, người làm truyền thông, một nhà hoạt động không ngừng nghỉ đấu tranh cho một nước VN tự do dân chủ, đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện ở miền Nam California vì bệnh tim, hưởng dương 55t. Hôm nay nhân dịp húy nhật 5 năm để tưởng niệm người nghệ sĩ tài hoa nặng lòng với đất nước, nhà văn Trần Phong Vũ, một nhà văn, nhà báo kỳ cựu. Thời điểm trước 75, Ông đã có vai trò bình luận gia trên đài phát thanh quốc gia và các nhật báo lớn như Chính Luận, Sóng Thần, sau 75 Ông tiếp tục công việc viết văn, làm báo, và đã được tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản hàng chục cuốn biên khảo chính trị, tôn giáo có giá trị. Đám tang Ca Nhạc sĩ VIỆT DZŨNG có những điểm rất đặc biệt, được xem là lớn nhất trong lịch sử cộng đồng người Việt hải ngoại trong suốt 38 năm. Hàng ngàn người đã đến đứng chật kín từ trong ra ngoài cửa ngôi thánh đường để tiễn đưa anh vào lòng đất, ngay cả những người không hề quen biết, chỉ thấy nghe anh qua làn sóng phát thanh hay trên truyên hình, vì ngưỡng mộ, thương tiếc cũng đến thắp hương cầu nguyện cho anh. VIỆT DZŨNG lúc sinh thơi là một Kitô hữu nhưng điều đáng chú ý, tại tang lễ Anh, bên cạnh rừng người giáo dân Công Giáo, còn thấy hàng chục bóng áo vàng của các chư Tăng Phật Giáo, áo trắng của các chức sắc Cao Ðài Giáo, áo nâu của những vị lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Ðiều này cho thấy anh được mọi người, mọi tôn giáo yêu mến qua những thành tích đấu tranh , hiến trọn cuộc dời cho lý tưởng quốc gia, phục vụ người nghèo, người thấp cổ bé miệng. Bên cạnh đó, tin Anh qua đời không những chấn động cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại mà cũng làm cho nhiều bà con trong nước xúc động, không chỉ âm thầm, mà biểu lộ công khai trước tai mắt của đảng và nhà nước. Trong cuộc biểu tình của hàng trăm Dân Oan gần nhà thờ Ðức Bà Sàigòn vào đầu năm 2014, bên cạnh những biểu ngữ chống đối chính sách cướp đất của chế độ CS Hànội, người ta đọc được một biểu ngữ với hàng chữ lớn: “Vô cùng thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng”. Với đôi chân bẩm sinh tật nguyền, phải dùng nạng chống đỡ tạo khó khăn những lúc trên sân khấu phải bước lên bục cao, phải di chuyển bằng máy bay trong những chuyến lưu diễn, v..V…, thế nhưng có thể nói VD đã đứng dậy và đứng vững chắc bằng niềm tin nơi Ðấng đã bù đắp cho Anh một tài năng thiên phú, một khối óc thông minh, một trái tim cháy bỏng yêu thương, một nghị lực phi thường để vượt qua tất cả và đi được những đoạn đường dài, đạt những thành quả mà nhiều người bình thường chưa chắc làm được… Nỗ lực để vượt qua nghịch cảnh của VIỆT DZŨNG và tâm tư, khát vọng của một công dân yêu nước đã được Anh dùng ngòi bút tinh tế kể lại trong tập truyện ngắn tựa đề “Giấc mơ trăng và đá” xuất bản năm 1992. “GIẤC MƠ TRĂNG VÀ ĐÁ” của VIỆT DZŨNG là gì, nó báo trước những điều gì về người nghệ sĩ tài hoa?