Lời nói đầu : Cá nhân chúng tôi không có đủ thẩm quyền để viết những dòng này, cho quý Đàn Anh và các Niên/Huynh Trưởng đọc.
Tôi viết bài này với tư cách là một người đọc văn, và kể lại cho lớp đàn em, con cháu nghe.
Nghe để hiểu, để thương và quý trọng những người đã một thời cầm súng để bảo vệ cho Miền Nam tự do no ấm.
Họ không phải là ngụy như những lời tuyên truyền láo xược của việt cộng.
Họ là những người trai thời loạn.
Họ là những người
Chiến trường đi không tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Tôi chỉ làm công việc, nhắc đi nhắc lại ,cho dù có nhàm tai thiên hạ.
Trân trọng.
……………….
Bờ Biển Thuận An, tháng ba năm 1975.
Trong quân sử thế giới, chưa có một lực lượng quân sự nào mà có những người Lính, bình thản rủ nhau cùng tự tử chết ,như những người Lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa.
Ở đây sẽ không đề cập đến nguyên nhân thảm hại của việc gần một Lữ Đoàn Lính thiện chiến của quân lực, lại bị bắt sống bởi một đại đội cộng quân.( vì nằm ngoài khả năng của người viết)
Trong chiến tranh, thắng bại là lẽ thường tình.
Nhưng cũng xin nhấn mạnh lần nữa, chưa có một quân đội nào trên thế giới lại có những người coi cái chết nhẹ tênh như những người Lính trong Tháng Ba Gãy Súng của cố nhà văn Trung Úy Cao Xuân Huy. Một người có mặt trong trận chiến này.
Cũng chưa có một nhà văn nào trong dòng văn học sử nước nhà, lại thản nhiên đưa những tiếng chửi thề đi vào chữ nghĩa như Ông ấy.
Lính nghĩ sao thì viết vậy, không hoa hè hoa sói, câu chuyện thế nào thì kể lại như vậy, chứ hoa lá cành chi mệt.
Vắn tắt lại những đoạn văn của Ông Huy:
….” tôi nằm ẩn nấp sau cái gọ úp xuống , quan sát những người lính thuộc tiểu đoàn 5 đánh trận. Tình cảnh của chúng tôi lúc này thật bi đát, lương thực đạn dược sạch banh, đường về không có, vậy mà những người lính kia họ vẫn bình thản cười đùa, chiến đấu.
Một người bọc nòng súng cối bằng áo giáp để khỏi phỏng tay, một người kê nón sắt làm bàn tiếp hậu, tay kia cầm viên đạn cho vào nòng.
Đầu không nón sắt, thân không giáp,chân không giày, họ di chuyển liên tục để bắn, bỗng người cầm nón sắt bị một viên vào ngực, viên đạn cầm trên tay văng ra, người lính khác nhào lên thế chỗ cho bạn, người lính bọc nòng súng nhìn xác bạn mình hỏi như không :
_Đụ má chết sớm vậy mày?
Câu hỏi vừa bật ra cửa miệng, thì cả hai đều trúng đạn gục xuống.
Hoạt cảnh trên không phải là phim ảnh.
Đó là những gì đã xảy ra trên chiến trường xưa.
Nó cũng không phải là hư cấu, mà là một sự thật bi hùng.
Người Lính viết văn Cao Xuân Huy, là một Đại Đội Phó tác chiến của một binh chủng kiêu hùng nhất quân lực, thì cái chuyện nói xạo ,hư cấu là không có
Xạo sao được nếu sau này bị bạn bè sẽ lật tẩy.
Có sao viết vậy người ơi.. Con tim chân chính không bao giờ biết nói dối.
Đa số những người lính tác chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đều là những người có con tim chân chính.
Tháng Ba Gãy Súng
_Tự tử không mày?
Hạng Võ khi xưa cùng đường tự tử ,bên cạnh còn có Ngu Cơ.
Những người Lính Thủy Quân Lục Chiến trên bãi Thuận An ngày bi thảm đó, họ rủ nhau tự tử, để không lọt vào tay kẻ thù.
Một vòng tròn người ngồi sát lại bên nhau .
Một hai trái lựu đạn được họ tung vào giữa vòng tròn. Sau những tiếng nổ là những cái đầu gục xuống, họ chết bên nhau, đa số những người trong họ, chưa đầy hai mươi tuổi.
Bi hùng, bi thảm quá phải không các bạn?
Ai là người sẽ viết được những bài thơ
Để thế hệ sau này biết rõ về những cái chết bi hùng bậc nhất
Trong giòng quân sử của nước Nam.
Mười hai tháng anh đi..
Tháng giêng xua quân ra Huế, Cố đô hoang vu điêu tàn …..
tháng hai về trấn ven đô, chong mắt hỏa châu giữ cầu
đêm ngủ bìa rừng thèm làn môi ấm
ngọt trái sầu riêng ngọt mấy mùa…
Tất cả đã ngừng lại..
Không còn những gót giày đi khắp nẻo quê hương, cho đất mẹ thanh bình. Để những người tuổi hai mươi ngồi nói chuyện tâm tình.
Tháng Ba Gãy Súng.
Những linh hồn của những người Lính năm xưa, chắc vẫn còn bám bờ biển quê hương.
Hãy đến Thuận An một lần, bạn sẽ thấy và cảm nhận được những gì tôi kể lại.
http://chinhnghiavietnamconghoa.com/HoiKyButKy/ThangBaGaySung-CaoXuanHuy/index.html?fbclid=IwAR2pSwdEbdQZkrBEiWc6ZmluNw-pxWeInfkMVIvpo7bWPPYvQiMxcdgs-DI