TÌNH KHÚC NGƯỜI LÍNH CHIẾN (VongNgayXanh)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Một Ngày Sau Chiến Tranh
– Những Vùng Đất Mang Tên Anh
– Một Ngày Tàn Chiến Tranh
– Mười Hai Tháng Anh Ði
– Cho Người Vào Cuộc Chiến
– NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH
– Xa Vắng

Một Ngày Sau Chiến Tranh –  Nhạc: Nguyễn Đình Toàn – Tạ Chương trình bày 
MỘT NGÀY SAU CHIẾN TRANH
Một ngày trên quê hương chúng ta không còn chinh chiến nữa
Một người thanh niên xưa lúc đi khi về thấy mình già
Dẫu sao lòng anh vẫn đầy bao nỗi vui
Đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai.
Ơi gió mát trời xanh ơi.
Sông sâu chôn những hồn ai
Cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời
Chàng ngồi bên sông xưa lắng nghe âm thầm trong nước cuốn
Mặt trời che khăn đưa máu ai sáng ngời cuối trời buồn
Tháo đôi giầy gỡ khuy cài nghe tóc bay
Máu trong người bỗng như ngừng trong phút giây.
Thôi đã hết ngày không may
Duyên chia ai thấy lại ai
Hương thiêng xin thắp cho ai xa rồi.
Này đường, xa xưa tôi đi lá rơi, trên cành chim nhớ mãi
Và người đưa tôi đi đã xa nhưng còn khóc mùi hoài
Đến bây giờ cây đã già chim đã xa
Núi non buồn cũng khô dần sương thiết tha.
Trên đá cũ còn xanh ghi, ý như những lúc nằm mê.
Quê hương có những ai đi không về
À, à a a, à a, a á à
Từ người xưa ra đi khóm cây bao lần thay lá nhớ
Giòng đời trôi quanh co có khi xui người lỗi hẹn hò
Gió Xuân nồng đã bao lần khua thức ai
Nhớ thương người chốn chân trời xa khuất mây
Đêm thánh thót giọt mưa rơi trăng soi trên vách tả tơi
Cơn mơ thôi cũng tan trong ngậm ngùi
Kìa chùa xưa chuông lan nhắc nhân gian đừng ai oán nữa
Dù đời ai chia tan hãy quên vui cùng những ngày còn
Qua một ngày chiến tranh nầy như tái sinh
Dẫu trên người vẫn in hằn đôi vết thương
Nhưng nước mắt làm quên ngay mai ta sẽ cố cùng trâu ngoan
Gieo bông xóa hết dấu bom chưa mòn.
À a a, à a, a á à
Nhạc phẩm “Một ngày sau chiến tranh” là chủ đề chương trình. Bài hát dài gồm một chuỗi những ca từ tiếp nối là một câu chuyện kể được Tạ Chương thể hiện trọn vẹn cái “hồn” của bài hát. Với 1 giọng hát nhẹ nhưng lôi cuốn và mênh mang cảm xúc, anh đã nói lên được tâm sự của 1 người lính trở về sau chiến tranh. người lính tháo đôi giầy cũ, gỡ khuy cài chiếc áo trận bạc màu để đón làn gió xuân nồng thanh bình không tanh mùi máu, không mặn đắng nước mắt ly tan. Khi đi anh còn xanh tóc, lúc về tóc đã bạc màu theo cuộc chiến quá dài. Chiến tranh tàn phá quê hương, con người mệt mỏi, đau đớn với những nấm mồ, xương phơi trắng núi. Anh lính nghe chuông chùa mà mơ giấc mơ gieo hạt hoa để hoa thơm nở khắp chốn, xóa đi các dấu bom chưa mòn.
Tuy nhiên giấc mơ anh lính kia, hạt chưa nảy mầm, hoa chưa kịp trổ để che vết đạn bom, thì những nấm mồ lại âm thầm mọc lên. Người chết trong lao tù, ngoài ruộng nương hay nơi rừng thiêng nước độc. Bao xác người rã nát trong miệng cá mập hay vùi thây ngoài biển khơi là tang chứng cho một cuộc chiến ý thức hệ lại tái diễn.(TTThuy)“Tôi đã sống những ngày
Như con sâu mỏi
Co thân gầy đo nỗi bơ vơ
Nghe mưa về,
Nghe gió ra đi
Tôi đã sống những ngày
Thôi sống cho qua” (NĐT)
Nhạc NĐT xoay quanh Tình Yêu và Thân Phận, cái đẹp của tình yêu trong xáo trộn của thời cuộc và nỗi chán chường bi đát của thân phận lưu đày trên chính quê hương mình.

