THUYỀN NHÂN VIỆT NAM, MỘT CHƯƠNG SỬ BI THƯƠNG (Nguyễn An/RFA)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Trên dưới 30 năm trước, toàn thế giới đã phải đặc biệt chú tâm đến Việt Nam, nơi mà hàng ngàn và hàng ngàn con người quyết tâm rời bỏ quê hương, rời bỏ gia đình, tài sản và kỷ niệm, để vượt biển ra đi trên những con tàu mong manh chưa biết đi đâu về đâu và chấp nhận mọi hiểm nguy trên biển.

Tải xuống để nghe.

Biến cố 30/4/1975

Làn sóng người mà hành trang mang theo chỉ là một quyết tâm rời bỏ quê hương yêu dấu đã làm thành sự kiện độc nhất vô nhị trên thế giới, và những thảm cảnh mà họ gặp trên đường hải hành đã gây xúc động sâu xa cho mọi người, đã đánh động lương tâm nhân loại.

Theo số liệu của Cao Uỷ Tin Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), tính tới năm 2000 đã có 796.310 thuyền nhân đến được các trại tị nạn, trong số này 720.000 người đã được định cư tại một nước thứ ba trong số trên 15 quốc gia mở rộng vòng tay đón nhận họ.

Những con người can đảm và may mắn này đã xây dựng thành một Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại lớn mạnh, đáng ngưỡng mộ.

Nhưng còn những người ra đi mà không đến thì sao? Bao nhiêu người đã bỏ mình trong cuộc hải hành trên Biển Đông? Không ai biết được con số chính xác.

Nhưng nếu ra đi một sống hai chết và số người thành công là gần 800.000 thì số người thất bại e cũng gần bằng con số ấy.

Thuyền nhân Việt Nam trong 1/4 cuối Thế Kỷ XX là một sự kiện lịch sử không thể xoá nhoà và mong sẽ không bao giờ lập lại.

Nhân ngày kỷ niêm 30 Tháng Tư năm nay, Ban Việt Ngữ – Đài Á Châu Tự Do xin gửi đến quý thính giả loạt bài về thuyền nhân để ghi lại sự kiện vô tiền khoáng hậu ấy.

Đây cũng là nén nhang tưởng nhớ những người đã đi mà không đến và bó hoa dâng tặng Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại đã tự khẳng định bằng chính sinh mạng và công sức của mình.

“…Yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng, và ở đâu ở đó…”

Những chuỗi âm thanh mà quý thính giả vừa nghe là tiếng súng dồn dập tại Miền Nam Việt Nam vào cuối Tháng Tư 1975.

Một trong những người rời nước bằng tàu Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà ngày 29, luật sư trẻ Nguyễn Hiền hồi năm 1975, hồi tưởng:

“Nha Trang tht th, gia đình chúng tôi vào Sài Gòn. Sau nhng toan tính bt thành tìm đường ra đi như nhiu gia đình khác lúc by gi thì s đi khi Vit Nam kp lúc ca gia đình chúng tôi trước khi Sài Gòn tht th hoàn toàn do may mn.

Nh anh tôi trong binh chng hi quân mà gia đình chúng tôi đi được gn hết. S may mn vào phút chót đó phi nói không tin bc nào có th mua được.

Chúng tôi ra đi đ không phi sng dưới chế đ tàn bo cng sn ch biết có thù hn dù nhng thù hn đó do chính h tưởng tượng ra. Hu hết người dân Min Nam có th nói đu mun xa lánh cng sn, nht là nhng người đã xa lánh cng sn ln th nht năm 1954 như gia đình tôi.

Chiếc tàu thuc Hi Quân Vit Nam đưa chúng tôi đi t bến Bch Đng (Sài Gòn) vào đêm 29 rng 30-4-1975, ch vài tiếng đng h trước khi Sài Gòn hoàn toàn b xâm chiếm.

Chuyến đi vt v, thiếu thn, tinh thn hoang mang trong my ngày đu. Nhưng bây gi nhìn li mi thy nhng kh s ca chúng tôi lúc đó không th so sánh vi cnh đa ngc trn gian mà nhiu đng bào boat people ca chúng tôi phi tri qua trong nhng chuyến vượt biên nhng năm sau đó.

