Trung Cộng – Philippines đụng nhau gần đảo Cỏ May (Second Thomas Shoal): Philippines chỉ yêu cầu Trung Cộng bồi thường và trả lại súng:
Theo tin đài RFI ngày 17/6 tàu hải cảnh của Trung Cộng nhắm thẳng tung vào tàu chở hàng Philippines đang trên đường tiếp tế cho những quân nhân đồn trú trên tàu BRP Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Đại Tướng Romeo Brawner Jr. Tham mưu trưởng quân đội Philippines đã lên tiếng chỉ trích hành động của Trung Cộng là “quấy rối bất chấp hậu quả và mang tính xâm lược” và yêu cầu Trung Cộng bồi thường thiệt hại và trả lại súng đạn mà Trung Cộng đã tịch thu.
Vào tối thứ Ba (18/06), Tướng Brawner tuyên bố thêm rằng, “Hải Cảnh Trung Cộng không có thẩm quyền hoặc pháp lý để can thiệp vào các hoạt động hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của chúng tôi… Hành vi liều lĩnh và hung hăng này đã gây tổn hại về thể chất, vi phạm trắng trợn luật hàng hải quốc tế và xâm phạm chủ quyền của Philippines”.
Quân đội Philippines đã lên án Hải Cảnh Trung Cộng cố tình đâm vào một tàu Philippines đang chở hàng tiếp tế, khiến một nhân viên Hải Quân Philippines bị thương nặng. Tướng Brawner cho biết: “Lực lượng vũ trang Philippines lên án mạnh mẽ những hành động này, không chỉ vi phạm quyền và lợi ích hàng hải của chúng tôi mà còn gây ra rủi ro đáng kể cho sự ổn định trong khu vực”.
Hành động của Hải Cảnh Trung Cộng đã nhảy lên tàu Philippines đâm thủng chiếc thuyền bơm hơi cứng, làm hư tàu và tịch thu súng đạn và một số vật dụng trên tàu, gây tổn thương cho 8 quân nhân Philippines, trong đó có một người bị mất một ngón tay.
Tờ Bloomberg đưa tin, trong tình trạng Philippines và các nước lên án những hành động mới nhất của Trung Cộng, tin tức chi tiết về cuộc chạm trán này là một trong những hành động nghiêm trọng nhất giữa hai nước trên tuyến đường thủy giàu có đang tranh chấp.
Bộ Ngoại giao Philippines hôm thứ Tư chính thức lên án “các hành động bất hợp pháp và hung hăng” của Trung Cộng gần bãi Second Thomas Shoal (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) bày tỏ sự lo ngại về sự việc xẩy ra và kêu gọi Trung Cộng tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và Phán quyết Trọng tài Biển Đông năm 2016. Trước sự việc đụng độ này, Bộ Ngoại giao Philippines đã than thở rằng Philippines đang nỗ lực “xây dựng lại môi trường thuận lợi cho đối thoại và tham vấn” với Trung Cộng về vấn đề Biển Đông.
Với những đụng độ như vậy, nhưng chưa một người Philippines nào chết, nên chiến tranh chưa nổ ra trên Biển Đông như lời Tổng Thống Marcos Jr. tuyên bố tại hội nghị Sri-Lanka ở Sangapore vừa rồi rằng “hễ có một người Philippines nào chết tức chiến tranh sẽ nổ ra”.
Thái độ của Philippines còn muốn cầu hòa như ông Lucas Bersamin, thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines kiêm Chủ tịch Hội đồng Hàng hải Quốc gia tuyên bố rằng sự đụng độ giữa các thủy thủ hải quân Philippines và hải cảnh Trung Cộng “có lẽ là sự hiểu lầm hoặc tai nạn rủi ro”.
Theo Reuter đưa tin thì các quan chức Philippines hôm 21/6/2024 nói rằng họ đã không xử dụng hiệp định phòng thủ chung với Mỹ khi Hải Cảnh của Trung Cộng đã nhảy lên thuyền tiếp tế của Philippines và chặt đứt ngón tay của một thủy thủ!