*
*     *

Những Vùng Đất Mang Tên Anh
Nhạc: Thanh Sơn-Tiếng hát: Sơn Ca

Tàn chiến cuộc em đi theo anh
Tới những vùng phố thị buồn tênh
Thương Quê Hương đất QUẢNG điêu tàn
Nhìn HẢI LĂNG nhớ về THẠCH HÃN
Giòng MỸ CHÁNH nước sông mùi hôi tanh
Hỡi CỔ THÀNH một thời vang danh

Thị trấn buồn cao nguyên cheo leo
Gió buốt đất đỏ mù sương
KONTUM đây với những kiêu hùng
Kìa CHARLIE núi rừng thung lũng
Về CHUPAO hát ca ngợi KO MAN
DAK BLA ngày nào còn hiên ngang

Rừng ngút ngàn cao su mênh mông
Chiến tích AN LỘC, BÌNH LONG
Quê Hương gây thế giới kinh hoàng
Lộ Mười Ba với trận mưa pháo
Quẹt nước mắt khóc linh hồn vô danh
Ðó AN LỘC địa sử ghi danh

ÐỒNG THÁP MƯỜI bao năm kiên gan
với chiến trường CÁI BÈ SẦM GIANG
KIÊN GIANG hay BẾN TRE, CHƯƠNG THIỆN
ÐỊNH TƯỜNG đây với CẦN THƠ đó
Mình đi thăm SÓC TRĂNG rồi U MINH
Suốt một vòng địa sử Quê Hương

Sẽ thấy một ngày Quê Hương ta Hòa Bình
Mầu cờ phơi phới thêm đẹp xinh
Hỡi những ai người da chung màu
Mau hãy xây dựng Quê Hương với nhau !

Sẽ thấy một ngày Quê Hương ta Hòa Bình
Ðể nhịp nhàng lúa được bình yên
Hãy hát ca mừng anh em ta
Ðịa sử oai hùng Việt Nam Quê Hương

*
*     *

https://www.youtube.com/watch?v=0EWTJ1zR5_8

Một Ngày Tàn Chiến Tranh
Nhạc: Song Ngọc-Tiếng hát: Thiên Trang

Nếu chiến tranh tàn tôi đưa em về thăm lại vùng quê
Thăm làng thôn xưa bao ngày qua vẫn hoài thương nhớ
Ta sẽ đưa nhau rời đô thị
Xa chốn kinh đô.. về quê đồng
Quê mình còn đây sau chiến tranh vết hằn còn ghi

Bến cũ con đò bao lâu cách trở biết giờ còn không ?
Nơi vườn rau xưa Mẹ già ơi có còn hôm sớm ?
Em bé quê ta.. còn ra đồng
Cô gái thôn xa.. còn qua chợ
Sau cuộc giông mưa yêu dấu ơi đổi dời hay chưa ??

ĐK:

Anh đưa em qua những vùng quê lửa binh lang tràn
Dấu đạn in mái tranh quê nghèo
Nương rẫy ngày nào xây chiến hào…
Tôi đưa em đi thăm những người dân chốn thôn quê
Bao tháng ngày buồn đau chất chồng
Giờ mừng vui xây lại ngày mới

Nếu chiến tranh tàn tôi đưa em về phố thị ngoài kia
Thăm Hà Nội yêu đã từ lâu mỏi mòn thương nhớ
Ta sẽ đi chung một con tàu
Băng núi qua sông đường Xuyên Việt
Nghe lòng nao nao núi sông dứt cuộc binh đao…!!!