Tàu ln được Hm Đi 7 M đón tiếp ngoài khơi, sau cùng chuyn chúng tôi sang tàu dân s và đưa chúng tôi đến đo Guam an toàn. Chúng tôi không h phi lo lng v an toàn sinh mng ca mình.”

Thuyền nhân

Ngay trong Ngày 30 Tháng Tư vài chục chiếc tàu, nguyên là tàu đánh cá hay chở hàng cũ, chứa đầy những người tự thấy không thể sống dưới chế độ cộng sản, đã xuôi theo mọi dòng sông và kinh rạch của Miền Nam ra Biển Đông.

Đó là những người tiên phong của phong trào thuyền nhân diễn ra ồ ạt trong vài ngày kế tiếp, rồi âm ỉ nhưng kiên quyết kéo dài nhiều năm sau đó.

Số người được dự đoán ra đi trong đợt này vào khoảng 200 ngàn, trong đó khoảng từ 130 đến 160 ngàn được tiếp nhận tại đảo Guam, và sau đó định cư tại Hoa Kỳ.

Bà Dân Biểu Madeleine P. Bordalllio, lúc đó là phu nhân của Thống Đốc đảo Guam, nhớ lại rằng những thuyền nhân đầu tiên đó phần lớn đói khát, bệnh hoạn và mệt mỏi.

Những thuyền nhân trong đợt đầu tiên này phải được kể là may mắn nhất bởi gần như không xảy ra tai nạn nào trên biển và hầu hết ngay sau đó được định cư tại Hoa Kỳ hay tại các quốc gia Tây Phương khác. Họ chính là những người tiên phong của Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại.

Sau khi đất nước đã chính thức thống nhất và nhiều chính sách đặc biệt cho người dân Miền Nam được áp dụng, số người vượt biển tìm tự do đã dần dần tăng lên.

Theo số liệu của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, số thuyền nhân đến được các trại tị nạn trong hai năm 1975-1976 là 5.947 người, nhiều nhất là Thái Lan với 2.699 người và Malaysia với 1.160 người.

Qua năm 1977 số thuyền nhân đến được các trại tị nạn là 17.126 người. Năm kế tiếp là 87.164 người. Và đến năm 1979 được mô tả là năm cao điểm của phong trào thuyền nhân, số người đến được các trại tị nạn là 201.189 người.

Một câu hỏi lại phải được đặt ra là để có được số người như thế đến được bến bờ tị nạn thì đã có bao nhiêu người bỏ mình trên biển?

Năm 1979 cũng là năm mà toàn thế giới không thể không nói đến, không thể không xúc động trước sự kiện thuyền nhân.

Có những nhân vật nổi tiếng chống chiến tranh Việt Nam trước kia từng chính thức lên tiếng tranh đấu chống lại phía Hoa Kỳ và đồng minh Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc chiến, thì nay lên tiếng công khai xin lỗi và rút lại sự ủng hộ đối với phía Hà Nội. Đó là triết gia Jean Paul Sartre của Pháp, cô đào Jane Fonda, hay ca sĩ Joan Baez.

Tự Do, 2 chữ Tự Do

Vấn đề là tại sao người Việt Nam vốn yêu quê hương đất nước, vốn gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, vốn không bao giờ muốn rời xa nơi có mồ mả ông bà, dấu vết tổ tiên, lại đành đoạn dứt áo ra đi trong một chuyến đi biết chắc sẽ vô cùng gian nan, sẽ chín chết một sống, sẽ có thể bị đoạ đày, tủi nhục?

Xin mời quý thính giả nghe chính những người ra đi kể lại hoàn cảnh khiến họ phải từ bỏ quê hương yêu dấu, để cảm thông được với tình huống có thể nói là “chẳng đặng đừng”.

Trước hết là trường hợp của chị Trịnh Thanh Tùng với chuyến hải hành nổi tiếng, trong đó người sống phải ăn thịt người chết vì tàu lênh đênh trên biển với máy hỏng và không còn thức ăn hay nước uống, mà lại không được các tàu qua lại cứu giúp:

“Trước 75 là đi hc. 75 vô thì my ông Vit Cng đâu có cho hc na, thì phi đi buôn đi bán, đi làm rung, đ th hết, ph m nuôi ba đi  tù, nuôi ông xã đi  tù 14 năm luôn mà. My m con  nhà, trơi, kh lm. Còn b ly nhà đ th na ch đâu phi…

H đui ra, h không có cho  nhà cu mình (khóc). Mà ba đi  tù v thì má mt. Ba tôi v là cui năm 1979. Đến năm 1988 ông xã mi được v. Mi vài ba tháng là phi xách đ đi thăm nuôi, phi nu cơm, bi đ lên thăm nuôi nh ch không thôi đói chết sao. Ôi, nhc ti kh lm! “

Trường hợp của bà Lê Thị Sen vượt biên hai lần:

“Cái ln đu tiên thì tôi đến Galang (Indonesia) là năm 1989. Tôi  đó gn 7 năm thì khi đó h cưỡng bc hi hương. My năm tôi mi v thì công an hay đ ý. Công ăn vic làm xin cũng khó na.

