TIN VỀ VÙNG ẤN ĐỘ, THÁI BÌNH DƯƠNG, BIỂN ĐÔNG…

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

1) Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ và Trung Cộng gặp nhau:

Phái đoàn Bộ Quốc Phòng Mỹ cầm đầu bởi Bộ Trưởng Lloyd Austin họp với phái đoàn Quốc Phòng Trung Cộng Ngụy Phượng Hòa tại Siem Reap, Campuchia ngày 23/11/2022 (Ảnh: Reuters)

Bộ Trưởng Quốc Phòng (BTQP) Mỹ, Lloyd Austin hôm thứ Ba ngày 23/11 trực tiếp gặp BTQP Trung Cộng Ngụy Phượng Hòa tại Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng Các Nước ASEAN Mở Rộng (ADMM+ – ASEAN Defence Ministers’ Meeting-Plus) lần thứ 9 tại thành phố Siem Reap, Campuchia. BTQP Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại những hành vi “nguy hiểm’ của Trung Cộng gây ra trên Biển Đông.

Tại thành phố Siem Reap, Campuchia, nơi Hội Nghị ADMM+ năm 2022, BTQP Lloyd Austin (Mỹ) và đồng cấp Ngụy Phượng Hòa (TC) trực tiếp gặp nhau 90 phút. Ông Austin nhấn mạnh rằng cần phải cải thiện liên lạc trong khủng hoảng, đồng thời bày tỏ lo ngại về hành vi “ngày càng nguy hiểm” của các máy bay quân sự Trung Cộng.

Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder cho biết trong một tuyên bố sau cuộc gặp như sau:

“BTQP Austin nêu lên với Ngụy Phượng Hòa sự lo ngại về hành vi ngày càng nguy hiểm của máy bay Trung Cộng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn”.

Theo Bộ Quốc Phòng Úc cho biết vào tháng 5/2022, một máy bay chiến đấu của Trung Cộng đã bay chặn đầu một cách nguy hiểm một máy bay của quân đội Úc trên Biển Đông, phi cơ TC bay rất gần phía trước máy bay của không quân Úc RAAF (Royal Australian Air Force) thả ra một “mộ bó mảnh vụn” chứa đựng những mảnh nhôm rất nhỏ để cho vào trong động cơ của máy bay RAAF, có thể làm hỏng động cơ… Do đó, ông Lloyd Austin yêu cầu phía Trung Cộng cần chấm dứt những hành động không chuyên nghiệp này [hành động côn đồ không gian]!

Không có tin gì về Ngụy Phượng Hoà trả lời như thế nào. Nhưng Ngụy chẳng dám trả lời hoặc hứa hẹn gì. Và nếu có trả lời cũng tìm cách chối cãi đổ tội cho phi cơ Úc vi phạm vùng biển chủ quyền tự xưng của Trung Cộng trên Biển Đông.

Thật ra, Ngụy Phượng Hòa không có quyền hạn gì để hứa hẹn với ông Lloyd Austin về việc này, vì đây là chủ trương của Bộ Chính Trị Cộng Sản Tàu tại Bắc Kinh trong chiến lược chiếm Biển Đông làm ao nhà.

Source: https://www.reuters.com/world/asia-pacific/us-china-defence-ministers-start-meeting-cambodia-us-official-2022-11-22/

2) Hoa Kỳ – Philippines tái cam kết Hiệp Ước Phòng Thủ Chung

Bà Kamala Harris (Trái) gặp TT Philippines Marcos Jr. (Phải) tại Manila Philippines tháng 11/2022 (Ảnh: internet)

PTT Mỹ Kamala Harris (Trái) gặp TT Philippines Marcos Jr. (Phải) tại Manila Philippines tháng 11/2022 (Ảnh: internet)

Trong cuộc gặp giữa Tổng Thống Philippines Marcos Jr. và Phó Tổng Thống Mỹ Kamala Harris hôm thứ Hai (21/11/2022) trong chuyến thăm của Bà Harris đến Philippines. Hai bên đã nhắc lại cam kết “không lay chuyển” của Hiệp Ước Phòng Thủ Chung.

