Người Hùng KQ VNCH đương thời còn sống với chúng ta.
Chuyện một phi công anh hùng của không lực VNCH-Thiếu tá Nguyễn Quý An, phi đoàn “King Bee” 219.
Trong một phi vụ hỗn hợp Việt- Mỹ ngày 17/1/1969, Thiếu tá An chỉ huy một phi đội trực thăng có nhiệm vụ thả các toán quân thuộc lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ vào sâu trong lòng địch, bên kia lãnh thổ Lào. Không may một trực thăng HK trúng đạn rơi xuống vùng địch quân kiểm soát. Để giải cứu phi hành đoàn gồm 4 người Mỹ, Thiếu tá An đã bất chấp hiểm nguy, quay trực thăng của mình lại và đáp xuống bên cạnh chiếc trực thăng bị rơi dưới hỏa lực mạnh của đối phương. Thiếu tá An đã giải cứu thành công 4 quân nhân Mỹ mà không màng đến tính mạng bị nguy hiểm.
Trong một phi vụ sau đó chính trực thăng của ông bị lâm nạn và lần này đã lấy đi đôi tay của ông. Sau năm 1975 ông bị đưa đi “cải tạo” và được thả ra sau 9 tuần vì….cụt 2 tay.
Với sự vận động của một Đại tá Mỹ, chính phủ Mỹ đã can thiệp nhân đạo đặc biệt cho trường hợp của Thiếu tá An. Kết quả là năm 1994, Thiếu tá An cùng người con gái là Nguyễn Ngọc Kim Quý đã được đến Hoa Kỳ với Visa nhân đạo 1 năm. Nhận thấy sau 1 năm, cha con Thiếu tá An sẽ bị buộc phải trở về Việt Nam, đạo luật đặc biêt H.R 1087 cho phép Thiếu tá An xin nhập tịch HK trong thời gian sớm nhất mà không cần chờ đến 5 năm.
Nhận thấy những đạo luật/sắc lệnh đặc biệt thông thường phải được xem xét rất kỹ, Ủy ban Hạ Viện HK đặc trách về Tư Pháp đã cho phép các thành viên bỏ phiếu bằng miệng.(yes/no)
“Chúng ta đã nợ Thiếu tá An một món nợ. Thiếu tá An là một cựu chiến binh, đã bất chấp tính mạng của mình để cứu 4 quân nhân Mỹ, ông đã mất cả 2 cánh tay trong một phi vụ của quân đội Mỹ. Điều tối thiểu đất nước chúng ta có thể làm để vinh danh những đóng góp của ông ấy cho đất nước Hoa kỳ là cho ông ấy ở lại đất nước này và giúp ông ấy sớm nhập tịch Hoa Kỳ.”
Sau khi chủ tịch Hạ Viện đọc 3 lần, đạo luật H.R 1087 được thông qua và được đặt tên là “A bill for the relief of Nguyen Quy An.”
Thiếu tá Nguyễn Quý An đã được HK ân thưởng huy chương cho những đóng góp đáng kể của ông.
Cần nói thêm rằng mặc dù bị cụt cả 2 tay nhưng Th/tá An sau khi đến Mỹ đã đi học và làm việc bình thường mà không sống nhờ vào trợ cấp. Đây là một tấm gương để các thế hệ sau học hỏi.
Từ fb Nguyễn Văn Bẩy