Bài thơ Khúc Thụy Du được viết vào tháng 3/1968. Lời bài thơ là tiếng kinh cầu của con người trước chiến tranh, loạn lạc.
Nơi đó, thần chết lúc nào cũng ung dung, lởn vởn nhắc nhở: Là con người hay con vật trong chiến tranh thì thân phận cũng đều rẻ rúng như nhau, đừng đòi hỏi gì cả.
Nhà thơ Du Tử Lê ở tháng 3 năm 1968 đã để lời thơ cứ thế bật ra, như ma’u chảy, từng dòng, từng dòng đỏ thẫm, tang thương.
Đầu thập niên 1980, nhạc sĩ Anh Bằng đã phổ thành bài hát Khúc Thụy Du, trong đó chỉ lấy các câu thơ về tình yêu, bỏ qua yếu tố nhắc đến chiê’n tranh trong thơ.
*
* *
“Bài Khúc Thụy Du tôi viết vào năm 1968, khoảng thời gian vừa xảy ra cái tết Mậu Thân. Hồi đó tôi làm phóng viên chiến trường, được cử đi tường thuật về một trận đánh mà tôi còn nhớ là ở trên đường ra Quang Trung.
“Khi tôi đi như vậy thì còn giới nghiêm, dọc đường gần như không có người. Tôi thấy những xác chết, những cánh tay, những phần thân thể bị văng lủng lẳng trên các dây điện. Tôi cũng nhìn thấy những con chó hoang vì chủ đã bỏ đi lánh nạn gậm những khúc xương người. Tôi bị chấn động trước cảnh tượng này và làm ra bài thơ. Khi về một người bạn của tôi ngày đó, anh Trần Phong Giao, làm tờ báo Văn, làm một số báo sau biến cố tết Mậu Thân, hỏi xin bài. Tôi đưa bài thơ đó cho anh.
“Tôi muốn nói Khúc Thụy Du là một bài thơ mới về chiến tranh. Nó hoàn toàn không phải là một bài thơ tình. Tình yêu trong Khúc Thụy Du.
Khúc Thụy Du-Du Tử Lê, Anh Bằng-Trình bày: Nguyên Khang
* *
* *