TT TRUMP KÝ SẮC LỆNH GIẢM SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỸ VÀO DƯỢC PHẨM TRUNG CỘNG

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

TT Trump nói chuyện tại công ty Whirlpool tại tiểu bang Ohio ngày 06/08/2020 

Ứng phó với sự gián đoạn nguồn cung y tế do đại dịch virus corona Vũ Hán gây ra, Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm (6/8) tại Clyde, tiểu bang Ohio đã ký lệnh hành pháp đảm bảo thuốc, vật tư và thiết bị y tế thiết yếu phải được sản xuất tại Mỹ.

Phát biểu tại nhà máy sản xuất của Công ty Whirlpool ở tây bắc tiểu bang Ohio, ông Trump cho hay: “Chúng ta sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Cộng như chúng ta đã từng làm được với mặt hàng máy giặt”.

Theo The Epoch Times, năm 2018, Tổng thống Trump đã áp thuế lên máy giặt nhập khẩu để hỗ trợ các nhà sản xuất nội địa Mỹ như Whirlpool – một nhà máy sản xuất đặt trụ sở tại tiểu bang Michigan.

TT Trump nói rằng nhờ vào sắc thuế đó, 9 nhà máy của Whirlpool trên khắp nước Mỹ đã đang làm ăn phát đạt.

Chúng ta không thể phụ thuộc vào Trung Cộng và các quốc gia khác trên toàn cầu mà một ngày nào đó khi chúng ta cần thì họ lại có thể từ chối bán sản phẩm cho ta. Chúng ta không thể để mình rơi vào tình huống đó. Chúng ta phải thông minh”, ông Trump nói.

Nhân dịp chúng ta kỷ niệm 109 năm sản xuất xuất sắc của  công ty Whirlpool ở Mỹ, hôm nay tôi muốn vạch ra tầm nhìn của mình nhằm mang thêm hàng triệu việc làm và hàng nghìn nhà máy trở về đất liền Mỹ, nơi chúng thuộc về”, ông Trump nhấn mạnh.

Lệnh hành pháp mà ông Trump vừa ký tại Ohio nhằm ngăn chặn tình trạng gián đoạn nguồn cung y tế trong tương lai, được gọi là “Chiến đấu với Tình trạng Khẩn cấp về Y tế Cộng đồng và Củng cố An ninh Quốc gia bằng việc bảo đảm thuốc thiết yếu, MCMs và nguyên liệu dược phẩm quan trọng phải được Sản xuất tại Mỹ”.

Theo Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), MCMs (Medical Countermeasures) là các sản phẩm đặt dưới sự quản lý của FDA (chẳng hạn như sinh vật học, thuốc, thiết bị) mà có thể được sử dụng trong các sự vụ liên quan đến tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng phát sinh từ một cuộc tấn công khủng bố bằng vũ khí sinh hóa, phóng xạ hạt nhân hoặc một do bùng phát bệnh dịch tự nhiên.

Lệnh hành pháp có phạm vi rộng nêu trên có ba phần chính. Phần thứ nhất là lệnh “Mua hàng Mỹ” nhằm buộc các cơ quan chính phủ, trong đó có các sở Sự vụ Cựu chiến binh, Dịch vụ Y tế và Dân sinh, và Quốc phòng v.v. phải mua các sản phẩm được sản xuất tại Mỹ.

Lệnh “Mua hàng Mỹ” này nhằm gia tăng nhu cầu của chính phủ về các sản phẩm sản xuất tại Mỹ để giúp tạo thị trường thu hút các nhà sản xuất đầu tư và tổ chức sản xuất hàng hóa tại Mỹ.

Thành phần thứ hai của lệnh hành pháp là lệnh giảm thủ tục hành chính. Lệnh này buộc FDA và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ phải nới lỏng các quy định đối với việc phát triển các nhà máy sản xuất hiện đại tại Mỹ.

Yêu cầu đó sẽ giúp tạo ra “quy trình thủ tục hợp lý và đơn giản hơn” nhằm giải quyết các mối đe dọa an ninh quốc gia một cách kịp thời.