Nếu chiến tranh tàn anh đưa em về thăm lại vùng quê
Thăm lại thôn xưa xatừ khi lửa đầy binh biến
Ta sẽ đưa nhau về đô thị
Xa chốn kinh đô về quê đồng
Quê mình còn đây sau chiến tranh vết hận còn ghi

Bến cũ con đò bao lâu cách trở biết giờ còn không?
Nơi vườn rau xưa Mẹ già ơi có còn hôm sớm?
Em Bé quê ta còn ra đồng
Cô gái thôn xưa còn qua chợ
Sau cuộc dầm mưa yêu dấu ơi đổi dời hay chưa??

ĐK:

Anh đưa em qua những vùng quê lửa binh lang tràn
Dấu đạn in mái tranh quê nghèo
Nương rẫy ngày nào xây chiến hào.
Anh đưa em đi thăm những người dân chốn thôn quê
Bao tháng ngày buồn đau chất chồng
Giờ mừng vui xây lại ngày mới.

Nếu chiến tranh tàn anh đưa em về phố thị ngày xưa
Thăm lại vùng quê bao ngày qua vẫn hoài thương nhớ
Ta sẽ đi chung một con tàu
Băng núi qua sông đường Xuyên Việt
Nghe lòng nao nao ta sẽ đi khắp vùng Quê Hương….!!!

*
*     *

 

Mười Hai Tháng Anh Ði 
Thơ: Phạm Văn Bình-Nhạc: Phạm Duy-Tiếng hát: Duy Quang 
Tháng Giêng xuôi quân ra Huế
Cố Đô hoang vu điêu tàn
Bãi học chiều, em vắng bóng
Tóc thề đã quấn khăn tang
Tháng Hai về trấn ven đô
Chong mắt hỏa châu, giữ cầu
Gió thoảng vào hơi rượu mạnh
Qua làn sương ánh đèn mầu …Ba lô lên vai tới miền Tây Đô
Quê hương em xanh, xanh ngợp bóng dừa
Đêm ngủ bìa rừng, thèm làn môi ấm
Ngọt trái sầu riêng, này lúc sang mùa
Bây giờ trời mây vào Hạ
Mẹ em bận đi lễ chùa
Em cầu nguyện cho chiến sĩ
Trên đường sớm nắng chiều mưa.

Tháng Năm theo vì sao biếc
Hoa phượng nở quanh sân trường
Ngày xưa những tờ lưu bút
Bây giờ phong thư gói quà
Tháng Sáu anh vẫn miệt mài
Hành quân chưa về thăm em
Đừng khóc, ve sầu mùa Hạ
Xa thì xa, vẫn chưa quên.

Sang Thu mưa Ngâu, nước mù bay mau
Ô hay sao ta trong lòng rưng sầu?
Tráng sĩ xưa hề vượt cầu sông ấy
Người đứng đầu sông, người cuối sông này!
Bây giờ còn đâu huyền thoại
Hằng Nga của em bé thơ
Tất cả bầu trời thơ ấu
Ai làm tháng Tám cằn khô
Tháng Chín ta về Cửu Long
Vú sữa căng của mẹ hiền
Anh đi cho đồng tươi thắm
Tặng em này chiến công vang
Về Cà Mau …
Một phong thư
Gửi cho em
Lời gió thương mây, lời chim nhớ rừng
Lời gió thương mây, lời chim nhớ rừng
Lời ta chờ nhau!

Cuối năm, mùa Đông đan áo
Cuối năm trời đã lạnh rồi
Thiên hạ thì may áo cưới
Ta thì hẹn tới năm sau.
Hoa mai nở đầy
Em đang chờ đợi
Mười hai tháng rồi
Dài ước mơ say
Nhớ má cho hồng
Nhớ môi em ngọt
Anh về cùng em,
Vui đón giao thừa.