Bà Harris đã tuyên bố: “Chúng tôi sát cánh cùng các bạn để bảo vệ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế liên quan đến Biển Đông” Đồng thời lưu ý rằng “một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào quân đội, tàu công vụ hoặc máy bay của Philippines ở Biển Đông thì sẽ là bắt đầu kích hoạt sự bảo vệ lẫn nhau của Hoa Kỳ theo nguyên tắc của Hiệp Ước Phòng Thủ Chung”.

Phía Philippines, TT Marcos, cũng đã thể hiện lập trường vững chắc chống lại bất kỳ mối đe dọa nào của Trung Cộng đối với lợi ích chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Philippines, ông cho biết mối quan hệ giữa Washington với Manila đã trở nên “quan trọng hơn” do “những biến động” đang diễn ra ở khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương.

Philippines tiếp tục phản đối lực lượng “dân quân biển” giả dạng tàu đánh cá của Trung Cộng liên tục quấy rối ngư dân và ngư trường của Philippines. Những “dân quân biển” của Trung Cộng núp dưới dạng thuyền đánh cá từng đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền của Philippines với sự hỗ trợ của lực lượng Cảnh Sát Biển và Hải Quân Trung Cộng! Philippines cũng lo ngại về việc Trung Cộng khai thác các nguồn tài nguyên về năng lượng và thủy sản thuộc vùng biển chủ quyền của Philippines.

Mỹ và Philippines đã ký Hiệp Ước Phòng Thủ Chung (Mutual-Defense Treaty) năm 1951 đã được tái khẳng định bởi Tuyên bố Manila tháng 11 năm 2011. Nay được cam kết gắn bó thêm vào năm 2022.

Trong nhiệm kỳ trước của TT Rodrigo Duterte (2016-2022), ngoại giao Mỹ-Philippines xấu đi rất nhiều vì Rodrigo Duterte thiên tả, thân Tập Cận Bình nên nghiêng về Bắc Kinh.

Hiệp Ước Phòng Thủ Chung (Mutual-Defense Treaty) giữa Mỹ và Philippines được ký kết giữa hai nước để bảo vệ an ninh lẫn nhau từ 71 năm qua.

Source: https://www.japantimes.co.jp/news/2022/11/21/asia-pacific/politics-

3) Giá khu trục hạm thế hệ tiếp theo của Hải Quân Mỹ có thể cao hơn 1 tỷ USD so với giá ước tính của Quốc Hội Mỹ.

Bà Kamala Harris (Trái) gặp TT Philippines Marcos Jr. (Phải) tại Manila Philippines tháng 11/2022 (Ảnh: internet)

Khu Trục Hạm lớp Arleigh Burke mới của Hải Quân Hoa Kỳ

Khu Trục Hạm Hải Quân Hoa Kỳ lớp Arleigh Burke mới là một loại chiến hạm mệnh danh “lá chắn thần”, nó dự định bắt đầu đóng vào năm 2023 để thay thế các Khu Trục Hạm của Hải Quân Mỹ hiện đang hoạt động, nó được định giá cả bởi Quốc Hội Hoa Kỳ (Congressional Budget Office – CBO) thấp giá hơn (từ 30% đến 40%) so với thực tế, tức khoảng 1 tỷ USD cho mỗi tàu chiến.

Trong một cuộc thảo luận giữa binh chủng Hải Quân và các nhà thầu đóng Khu Trục Hạm Arleigh Burke HII và General Dynamics Bath Iron Works thì lớp Arleigh Burke mới có giá cao hơn dự tính vì những vật liệu đặc biệt của nó.

Thường thì CBO dự tính chi phí đóng tàu cao hơn so với thực tế của Hải Quân. Nhưng nay lại thấy sự khác biệt. Vì khi đi vào chi tiết phải tính đến chi phí vật liệu đặc biệt, tỷ lệ lạm phát hiện nay, mức độ khác biệt giữa các tàu chiến cũ và mới từng điểm… nên dễ dàng đưa ra ước tính không chính xác.