Thành phần thứ ba của lệnh hành pháp là đảm bảo giữ giá thuốc ở mức thấp. Mục tiêu của lệnh này là nhằm tạo ra nền sản xuất lớn về quy mô và phạm vi, từ đó giúp giảm được chi phí sản xuất tại Mỹ.

Ngoài ra, theo The Epoch Times, lệnh hành pháp ông Trump ký tại Ohio, cũng sẽ giúp đấu tranh với nạn buôn lậu thuốc giả mà phần lớn xuất xứ từ Trung Cộng.

Trong bài phát biểu tại Ohio mang phong cách vận động tranh cử, ông Trump chỉ trích các chính phủ Mỹ tiền nhiệm đã để cho “các nước khác đánh cắp việc làm, cướp phá nhà máy và cưỡng đoạt những tài sản đáng giá nhất của nền kinh tế Mỹ”.

Chính quyền Obama-Biden hết sức sung sướng khi để cho Trung Cộng chiến thắng, để cho việc làm của các bạn biến mất và để cho nhà máy của các bạn phải đóng cửa”, ông Trump nói.

Bên cạnh giải quyết chuỗi cung ứng y tế, ông Trump cho biết ông sẽ thực hiện các hành động để hồi hương sản xuất đối với tất cả các ngành thiết yếu khác, trong đó có điện tử, máy công cụ, đóng tàu, hàng không, ôtô và sắt thép.

Đại dịch virus corona Vũ Hán đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành dược phẩm Mỹ do ngành này phụ thuộc lớn vào Trung Cộng. Thực trạng này đã thu hút sự chú ý tới mức độ phụ thuộc nguy hiểm của Mỹ vào đối thủ cạnh tranh toàn cầu số một của họ.

Trung Cộng là nhà cung ứng hàng đầu về hàng ngàn loại dược phẩm lưu hành tại nhà dân và bệnh viện ở Mỹ, từ thuốc kháng sinh tới hóa trị, từ thuốc HIV/AIDS tới thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau. Điều đó đã khiến nước Mỹ dễ bị tổn thương khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.

USA Today dẫn lời ông Janet Woodcock – giám đốc Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu thuốc của FDA cho biết khoảng 72% nhà sản xuất cung cấp tá dược cho Mỹ là ở nước ngoài và 13% trong số này là đặt tại Trung Cộng.

Trung Cộng cũng chiếm thị phần áp đảo về mặt hàng thiết bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang, mặt nạ phòng độc, áo choàng và găng tay y tế. Tất cả các sản phẩm này hiện đang có nhu cầu cao do tình hình đại dịch COVID-19 vẫn diễn tiến phức tạp trên toàn cầu. Trong đại dịch virus, các quốc gia nơi các nhà máy sản xuất sản phẩm liên quan đến y tế đặt trụ sở đều đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu các mặt hàng y tế thiết yếu.

The Epoch Times dẫn lời bà Rosemary Gibson – đồng tác giả cuốn sách “Chia Rx” và đang là cố vấn cao cấp tại Trung tâm Hastings, một viện nghiên cứu về đạo đức y sinh, nhận định rằng lệnh hành pháp mới của ông Trump sẽ giúp “khởi động sản xuất nội địa về thuốc và tá dược thiết yếu”.

Bà Rosemary Gibson nói: “Mỹ đã bị thiếu hụt các liệu thuốc thiết yếu trong hơn 20 năm qua dưới các chính quyền của cả Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Và không một ai làm bất cứ điều gì để giải quyết thực trạng đó trong nhiều năm qua”.

Trong khi đó, cố vấn cao cấp của chính quyền Trump, ông Peter Navarro, tác giả cuốn sách “Chết bởi Trung Cộng” cho hay: “Tổng thống Trump hiểu người dân Ohio và người dân khắp nước Mỹ phải có quyền tiếp cận các loại thuốc cứu mạng sống, đặc biệt khi chúng ta đang trong cuộc chiến với kẻ thù vô hình từ Trung Cộng”.

Chúng ta bị phụ thuộc quá mức một cách nguy hiểm vào các nước khác về thuốc thiết yếu, về vật tư y tế như khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ và thiết bị y tế như máy thở”, ông Navarro nói.

Theo trithuctrevn.net, Epoch Times & USA Today.