Bông trắng này bán 2 đô la. Rất mắc so với một bó bông đủ loại bán ở siêu thị chỉ khoảng 6 đô la. Nhưng mua để giúp tụi nhỏ hiểu giá trị của đồng tiền tự kiếm được.
Hai chị em đi bán hàng quanh xóm để kiếm tiền xài.
Cũng là mấy đứa nhỏ hàng xóm đã treo bảng quản cáo bán nước chanh và bông hái ngoài vườn. Cảnh sát thành phố xà vào dựa hơi kết thân với cộng đồng.
Cảnh sát gắn bông vàng trên áo kìa.
Hồi chiều thứ Sáu đi làm dìa chưa kịp thay đồ thì “cộc cộc cộc…” tiếng gõ cửa trước nhà. Mở cửa thì thấy hai chị em con của hai vợ chồng hàng xóm. Đứa chị 7 tuổi, đứa em 5 tuổi. Hai đứa xách cái giỏ mây. Mình hỏi gì đó các em?
Cô chị mời ngay chúng em đi bán bông. Nhìn vào giỏ thấy một đống bông bầm dập héo queo, có cho cũng hỏng thèm lấy. Mà sau vườn xạ thủ có nhiều bông tươi đẹp hơn. Nhưng cũng lịch sự hỏi mấy cái bông này bao nhiêu zậy? Cô chị cho biết giá, cái lớn nhứt màu trắng giá 2 đô la, mấy cái nhỏ giá 1 đô la. Má ơi, đúng là giá cắt cổ hic.
Mới đầu tính móc bóp tặng mấy đứa nhóc 5 đô la mà hỏng lấy bông héo queo làm zì. Nhưng nghĩ sâu xa hơn là phải giúp mấy đứa nhóc hiểu được sự mua bán sòng phẳng, đó là cung cấp sản phẩm và thu lại lợi nhuận, hơn là đóng nguyệt liễm cho một tổ chức từ thiện.
OK tui lấy cái bông trắng này nhe. Đây, trả 2 đô la cộng thêm 1 đô la típ nè. Hai đứa nhỏ cám ơn rồi đi qua nhà bên cạnh với cái giỏ có những bông hoa rơi rụng héo queo.
Câu chuyện nho nhỏ chẳng có gì quan trọng. Nhưng thưa không, nó rất rất là quan trọng, vì đây là văn hóa của người Mỹ. Mấy tháng trước cũng mấy đứa nhỏ hàng xóm này lụm hay hái bông trong vườn nhà nó rồi cắm cái bản hiệu lớn bên lề đường đề bán bông và nước chanh “lemonade”.
Người đi đường ngừng lại mua nước giải khát và những bông hoa đẹp chứa chan tình cảm cộng đồng. Cảnh sát thành phố đi ngang thấy cũng ngừng xe xà vào chuyên trò uống nước chanh và gắn bông lên đồng phục để thắt chặt tình “quân dân cá nước”. Cơ hội mà lị, cảnh sát rất muốn tạo hình ảnh thân thiện hòa hợp của họ với dân chúng. Thấy 2 ông bạn dân đứng đó nên tất cả xe cộ đi qua đều giả nai chạy chậm lại một cách từ tốn lịch sự ha ha.
Hình như đám con nít này tự động làm “kinh doanh” mà hỏng thấy ba má nó đâu cả. Ba má nó đều là nhân viên Bộ Ngoại Giao có học thức và lương bổng cao. Cuộc sống tuy sung túc nhưng họ đã không giáo dục con cái ăn bám và phung phí. Tụi nó hái và lụm bông hoa ngoài vườn để bán kiếm từng đồng đô la để tiêu xài mà hỏng ngửa tay bố ráp tiền của cha mẹ. Nó làm cũng vì niềm zui nữa.
Con nít Việt Nam khi nhỏ cũng khoái chơi trò bán hàng, nhưng khi lớn lên thì chỉ có những em con nhà nghèo mới đi làm thêm để giúp nuôi gia đình. Nhiều sinh viên nghèo ở Sài Gòn có đi làm thêm bán thời gian ở các cửa tiệm hay bán hàng rong ở Phố Đi Bộ, để không làm phiền cha mẹ. Còn con nít con nhà giàu ở Việt Nam đa số là ăn bám cha mẹ. Con ông cháu cha của Vịt Cộng thì chơi bời phung phí do những đồng tiền phi nghĩa mà cha ông chúng bòn rút từ dân nghèo. Thằng quý tử của Võ Nguyên Giáp đi xe hơi xịn, tiền đâu nó mua xe? Lương của Đại tướng hồi hưu bao nhiêu?
Nhà hàng xóm của Xạ thủ có 4 đứa nhỏ, hai trai hai gái. Thằng đầu 14 tuổi sáng dậy 6 giờ đi bộ một mình tới trường cách 6 km. Thằng thứ 2 khoảng 9 tuổi đạp xe đạp tới trường cách nhà 3 km, rất nguy hiểm vì xe cộ như mắc cửi dễ gây tai nạn. Hình như ba má nó dạy tụi nhỏ phải sống độc lập và tập tự lập. Cuối tuần 4 đứa nhỏ lăng xăng làm vườn, cào đất, quét dọn nhà cửa vườn tược. Thấy tụi nhỏ siêng năng quá nên anh xạ thủ cũng mắc cở khi ngủ dậy trễ và làm biếng cắt cỏ làm vườn.
Con nít Mỹ được giáo dục phải sống độc lập không lệ thuộc vào gia đình. Nhiều gia đình khá giả nhưng cho con đi làm thêm bán thời gian sau giờ học để kiếm tiền riêng cho chúng nó. Đến 18 tuổi học xong trung học là đa số dọn ra ở riêng tự đi làm đi học, tự nấu nướng để ăn. Mỗi gia đình xây dựng được những thành viên tháo vát tự lập như vậy cho nên xã hội Hoa Kỳ rất sung túc giàu mạnh vì có rất ít thành phần ăn bám như ký sinh trùng.