Báo cáo hàng năm của Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội được công bố vào ngày 11/11, cho biết Khu Trục Hạm Hải Quân Hoa Kỳ Arleigh Burke đời mới sẽ có giá từ 3.1 tỷ USD đến 3.4 tỷ USD mỗi tàu chiến. Trên thực tế có thể giá có thể 4.1- 4.4 USD. Sẽ có khoảng từ 29 đến 47 khu trục hạm lớp Arleigh Burke mới dự kiến ​​xuất xưởng từ năm 2023 – 2030.

Source: https://breakingdefense.com/2022/11/next-gen-destroyers-price-tag-could-be-1b-more-than-navys-estimates-cbo/

4) Trung Cộng nối lại quan hệ hải quân chiến lược với các nước không phải “đồng chí” của Bắc Kinh

Bà Kamala Harris (Trái) gặp TT Philippines Marcos Jr. (Phải) tại Manila Philippines tháng 11/2022 (Ảnh: internet)

Tàu Bệnh Viện Peace Ark (T-AH 866) của Trung Cộng đến Indonesia vào đầu tháng 11/2022

Trung Cộng đã khởi động lại các hoạt động trao đổi quân sự với các nước không phải “đồng chí Cộng Sản” như Bắc Hàn, Việt Nam… sau khi bị đình chỉ trong những năm do đại dịch virus Vũ Hán. Nay Trung Cộng trở lại ve vãn như sau:
– Hải Quân Trung Cộng đã đưa tàu bệnh viện Peace Ark (T-AH 866) đến Indonesia để thực hiện viện trợ nhân đạo kéo dài một tuần vào đầu tháng 11/2022.
– Hải quân Trung Cộng cũng dự tính đưa một khu trục hạm tới Bangladesh. Quân đội Trung Cộng sẽ cử một phái đoàn có một trong những khu trục hạm tối tân nhất của TC dẫn đầu để tham dự lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhật của Sheikh Mujibur Rahman, tổng thống sáng lập của Bangladesh.
– Trong bài phát biểu trước các bộ trưởng quốc phòng Ngụy Phượng Hòa tại Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN Mở Rộng tại Siem Reap, Campuchia hôm thứ Tư (23/11), Ngụy Phượng Hòa lặp lại lời hứa của Trung Cộng sẽ hợp tác với các nước khác để xây dựng “một hàng rào an ninh khu vực vững chắc”.

Alfred Wu, giáo sư tại Trường Chính Sách Công tại Đại Học Singapore, cho biết Bắc Kinh rất quan tâm đến việc cải thiện quan hệ với các nước ASEAN. GS Wu cho rằng các mối quan hệ đóng vai trò chiến lược quan trọng trong Hiệp Định Hợp Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại tự do mà Trung Cộng dự định tham gia.

Source: South Chinese Morning Post https://www.scmp.com/news/china/military/article/3200894/china-resumes-strategic-naval-partnerships-foreign-counterparts-aims-deepen-cooperation?module=lead_hero_story&pgtype=homepage&fbclid=IwAR1kn18ZUvsdnCwH1mydWzokxZQAS9frq5tUsAUnvbZt4pZ09bCMdrFsdbY

5) Đài Loan: Trung Cộng tăng cường chuẩn bị tấn công Đài Loan

Bà Kamala Harris (Trái) gặp TT Philippines Marcos Jr. (Phải) tại Manila Philippines tháng 11/2022 (Ảnh: internet)

Bên phải Tập Cận Bình là tướng Hà Vệ Đông (He Weidong) Phó Bí Thư Quân Ủy Trung Ương sau đại hội đảng CS Tàu 20 vào tháng 10/2022

