Washington xác nhận đạt thỏa thuận TPP sau cuộc đàm phán gay go

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Thụy My Đăng ngày 05-10-2015  Sửa đổi ngày 05-10-2015 16:37

mediaCác bộ trưởng Thương mại tham dự đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương trước khi bước vào hội đàm ngày 1/10/2015 tại Atlanta, tiểu bang Georgia Hoa Kỳ.REUTERS/USTR Press Office
Cuộc thương lượng đầy chông gai giữa 12 quốc gia về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) được kéo dài nhiều lần sang đến hôm nay 05/10/2015, đã đạt được thỏa thuận.
Thông tin trên do một viên chức Mỹ loan báo, đã được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe xác nhận trên kênh truyền hình NHK. Cuộc thương lượng bắt đầu từ năm 2008 như vậy đã đạt được kết quả, sau đợt đàm phán kéo dài trên năm ngày qua tại Atlanta, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Chỉ riêng việc họp báo công bố kết quả cũng đã bị hoãn lại nhiều lần.
Hiệp định tự do mậu dịch này tập hợp các nước Úc, Brunei, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Pêru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Mười hai quốc gia trên chiếm 40% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu, nhưng Trung Quốc bị gạt ra bên ngoài.
Chính quyền Mỹ của Tổng thống  đảng Dân chủ Barack Obama đã đấu tranh kịch liệt để ký cho được hiệp định TPP, sau khi vất vả thông qua được TPA (quyền đàm phán nhanh, giao cho chính phủ toàn quyền đàm phán, Quốc hội sau đó chỉ có thể thông qua hoặc bác bỏ trọn gói chứ không sửa đổi được). Ông Obama đã phải thuyết phục cho được các dân biểu, nghị sĩ ngay trong đảng Dân chủ.
Các điểm bất đồng chính trong việc thương lượng là quyền sở hữu trí tuệ về dược phẩm sinh học, xuất khẩu sản phẩm sữa từ Úc và New Zealand sang Canada và phụ tùng xe hơi của Nhật sang Bắc Mỹ.

 Hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương Mại

CTV Danlambao – Sáng thứ Hai, ngày 5/10/2015 theo giờ Hoa Kỳ, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được sự đồng thuận cuối cùng giữa 12 thành viên đàm phán. Tiến trình đàm phán TPP lần này kéo dài hơn dự định khá dài.
Vấn đề mấu chốt tồn tại ở những phút cuối là thời hạn sở hữu bản quyền dược khoa. Sau khi đạt được đột phá về vấn đề sinh dược – thách thức lớn cuối cùng của vòng đàm phán, thì bất ngờ nảy sinh một số vấn đề khác trong đó có chuyện về tiếp cận thị trường bơ sữa của Canada.
Các bên đã lại phải tiếp tục ngồi đàm phán qua đêm để giải quyết vướng mắc này.
Phát biểu khai mạc buổi họp báo tại Atlanta sau khi các bên đàm phán đạt được thỏa thuận, ông Mike Froman, đại diện đoàn Hoa Kỳ thông báo:
“Chúng tôi – các bộ trưởng thương mại của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam – vui mừng thông báo rằng, chúng ta đã đạt được thỏa thuận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau hơn 5 năm đối thoại tăng cường, chúng tôi đã đi tới thỏa thuận giúp hỗ trợ việc làm, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững, phát triển toàn diện và đổi mới trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều quan trọng nhất là thỏa thuận đã chạm tới mục tiêu mà chúng tôi đặt ra là hướng tới một hiệp định tham vọng, toàn diện. Những yếu tố này sẽ mang lại lợi ích cho công dân của các quốc gia thành viên”.
Đại diện đoàn Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời báo giới: “Chúng tôi tham gia đàm phán TPP và RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực). Việt Nam là nước có nền kinh tế kém phát triển nhất trong TPP nhưng chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền của mình trong TPP. Nếu vào RCEP, chúng tôi cũng sẽ thực hiện với tinh thần như vậy”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về quyền lợi của người lao động, ông Vũ Huy Hoàng nói:
“Lao động là một trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm nhất trong quá trình đàm phán với chúng tôi. Các điều kiện quy định trong TPP thì không phải điều kiện lao động của Mỹ hay của bất cứ nước nào mà là theo quy định lao động của tổ chức lao động quốc tế (ILO). Chúng tôi là một thành viên của ILO và chúng tôi cam kết thực hiện theo những quy định của ILO. Điều này thể hiện cam kết và sự sẵn sàng của chúng tôi đối với vấn đề này”.
 
Vũ Huy Hoàng
 
Như vậy hiện nay, TPP vừa mới đạt được sự đồng thuận để kết thúc các vòng đàm phán. Sự đồng thuận này được các đoàn đàm phán gọi là bước ngoặc sau tiến trình đàm phán kéo dài đến 5 năm. Để thỏa thuận vừa đạt được này biến thành thực tế phải có sự phê chuẩn về mặt luật pháp ở mỗi quốc gia tham gia TPP khi áp dụng (và nếu cần thiết sẽ phải thay đổi, bổ sung luật tại mỗi quốc gia để phù hợp với các quy định của thỏa thuận).
Hãy chờ xem các cam kết của Việt Nam có thành hiện thực hay không.