*
*     *

https://www.youtube.com/watch?v=f5i4d9mBGu4

Cho Người Vào Cuộc Chiến 
Tác giả: Phan Trần 
Anh bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh
theo tiếng gọi lên đường
Anh đi vì đất nước khổ đau
Anh đi … anh quên thân mình
Em vì anh tóc bới chẳng lược cài
Thôi điểm trang, má phấn chẳng cần dồi
Xa phồn hoa với những chiều dập dìu
Cho anh vững lòng … anh điĐêm rồi lại đêm, một bóng đơn côi
em nhớ người phương trời
Tâm tư chẳng biết nói cùng ai
Đơn sơ … em ghi đôi dòng
Mong người đi giữa súng đạn chập chùng
Xin hiểu cho giữa cát bụi thị thành
Bao giờ em cũng vẫn bền một lòng
Thương anh suốt đời … anh ơi !

Mai kia anh trở về, anh trở về
Dẫu rằng …. dẫu rằng không còn vẹn như xưa
Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ
Dù anh trở về bằng chiếc xe lăn
Hoặc anh trở về bằng chiến công đầy
Tình em vẫn chẳng đổi thay

Anh giờ ở đâu,
Đồi núi cao nguyên hay cuối miền sông Hậu ?
Đêm nay ở đó gió lạnh không ?
Sương khuya có giăng giăng đầy
Phương này em với những lời nguyện cầu
Cho người đi sẽ có ngày trở về
Cho tình ta thắm thiết tựa ngày đầu
Xin cho chúng mình …. còn nhau 

*
*     *

NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH: Vợ tìm xác chồng trong chiều gió lộng 

Nhạc phẩm viết về một người đại tá của quân lực VNCH đã nằm xuống tại mặt trận. Người vợ trẻ của anh đi ngang qua cầu để đến đơn vị tìm lại xác anh trong buổi chiều gió lộng. Đó là nhạc phẩm: Em Đi Trong Chiều. Sau bao năm, những người trong quốc nội, hải ngoại vẫn đang tiếp tục tranh đấu vì một Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi tay Cộng Sản. Những người trẻ tuổi, các trí thức, nghệ sĩ cũng đã bắt đầu tranh đấu vì sự tự do cho Việt Nam. Mời quý vị cùng thường thức nhạc phẩm tiếp theo đó là Đêm Việt Nam.

*
*     *

https://www.youtube.com/watch?v=JgnnP6VgGTA

Xa Vắng – ý thơ: Đặng Trần Côn – nhạc: Y Vân, tiếng hát: Bảo Yến

Ngày anh xa vắng
Em không trang điểm đợi chờ
Những đêm gió lạnh đầu hè
Khuê phòng phủ kín tâm tư
Nhìn từng hạt mưa sa
Thương đời biển sầu bao la
Để cho cành hoa héo khô
Lỡ cung ái ân xuân thì

Ngày anh xa vắng
Phấn son xếp lại chẳng dùng
Trắng đêm đối ngọn đèn tàn
Trăng mờ lạnh giấc cô miên
Đợi chàng một hai năm
Hay là cả đời xuân xanh
Ngày nao đầu pha tuyết sương
Vẫn mong tái ngộ một lần

Chàng đi chinh chiến
Gieo neo rừng khuya
Là mong chiến thắng vai mang vòng hoa
Còn em khuya sớm chăm lo miền quê
Cho lúa lên ngôi hai mùa
Sống cho tình yêu thế hệ

Ngày anh xa vắng
Tóc buông giữ vẹn lời thề
Ước mong ngấn lệ ngày về
Thay dòng nước mắt chia ly
Vì trời làm phong ba
Nên đời hội ngộ chia ly
Lệ rơi nhiều hơn nước mưa
Dẫu cho bốn biển chẳng vừa…. 

https://phailentieng.blogspot.com/2017/06/tinh-khuc-nguoi-linh-chien.html?fbclid=IwAR0Xkb1vYTMDmJ8VqzkgtYsQNek5S8mvE0oXVZq-7W9Kxz3YKGhOJubge1A