SỬA ĐỔI THUỐC CHỦNG NGỪA ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI BIẾN THỂ CỦA VIRUS VŨ HÁN

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Thuốc  chủng ngừa virus Vũ Hán Moderna

Thuốc chủng ngừa (vaccine) khi được bào chế chỉ dùng thử trong phòng thí nghiệm. Nhưng khi đem chích vào vai người được chủng ngừa thì đây lại là một chuyện khác. Đó chính là hiệu quả cụ thể của thuốc chủng trong thế giới giới thực sự ở ngoài đời. Do đó, hai kết quả đôi khi khác nhau. Từ khi thuốc chủng ngừa virus Vũ Hán (Covid-19) được chấp thuận vào cuối năm 2020, có tới 250 triệu người trên khắp thế giới được chích ngừa, và các viên chức y tế công cộng bắt đầu quan sát xem thuốc chủng có làm tốt việc chống lại bệnh dịch hay không? Sau khi họ làm xét nghiệm tối hậu (ultimate test) về hiệu quả của thuốc chủng.

Tin tức tìm được sẽ có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì con virus SAR-CoV-2 đang bắt đầu có biến dạng ở một số nước, như nước Anh và Nam Phi khiến cho các viên chức y tế công cộng, và các nhà lãnh đạo quốc gia lo ngại không hiểu các loại thuốc chủng ngừa hiện nay có đủ sức chống lại những biến thể của con virus hay không.

Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy quả thực thuốc chủng ngừa đã làm tròn nhiệm vụ của nó. Hai cuộc nghiên cứu khá lớn gần đây ở Do Thái và Tô Cách Lan chứng minh điều này. Ở Do Thái người ta dùng thuốc chủng ngừa của hãng Pfizer-BioN Tech, còn ở Tô Cách Lan dùng cả hai loại Pfizer-BioNTech và Astra Zeneca. Các nhà khoa học nhận thấy những người được chủng ngừa sẽ không còn bị rủi ro bị bệnh nặng do virus Vũ Hán gây ra khiến  phải điều trị trong bệnh viện. Mũi thuốc chủng ngừa quả thực đã làm tròn nhiệm vụ của nó, tức là làm giảm hẳn rủi ro bị bệnh nặng.

Thủ Tướng Do Thái Benjanmin Netanyahu chích ngừa virus Vũ Hán

Tại Do Thái, nghiên cứu cho thấy ngay sau mũi thuốc chích ngừa đầu tiên cũng có thể bảo vệ cho người được chủng ngừa, và đó là yếu tố rất quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch.

Ngoài ra, còn có nhiều tin mừng khác: Không có bằng chứng nào cho thấy loại virus biến thể có đủ khả năng phá vỡ được sự che chở dành cho người được chích ngừa. Ở cả hai nước Do Thái và Tô Cách Lan cuộc nghiên cứu không truy cập xem hiệu quả của thuốc chủng ngừa đối với việc chống lại loại virus biến thể. 

Riêng ở Do Thái, nơi có sự xuất hiện khá quan trọng của loại virus biến thể, các nhà khoa học ghi nhận có sự sút giảm số người phải đi điều trị trong bệnh viện. Điều này có nghĩa là thuốc chủng ngừa có lẽ có đủ khả năng chống lại biến chủng của virus.

Nhóm nghiên cứu Jensen, làm việc cho hãng Johnson & Johnson cho chúng ta những tài liệu rất hữu ích. Thuốc của hãng  Johnson & Johnson được cơ quan FDA chấp thuận cho sử dụng vào ngày 27 tháng 2 vừa qua có khả năng chống lại được biến thể của virus, kể cả loại biến thể ở Nam Phi. Thuốc của hãng Johnson & Johnson chỉ cần chích một liều, và hiệu quả  57% giúp người được chích ngừa không thể bị bệnh nặng do virus Vũ Hán gây ra (tiêu chuẩn để được FDA chấp thuận cho sử dụng là thuốc chủng chỉ cần đạt hiệu quả 50% là đủ). 

Thử nghiệm về hiệu quả của hai loại thuốc chủng của Pfizer-BioNTech và Moderna cũng có hiệu quả rất cao giúp người được chích ngừa không bị bệnh, nhưng khả năng phát sinh chất miễn nhiễm “antibodies” không mạnh để chống lại biến thể của virus. 