Tin Đài Loan: Một báo cáo của Hội Đồng Các Vấn Đề Đại Lục (Mainland Affair Council – MAC) thuộc Đài Loan, vào tuần trước cho biết: Bộ Tư Lệnh Chiến Khu Miền Đông [miền Đại Lục Trung Cộng đối diện với Đài Loan qua eo biển] của quân đội Trung Cộng đang tăng cường chuẩn bị tấn công Đài Loan với những dấu hiệu sau đây:
– Vào ngày 14/11, Tập Cận Bình nói rằng Trung Cộng nên cải tiến và thực hiện hệ thống mà ông ta đảm nhận trách nhiệm, nắm vững các tin tức tình báo và chiến tranh thông minh, và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh trong vùng.
– Một điểm khác đáng lưu ý là hai tướng Hà Vệ Đông (He Weidong), và Miêu Hoa (Miao Hua) từng là cấp tướng lãnh trong Bộ Tư lệnh Chiến Khu Miền Đông nay được trọng dụng nâng lên làm làm phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Báo cáo của Hội Đồng Các Vấn Đề Đại Lục lưu ý rằng những cuộc bổ nhiệm này cho thấy Trung Cộng đang “tăng cường để chuẩn bị cho chiến tranh quân sự chống lại Đài Loan”.
– Báo cáo cũng dự đoán rằng sau cuộc tập trận chung giữa Không Quân Trung Cộng và Không Quân Thái Lan vào tháng 8/2022, các cuộc tập trận chung như vậy giữa quân đội Trung Cộng và quân đội các nước trong khối ASEAN có thể trở thành sự thực. Sự chuẩn bị “đối tác” thân thiện với các nước ASEAN nằm trong âm mưu cô lập tấn công Đài Loan.

Source:https://www.taiwannews.com.tw/en/news/4725432?fbclid=IwAR3jSPhB997yRlrroi4h7hhQKRZZWwSkiBzyvQfM4o-QiEmqzCSNVs7ZAwc

6) Đài Loan sản xuất 104 máy bay không người lái tự sát Chien Hsiang vào năm 2025

Máy bay không người lái tự sát Chien Hsiang (Ảnh: Internet)

Đài Loan ra mắt “máy bay không người lái tự sát Chien Hsiang” vào tuần trước và công bố kế hoạch sản xuất 104 loại vũ khí này vào năm 2025.

Tại cuộc họp báo ngày 15/11/2022, Chi Li-ping, người lãnh đạo Bộ Phận Nghiên Cứu Hệ Thống Hàng Không của Viện Khoa Học Và Kỹ Thuật Công Nghệ Chung-Shan (NCSIST) cho biết máy bay không người lái chống bức xạ Chien Hsiang bay xa tới 1000km và có vận tốc từ 500 đến 600 km/giờ khi ở giai đoạn lao tới mục tiêu. Máy bay không người lái tự sát Chien Hsiang do công ty National Chung-Shan Institute of Science and Technology (NCSIST) chế tạo và ra mắt lần đầu tại Triển Lãm Kỹ Thuật Công Nghệ Quốc Phòng và Hàng Không Đài Loan năm 2019 và có hai loại máy bay biến thể quan trọng có hai chức năng: chống bức xạ và dùng làm “mồi nhử”.

Tại sao Đài Loan lại chế 104 chiếc UAV Chien Hsiang thôi chứ! theo tôi, Đài Loan cần chế tạo 5000 chiếc để đối phó với Trung Cộng tấn công chiếm Đài Loan! Đồng thời đưa tin nhắn cho Tập Cận Bình biết chiếc UAV Chien Hsiang đời mới có thể bay tới Bắc Kinh để bỏ bom tự sát.

Source:https://www.taiwannews.com.tw/en/news/4725375?fbclid=IwAR2fb13oeVXJYvtFGfh9s5cXtKEQ9remkX9KoJfNWdSKRU7aRNj2Ty7EqkI

7) Khu Trục Hạm Úc bị hải quân Trung Cộng khiêu khích gần quần đảo Trường Sa

Hai chiến hạm của Úc Hobart và Stalwart đã bị hải quân Trung Cộng theo dõi sát sao vào tháng trước khi đi qua một số hòn đảo được Bắc Kinh tự nhận chủ quyền ở vùng biển Trường Sa. Hai chiến hạm của Úc đang hoạt động chung với hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Sự gây hấn của Trung Cộng đối với tàu chiến Úc đang hoạt động chung với tàu chiến JS Kirisame của Nhật Bản và Khu Trục Hạm USS Milius của Hải quân Hoa Kỳ trong chuyến đi tuần hành ở Biển Đông là một mức leo thang quân sự nguy hiểm.