Về phía Trung Cộng vẫn ngoan cố giữ thái độ gian xảo xâm lược: Bộ Ngoại giao Trung Cộng bác bỏ tố cáo của Philippines và cho rằng: “những biện pháp cần thiết đã được thực hiện đúng luật, chuyên nghiệp và không thể chê trách vào đâu được” (sic).
Phía Mỹ đã sẵn sàng giúp đỡ Philippines như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã nhấn mạnh với Ngoại trưởng Philippines rằng những cam kết vững chắc của Mỹ đối với Philippines chiếu theo Hiệp Định Phòng Thủ Chung luôn hiện hữu.
Trung Cộng đang thực hiện “chiến lược cắt xúc xích” ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Cộng vẫn thái độ “vừa ăn cướp, vừa la làng” đổ thừa trách nhiệm cho Philippines rằng “Philippines phớt lờ sự can ngăn của Trung Cộng và nhất quyết xâm chiếm Bãi Cạn Second Thomas thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Cộng. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự việc này”.
Ngày 17/6 ở Biển Đông có ít nhất 8 tàu Hải Cảnh Trung Cộng đã bao vây, tấn công một tàu bơm hơi vỏ cứng (RHIB) và một tàu dân sự do chính phủ Philippines ký hợp đồng với quân đội chở hàng tiếp tế cho quân đội Philippines ở bãi cạn Second Thomas.
Từ đoạn video do Philippines cung cấp có thể thấy tàu Hải Cảnh Trung Cộng có nhiều người cầm lưỡi lê, dao dài với vẻ mặt đe dọa. Video còn cho thấy những người trên tàu Hải Cảnh Trung Cộng cầm rìu chĩa rất gần vào Hải quân Philippines.
Các nhà phân tích lưu ý rằng Trung Cộng đang có những hành động ngày càng táo bạo để chiếm trọn Biển Đông.
Chuyên gia nước ngoài phân tích và cảnh báo rằng việc đâm tàu, bắn vòi rồng, xây dựng đảo quân sự và đe dọa của Trung Cộng muốn leo thang đối đầu và đẩy Philippines ra khỏi vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Đây được gọi là “Chiến lược cắt xúc xích” của Trung Cộng.
Bà Helena Legarda, nhà phân tích chính tại Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Cộng ở Berlin cho rằng Trung Cộng đang cố kiểm soát Bãi Cạn Second Thomas. Bà cho biết, hành động hung hăng này chuẩn bị cho Bắc Kinh giành quyền kiểm soát rạng san hô, và củng cố chỗ đứng của họ trên tuyến đường hàng ngàn tỷ USD đi qua hàng năm.
Theo nghiên cứu do Trung tâm Nghiên Cứu Chiến lược và Quốc tế công bố Bắc Kinh đã phá hủy khoảng 6.000 hecta rạng san hô, để bồi các đảo nhân tạo khoảng 1.300 hecta đất bồi ở quần đảo Trường Sa và được trang bị cho mục đích quân sự…
Ngày 22/6/2024, Bắc Kinh tìm cách củng cố tuyên bố của mình bằng các quy định mới, cho phép lực lượng Hải Cảnh Trung Cộng giam giữ người nước ngoài vào vùng biển tranh chấp trong tối đa 60 ngày.
Điều quan trọng là Trung Cộng không làm bùng nổ cuốc chiến như Đệ I hay Đệ II thế chiến (vì sợ Mỹ nhảy vào cuộc chiến) mà họ dùng phương pháp giới hạn xẩy ra chiến tranh bằng du kích biển và hải cảnh trong thế “không có chiến tranh mà chiếm được biển” đó là chiến lược cắt xúc xích.
Lê Hoành Sơn
Hoa Kỳ ngày 26 tháng 6, 2024