Cung Trầm Tưởng là nhà thơ lớn, đủ lớn để được xem là “trường phái thơ”, đủ dày để được gọi là “hành trình thơ”. Thơ của ông đẹp như những “Mùa Thu Paris”, da diết như “Chưa Bao Giờ Buồn Thế”. Đặc biệt, những vần thơ đầu tay của ông, dẫu trong vô thức, đã tiên tri cho những chia lìa, gãy đổ của thân phận Việt Nam.
Mời các bạn nghe nhà thơ Cung Trầm Tưởng trải lòng về những vần thơ của mình, trong một cuộc phỏng vấn do Phương Thảo thực hiện
Tình Thơ Cung Trầm Tưởng
Phương Thảo
*
* *
Nhà thơ Cung Trầm Tưởng Măc Lâm
Ngay cái tên của ông cũng đã ấn tượng đối với nhiều người vì chất văn học rất đậm trong mỗi chữ: Cung Trầm Tưởng.
* *
Trường Phái Lục Bát Cung Trầm Tưởng – Du Tử Lê
Là người Việt Nam, ai cũng biết lục bát là một thể thơ truyền thống, đặc biệt của riêng văn học Việt Nam. Nhưng, chúng ta vẫn phải đợi tới khi Nguyễn Du Tiên sinh chọn thể thơ lục bát để ký thác tâm sự mình, qua trường thiên “Ðoạn Trường Tân Thanh,” (dân gian quen gọi là “Truyện Kiều,”) lúc đó, lục bát mới chính thức trở thành một thể thơ có đầy đủ tính văn học ở mọi khía cạnh.
Ðặt qua một bên nghệ thuật tả cảnh, tả tình, tâm lý, triết lý, tâm sự, phản ảnh xã hội, thời đại sống của mình v.v… căn bản lục bát của Nguyễn Du Tiên sinh là “kể chuyện.” Vị cha già của lục bát Việt Nam, (nếu tôi được phép gọi như vậy,) là một nhà văn kể chuyện (Story Teller) cực kỳ tài hoa, uyên bác.
*
* *
Mùa Thu Paris – Phạm Duy – Cung Trầm Tưởng-Sỹ Phú
*
* *
Kiếp Sau – Phạm Duy – Cung Trầm Tưởng-Thái Thanh