Bộ quốc phòng Úc đã từ chối trả lời các câu hỏi về các sự kiện với lý do “lý do an ninh hoạt động”.

Việc điều động tàu chiến trong khu vực là một phần đóng góp lâu dài của chính phủ Úc trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Rộng Mở. Trong quá trình hoạt động, các tàu đã phải tiến hành nhiều cuộc tập trận khác nhau trong và ngoài vùng biển quốc tế ở Biển Đông”. Tất cả đều phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”.

Source: https://www.abc.net.au/news/2022-11-15/australian-warships-challenged-chinese-military-spratly-islands/101643528

8) Nhật Bản sắp đạt thỏa thuận chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với Anh, Ý

Hình dáng của máy bay chiến đấu đời mới của Nhật-Anh-Ý

Nhật đã bước vào giai đoạn đàm phán cuối cùng với Anh và Ý để cùng chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo. Điều này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi Nhật hướng tới hợp tác quốc phòng với các nước ngoài Hoa Kỳ. Tokyo cũng sẽ xem xét sửa đổi các quy tắc xuất khẩu của mình để sửa đổi việc bán thiết bị quốc phòng ra nước ngoài với hy vọng giảm chi phí phát triển máy bay đời mới này và nâng cao ngành công kỹ thuật công nghệ quốc phòng cho nước Nhật. Chiến đấu cơ đời mới dự kiến ​​sẽ là chiến đấu cơ kế nhiệm của Mitsubishi F-2 được chế tạo chung với công ty Lockheed Martin của Hoa Kỳ. Công ty kỹ thuật công nghệ nặng hàng không khổng lồ của Nhật Bản Mitsubishi, công ty quốc phòng BAE Systems của Anh và nhà công ty quốc phòng Leonardo S.P.A. của Ý sẽ kiểm soát tiến trình sản xuất loại chiến đấu cơ đời mới này.

Source: https://asia.nikkei.com/Politics/International-relations/Japan-nears-deal-to-develop-next-generation-fighter-with-U.K.-Italy

9) Canada tăng cường hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng của Trung Cộng

Nữ Bộ Trưởng Quốc Phòng Canada Anita Anand (Ảnh: Internet) 

Bà Anita Anand, Bộ Trưởng Quốc Phòng Canada hôm 18/11/2022 tuyên bố tại Diễn Đàn An Ninh Quốc Tế Halifax là “tăng cường hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như một phần trong chiến lược sắp được công bố cho khu vực nhằm giúp chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Cộng”. Và cho rằng quan hệ với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là quan trọng đối với an ninh quốc gia Canada.

Bà còn nhấn mạnh “Canada sẽ tiếp tục sát cánh với người dân Ukraine trong thời gian dài” đó là cam kết của Canada đối với (North American Aerospace Defense Command – NORAD) một tổ chức quốc phòng chung Bắc Mỹ giữa Mỹ và Canada sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Bà Anita Anand đã không cung cấp chi tiết trong nội dung bài phát biểu của mình tại Diễn Đàn An Ninh Quốc tế Halifax vào thứ Sáu, nhưng những bình luận của bà cho thấy Canada có kế hoạch chi tiêu quân sự cho Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Bà Anita Anan “Chúng tôi [Canada] sẽ thách thức Trung Cộng khi chúng tôi phải làm và chúng tôi sẽ hợp tác với Trung Cộng khi cần thiết” đó là chiến thuật “vừa hợp tác, vừa chiến đấu” .