Khó hoà nhp vào cuc sng lm, cho nên tôi quyết đnh đi na. Ban đu là vì tôi đo Hoà Ho cho nên tôn giáo ca tôi không được thoi mái, không có được đi li hi quán cho sinh hot tôn giáo ca mình.

Th hai na là vì chng tôi là quân nhân Quân Lc Vit Nam Cng Hoà, cho nên tôi cũng b phân bit đi x, b ngược đãi nhiu lm. Gia đình tôi b đi kinh tế m C Đ (Giá Rai) cc kh lm. Ri hi tôi chưa lp gia đình thì ba tôi cũng đo Hoà Ho, khi tôi thi vô đi hc thì đơn không được chp nhn, không được đi x bình thường, cho nên tôi phi b nước ra đi hi năm 89.”

Và trường hợp của cô Nguyễn Thị Hoa Hương:

“Ti sao mình cũng là con người mà mình li không có được nhng quyn t do đi vi chính bn thân mình? Sau ngày 14-3-1989 tt c mi người hu như b bt tr v Vit Nam vi cái chương trình thuyn nhân hi hương, tt c thuyn nhân b khng hong tinh thn.

Mình rt là s b tr v Vit Nam. Mi người chia x là h không mun tr v cái nơi mà h đã b ra đi. H rt là s hãi. Tr v vi cái lý lch li không xin được công ăn vic làm mà thc tế h ch mun nhng công vic bình thường thôi.”

Thưa quý thính giả, trong số những người đau khổ nhất sau ngày 30-4-1975 phải nói đến những quân nhân, công chức Việt Nam Cộng Hoà được chính quyền mới gọi một cách tử tế là “chế độ cũ” hay một cách miệt thị là “nguỵ quân, nguỵ quyền” thì hầu hết bị “tập trung cải tạo” mà thực chất là bị bắt giam trong những trại tù xa xôi hẻo lánh, thường thì vài ba năm, nhwng nhiều người đã phải ở lại đến mười mấy năm.

Những người tù ấy không biết đến ngày về bởi họ chỉ được hứa là sẽ được trở về với gia đình khi nào “học tập tốt”, nhưng lại không thể rõ thế nào là “tốt”? Nhiều người đã bỏ xác tại nơi bị lưu đày, nhưng bao nhiêu thì cho tới nay vẫn chưa có con số chính xác.

Người phụ nữ Việt Nam trong hầu hết những hoàn cảnh ấy đã chứng tỏ phẩm chất của mình khi thay chồng nuôi dạy con trong hoàn cảnh bị kỳ thị và hầu như mọi cánh cửa mưu sinh đều bị đóng chặt.

Có những người vợ đã nhìn thấy nỗi tuyệt vọng cho mình cũng như cho tương lai của con cái nên dù chồng đang chịu đọa đày trong trại cải tạo, vẫn cùng con lên thăm chồng, xin chồng cho vượt biên để tìm đường sống.

—————————

Thưa quý vị, thật ra mỗi người một hoàn cảnh, nhưng hoàn cảnh nào cũng là đớn đau, hoàn cảnh nào thì cũng là chẳng đặng đừng, mà không lời lẽ nào mô tả cho hết được. Xin tạm dừng phần thứ nhất của loạt bài thuyền nhân ở đây. Trong buổi phát thanh tới xin mời quý vị nghe tiếp phần nói về các chuyến hải hành.

Nguyễn An, phóng viên RFA
26/04/2009 

https://hung-viet.org/a3119/thuyen-nhan-viet-nam-mot-chuong-su-bi-thuong?fbclid=IwAR2n7l4e9t_6j338_AAey3THzIQT0oRL57RHKsvzzvXINmAQvDe9ezEaiHc