Kết quả của những thử nghiệm trên đưa đến một bài học là: sau khi được chích ngừa, cơ thể của chúng ta được bảo vệ không còn bệnh nặng, nhưng các chuyên viên y tế khuyên chúng ta vẫn tiếp tục phải đề cao cảnh giác. Con virus SARS-CoV-2 nó không chịu nằm yên, hay biến mất. Trái lại, giống như nhiều loại virus khác sau này, chúng chỉ tạm thời ngủ yên- morph- và vẫn tiếp tục chờ cơ hội đi tìm cơ thể mới để tấn công. 

Tiên liệu trước chuyện này có thể xảy ra, hai hãng bào chế thuốc chủng ngừa Pfizer-BioNTech và Moderna thực hiện cuộc nghiên cứu đối với những người đã được chích ngừa đầy đủ hai liều, bây giờ cho họ chích thêm liều thứ ba. Mục đích để thử xem coi liều thuốc thứ ba có giúp những người này tăng cường khả năng chống lại được những virus biến thiên. 

Trong trường hợp mũi thuốc này không đủ mạnh, mỗi công ty dược phẩm tìm cách chế ra  loại thuốc chủng mới đặc biệt để trị con virus biến thiên ở Nam Phi. Để bào chế loại thuốc chủng nguyên thủy, cả hai công ty đều sử dụng kỹ thuật mới mRNA, chích vào cơ thể con người loại chất liệu lấy từ “gene” của con virus, chất liệu đó sẽ tạo ra chất protein của con virus, nó sẽ giúp huấn luyện cho những tế bào miễn nhiễm trong cơ thể đánh bại con virus gây ra bệnh. Để có thể tạo ra thuốc chủng mới, chống lại mầm gây bệnh mới biến thiên, các nhà khoa học chỉ việc hoán chuyển (swap) bộ “genetic code” nguyên thủy sang loại gây mầm bệnh mới giống hệt như việc thay đổi thuốc chủng ngừa bệnh cúm xảy ra hàng năm để ngăn chặn loại cúm mới xuất hiện trong mùa. Ông Mikael Dolsten, trưởng nhóm khoa học gia ở hãng Pfizer nói: “Chúng tôi luôn luôn đi trước  con virus một bước. Chúng tôi dự đoán mức độ miễn nhiễm trong cơ thể con người có thể sẽ tăng lên để chống lại con virus biên thiên, bảo vệ được cơ thể.” 

Nhóm Jenssen của hãng Johnson & Johnson cũng đang tìm cách khuếch đại mức bảo vệ của thuốc chủng do hãng bào chế. Nhóm nghiên cứu đang tự hỏi liệu chích thêm một liều thuốc nữa có giúp tăng cường sự bảo vệ cho cơ thể chống lại virus biến đổi hay không? Họ hy vọng trong vài tháng nữa sẽ có câu trả lời. 

Tất cả những nghiên cứu trên cho chúng ta rút ra được một bài học về cách đối phó với bệnh dịch virus Vũ Hán trong những năm sau sắp tới. Nếu con virus vẫn tỏ ra ngoan cố, sống dai dẳng, biến đổi, để phá vỡ sự bảo vệ của thuốc chủng ngừa, chúng  ta sẽ phải điều chỉnh thuốc chủng ngừa hàng năm, giống như chúng ta từng làm cho loại thuốc chủng ngừa dịch cúm hàng năm. Nếu việc bảo vệ cơ thể con người đủ sức ngăn chặn sự phá hoại của con virus, khi đó nó không còn có thể tìm ra đủ người để gây bệnh, và tự động sẽ biến mất.

Cho đến nay, ít nhất là thuốc chủng ngừa có vẻ như đã giúp cho hệ thống y tế bớt được gánh nặng chữa trị bệnh nhân bị virus Vũ Hán. Các chuyên viên y tế công cộng hy vọng rằng với số người được chủng ngừa gia tăng nhanh, rồi đây gánh nặng đó sẽ còn được vơi bớt thêm, để rồi cuối cùng sẽ ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của con virus. Họ không thể biết rõ, biết chắc chắn, cho đến khi nào số người trên thế giới được chủng ngừa lên thật là cao, và khi đó họ mới có thể truy cập phản ứng của con virus sẽ ra sao đối với bức tường miễn nhiễm ngày càng tăng mạnh.

Nguyễn Minh Tâm  dịch theo báo TIME ngày 15/3/2021