Source: https://www.scmp.com/news/world/united-states-canada/article/3200215/canada-increase-military-presence-indo-pacific-counter-china-influence-defence-minister?utm_term=Autofeed&utm_medium=Social&utm_content=article&utm_source=Twitter#Echobox=1668810567

10) Khu Trục Hạm Nhật đánh chặn thành công hỏa tiễn đạn đạo trong cuộc thử nghiệm với Hải quân Mỹ

Khu Trục Hạm nhật JS Haguro trang bị hệ thống phòng không Aegis.

Cơ Quan Phòng Thủ Hỏa Tiễn Hoa Kỳ cho biết vào ngày 21/11 hai cuộc thực tập bắn đạn thật của khu trục JS Haguro và JS Maya của Nhật Bản tại Hawaii đã thành công đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo trên biển Thái Bình Dương, khi hai chiến hạm Nhật sử dụng hỏa tiễn phòng không bắn từ tàu khu trục của mình. Điều này xác nhận khả năng phòng thủ chống hỏa tiễn đạn đạo của Nhật đạt thành công như mong muốn.

Vụ bắn thử đạn thật đầu tiên là những hỏa tiễn phòng thủ gắn trên Khu Trục Hạm của Nhật SM-3 Block 3 bắn từ tàu JS Maya được trang bị hệ thống Aegis đã theo dõi hỏa tiễn giả định là của địch (T4-E) và bắn hạ thành công T4-E trên biển Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên khu trục hạm lớp JS Maya của Nhật bắn hỏa tiễn SM-3 thành công với hệ thống phòng chống hỏa tiễn Aegis của Mỹ trang bị.

Một cuộc bắn đạn thật thành công khác được tiến hành tương tự với khu trục hạm JS Haguro có trang bị hệ thống Aegis, đã chứng minh những hỏa tiễn phòng không SM-3 Block 3 và SM-2 Block IIIB đã hạ được các hỏa tiễn của địch và máy bay không người lái.

Sự thành công tham gia hợp tác được trang bị trên cả khu trục hạm của Nhật lớp JS Maya phát hiện và theo dõi mục tiêu hỏa tiễn trước khi JS Haguro bắn hạ nó bằng cách sử dụng dữ liệu từ tàu yểm trợ có tính cách chị em.

Cuộc tập trận bắn đạn thất này là một mốc quan trọng trong sự hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ trong lĩnh vực phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa, đồng thời cho biết thêm rằng mục tiêu của nó là “hỗ trợ hiện đại hóa hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo của JMSDF và chứng nhận Hệ thống vũ khí Aegis Baseline J7 và lớp Maya của Nhật Bản có hiệu năng cao”.

Nhật Bản hiện có 8 Khu Trục Hạm trang bị Aegis để phòng không và phòng thủ hỏa tiễn, đồng thời có kế hoạch đóng thêm 2 tàu phòng thủ hỏa tiễn chuyên dụng với trung tâm trang bị các radar Lockheed-Martin SPY-7(V) mà nước này đã dành cho hai hỏa tiễn Aegis Ashore trên đất liền cơ sở quốc phòng.

Source: https://www.defensenews.com/battlefield-tech/2022/11/22/japanese-destroyers-intercept-ballistic-missiles-in-tests-with-us-navy/

11) Ấn Độ thử hỏa tiễn đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử Agni-3

Hỏa tiễn của Ấn Độ AGNI III (mang đầu đạn nguyên tử)

Ấn Độ hôm thứ Tư (23/11) đã thành công thực hiện một vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo tầm trung Agni-3từ đảo A.P.J. Abdul Kalam ở Odisha. Hỏa tiễn Agni tạo thành xương sống của kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ, bao gồm cả hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn Prithvi gắn trên các loại máy bay chiến đấu. Ấn Độ cũng đã hoàn thành bộ ba hạt nhân và vận hành khả năng tấn công hạt nhân trả đũa, khi tàu ngầm hỏa tiễn đạn đạo hạt nhân INS Arihant thực hiện các cuộc tuần tra răn đe.

Source: https://www.thehindu.com/news/national/india-test-fires-agni-3-nuclear-capable-ballistic-missile/article66175547.ece