TIN TỐI 29/3: MỘT NGƯỜI ĐI CHƯA VỀ MÀ ĐÀNH LỠ ƯỚC TƠ DUYÊN ?

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 1 person and standing

May be an image of 1 person

Khi phổ ý thơ “Màu tím hoa sim”, Dzũng Chinh đang là sinh viên của Luật khoa Đại Học Đường Saigon năm 1960, với tên thật là Nguyễn Bá Chinh.
Tuy nhiên, sau khi Dzũng Chinh trở thành sinh viên sĩ quan của Trường Võ Bị Thủ Đức, bản nhạc bắt đầu nổi tiếng.
Đặc biệt, khi giàn nhạc Văn Phụng dàn dựng hòa âm để đệm cho nữ ca sĩ Phương Dung thu âm vào dĩa Sóng Nhạc (33 và 45 vòng), khắp thành thị thôn quê miền Nam lúc bấy giờ, ai cũng lẩm nhẩm hát được những câu ngắn của ca khúc này.
Năm 1969, trong một chuyến công vụ. Chuẩn úy Nguyễn Bá Chinh đã không về nữa.
Hưởng dương 27 tuổi, ông không còn trên thế gian này nhưng người ta vẫn nhớ mãi Dzũng Chinh với ca khúc nổi tiếng “Những đồi hoa sim”
Năm 1977.
Trên chuyến tàu hỏa Thống Nhất từ Bắc vào Nam có một hành khách ăn mặc khá “lãng tử” với mái tóc bạc trắng chạy dài bồng bềnh ôm lấy khuôn mặt đậm nét phong trần.
Vừa bước xuống sân ga Bình Triệu, ánh mắt người này đã vội vã nhìn vào góc cửa ga, nơi phát ra tiếng đàn guitar thùng đệm theo một giọng hát trầm ấm.
Người hát rong còn trẻ với đôi nạng gỗ lót làm chỗ ngồi. Một chân của anh cụt lên đến khỏi đầu gối, được che lại bằng ống quần túm gấp lên trên thắt lưng. Người này đang tự đệm đàn (nhịp điệu khá vững) cùng chất giọng da diết đầy tự sự:
Xưa
xưa nói gì bên em.
Một người đi chưa về mà đành lỡ ước tơ duyên.
Nói
nói gì cho mây gió.
Một rừng đầy hoa sim
nên để chiều đi không hết
Tím cả chiều hoang
nay tím cả chiều hoang
đến ngồi bên mộ nàng
Từ dạo hợp hôn
nàng không may áo cưới
thoáng buồn trên nét mi.
Khói buốt bên hương tàn nghi ngút
trên mộ đầy cỏ vàng
Mà đường về thênh thang
Đồi sim vẫn còn trong lối cũ.
Giờ thiếu người xưa ấy
Đồi hoang mới tiêu điều …
Người lữ khách cứ đứng lặng yên nghe hát.
Dứt bản nhạc, ông bước đến ngồi xuống bên cạnh người hát rong và hỏi nhỏ:
– Chân anh sao vậy ?
Người kia trả lời:
– Tôi bị thương hồi chiến tranh.
Ông hỏi tiếp:
– Anh bị ở mặt trận nào ?
– Tôi bị ở Bình Long.
– Mà sao ông hỏi kỹ vậy ?
Lữ khách im lặng, không trả lời.
Ông thò tay vét trong túi mình, cầm ra một nắm giấy bạc rồi nhét vào túi cái áo lính sờn cũ của người hát rong rồi trầm giọng:
– Tôi là tác giả bài thơ được phổ thành bản nhạc mà anh vừa hát.
TĐK