…”Đàn trẻ thơ ngây, chờ mong anh trai, sẽ đem về cho tà áo mới..”
Hai người Lính trong tấm hình này, họ còn quá trẻ, nét thư sinh vẫn còn trên gương mặt, nhưng dấu tích của chiến tranh, hiển hiện trên quân phục,và thân thể của họ, bằng dù trên ngực trái và cái tay bị thương .
Đời họ trôi về đâu trong cơn quốc biến, hay đã đền nợ nước?
Tấm hình này, có thể được chụp lúc họ về phép, vì thương tích hay gì gì đi nữa, nhìn họ bá vai nhau, rõ ràng là họ rất thân tình, có thể họ là những người bạn tuổi ấu thơ với nhau, hay họ là những chiến hữu ,gặp nhau ở quân trường mồ hôi đổ,hay gặp nhau ngoài đơn vị,cho dù trong bất cứ tình huống nào, họ gặp nhau, nhưng chúng ta cũng nhận ra rằng, họ thương nhau vô cùng, bằng chứng là ánh mắt của họ và ánh mắt thơ ngây của hai người em nhỏ, đầu xanh không cảm nhận được gì, nhưng ánh mắt ngời lên sự tin tưởng, mến thương, anh là bạn của anh chúng em, thì anh là anh của tụi em, một trong hai người lính, là thân nhân của hai đứa trẻ con này, một người chắc chắn bị thương đang dưỡng bệnh, người kia là người bạn đồng ngũ ghé thăm, gia đình của mày là gia đình của tao, và họ đã để lại cho đời một khoảnh khắc của chiến tranh.
Tấm hình thứ hai , bi tráng hơn, người lính phía ngoài, anh nhìn rất trẻ, khoảng độ 19, phù hiệu anh mang trên tay áo, xác định anh là một người Lính thuộc Sư Đoàn 18 QLVNCH.
Và tấm hình này chắc chắn được chụp bởi một phóng viên ngoại quốc của một hãng thông tấn nào đó.
Nhìn lướt qua thì cũng giống như muôn ngàn tấm ảnh ,đã bị, được,hay dàn cảnh, trong chiến tranh, nhưng nhìn cho kỹ, bằng tâm ,thì chúng ta sẽ cảm phục cái nhạy bén của người phóng viên này.
Lý do? bạn nhìn ngón tay đặt trên cò súng của người Lính ngoài cùng, nhìn ánh mắt của anh ấy, bạn sẽ nhận ra một điều, đôi môi già tuổi đời khi tóc đang xanh.
Mặt trận Long Khánh vào thời điểm này, vô cùng khốc liệt, từng giờ trôi qua, là những xác người gục xuống ,của cả hai bên, nhưng người lính này vẫn ngón tay đặt lên cò súng, bên cạnh anh là người có thể là già tuổi lính hơn anh, cặp mắt đỏ ngầu vì thiếu ngủ, ông ta có thể là binh nhất, hạ sĩ, tuổi đời của ông ấy, chắc chỉ lớn hơn người chiến hữu bên cạnh một chút xíu thôi, nhưng ánh mắt khuôn mặt của ông ta hằn lên những gian khổ của chiến trường. Lính miền nam mà sống được hai năm kể từ khi ra trường, xác xuất là 50%.
Hai năm là thời gian để họ kinh qua khổ nạn, đơn vị đã bao nhiêu lần thay đơn vị trưởng, bổ sung quân số.
Họ ,những người trai trẻ, tuổi đời không quá 30..ngày đêm ghìm tay súng, mắt trừng không gởi mộng qua biên giới, đêm không mơ Hà Nội dáng Kiều thơm, mà mắt trừng mất ngủ xuyên màn đêm, nhìn xuyên qua ánh sáng hỏa châu để canh gác quân thù đột nhập, họ thức để chúng ta yên lành giấc ngủ ở hậu phương.
42 năm trời hơn, họ đời đã trôi về đâu, trong cơn quốc biến.