Chiến Trường đẫm máu
Trại Lưc Lượng Đặc Biệt Pleime
Các chiến sĩ VNCH đang được trực thăng vận vào Pleime
Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù QLVNCH tại Pleime, tháng 10/ 1965
Trại Pleime, tháng 10/ 1965
Không phải chỉ khi nhảy ngang ra tác chiến Tướng Hiếu mới xử dụng tới chiến xa/thiết vận xa. Chính khi còn là Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2, dưới trướng Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc, Đại Tá Hiếu đã đóng vai trò chủ yếu trong việc thiết kế và điều động một thiết đoàn tiếp cứu trại Lực Lượng Đặc Biệt Pleime tháng 10 năm 1965.
Trại Lực Lượng Đặc Biệt Pleime là một tiền đồn hẻo lánh cách biên giới Cam Bốt khoảng 40 cây số, cách Quốc Lộ 14, 20 cây số về phía Tây và cách Pleiku khoảng 40 cây số về hướng Đông Nam. Trại này do một lực lượng đặc biệt hỗn hợp Mỹ-Việt-Thượng trấn giữ: toán Operations Detachment A-217 LLĐB Mỹ gồm 12 chiến sĩ, các toán LLĐB Việt tổng cộng gồm 14 chiến sĩ, và đơn vị LLĐB Tiếp Cứu Thượng gồm 415 chiến sĩ thuộc các sắc tộc Jarai, Rhađê và Bahnar.
Trước tháng 10 năm 1965, tiền đồn này không đóng một vai trò quan trọng mấy và hầu như hoạt động cách biệt lập theo mô thức riêng của các đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt.
Tuy nhiên, nó bỗng dưng trở nên hết sức quan trọng khi các cơ quan tình báo phối hợp các nguồn tin phát giác được kế hoạch chiến dịch Đông-Xuân của Võ Nguyên Giáp. (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Văn Tín)
Mục tiêu của chiến dịch Đông-Xuân là cắt đôi Miền Nam và gồm 3 giai đoạn: 1. tấn chiếm trại Pleime; 2. tấn chiếm Pleiku; 3. tấn chiếm Quy Nhơn. Võ Nguyên Giáp định dùng tới 3 Sư Đoàn Bắc Việt để thực hiện ý đồ này. Tướng Bắc Việt Chu Huy Mân được giao trọng trách dùng một Sư Đoàn gồm ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 thực hiện giai đoạn 1, tấn chiếm trại LLĐB Pleime.
Kế hoạch Chiến dịch Tây Nguyên của Tướng Chu Huy Mân như sau:
1. Trung Đoàn 33 BV vây hãm tiền đồn Pleime để nhử Quân Đoàn 2 đem viện binh từ Pleiku kéo xuống;
2. Trung Đoàn 32 BV nằm phục kích đón chờ quân viện binh (một con mồi ngon khi không được yểm trợ bởi hỏa lực của các căn cứ pháo binh đặt gần bên);
3. sau khi triệt hạ viện binh, Trung Đoàn 32 BV trở đầu tiếp sức Trung Đoàn 33 BV thanh toán trại Pleime;
4. đồng thời một khi tuyến phòng thủ của tỉnh Pleiku bị suy yếu vì phải đưa quân tiếp cứu trại Pleime, Trung Đoàn 66 BV sẽ khởi sự tấn kích cầm chừng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, chờ cho Trung Đoàn 32 và 33 BV thanh toán xong trại Pleime lên tiếp sức tấn chiếm tỉnh Pleiku, hoàn tất giai đoạn 2 của chiến dịch Đông-Xuân.
Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 biết một mình Quân Đoàn sẽ không chống cự nổi ý đồ to tát như vậy của bọn phỉ quân bắc việt:
1. nếu tiếp cứu trại Pleime thì sa vào bẫy lũ phỉ quân cộng sản bắc việt (viện binh chết, trại Pleime thất thủ, Pleiku nguy khốn);
2. bỏ mặc trại Pleime thì hậu quả rất tai hại về đòn tâm lý và rồi Pleiku cũng sẽ bị nguy khốn.
Thật là tiến thối lưỡng nan. Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn liên lạc Quân Lực Hoa Kỳ. Tướng Westmoreland liền sai Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ hợp tác với Quân Đoàn 2 để bẻ gãy chiến dịch Đông Xuân của Võ Nguyên Giáp. Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn Không Kỵ 1 Hoa Kỳ Harry Kinnard liền đặt bản doanh tại An Khê, cách Pleiku khoảng 10 cây số về phiá Đông.
Để hóa giải chiêu độc địa của Tướng Chu Huy Mân, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 bàn định kế hoạch với Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ như sau:
1. Quân Đoàn 2 sẽ gửi một Chiến Đoàn từ Pleiku xuống tiếp cứu trại Pleime từ mạn Bắc;
2. đồng thời sẽ phái một đơn vị Biệt Kích hỗn hợp Mỹ Việt tới trại Pleime trước để tiếp sức với quân đồn trú bảo vệ trại đến khi chủ lực tiếp viện quân tới;
3. Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ sẽ gửi một Lữ Đoàn thay thế số quân đi tiếp ứng bảo vệ tỉnh Pleiku; 4. đồng thời Sư Đoàn 1 Không Kỵ sẽ trực thăng vận nhiều pháo đội rải rác tại các vị trí gần trận địa để yểm trợ cho Chiến Đoàn tiếp cứu khi hữu sự.
Diễn tiến của trận đánh giải tỏa trại Pleime xảy ra như sau:
Sáng ngày 19/10/1965, một toán tuần tiễu gồm 85 chiến sĩ Thượng cầm đầu bởi 2 chiến sĩ Mỹ phát xuất từ trại đi tảo thanh vùng Tây Bắc trại. Trại được bảo vệ bởi 5 toán phục kích với 8 chiến sĩ mỗi toán và bởi 2 tiền đồn với 25 chiến sĩ mỗi tiền đồn.
Tối ngày 19/10, một toán tiền thám phỉ quân bắc việt lọt qua một vị trí phục kích bắt đầu nổ súng vào tiền đồn phía nam của trại và thanh toán tiền đồn này sau 20 phút giao tranh.
Nửa đêm ngày 19/10, lũ phỉ quân bắc việt bắt đầu tấn công vào trại với các đội toán xung kích và các đoạn ống chứa chất nổ. Lính trại phản công lại với súng đại liên. Cả hai bên đều dùng đến lựu đạn để tiêu diệt nhau.
Lúc 3 giờ 45 sáng ngày 20/10, phi cơ phản lực dội bom lửa napalm khắp cùng ven trại.
Lúc 6 giờ sáng ngày 20/10, lũ phỉ quân bắc việt tấn công mạn Bắc của trại. Các chiến sĩ Thượng đã phải xông ra khỏi hầm trú để cận chiến với địch quân mới đẩy lui được chúng.
Lúc 7 giờ 30 sáng, một phi đội trực thăng tải thương có trực thăng tác chiến tháp tùng đáp xuống trại để thả xuống một bác sĩ giải phẫu và chở lính bị thương đi. Thình lình một trực thăng đang bay lượn bị súng phòng không hạ rớt xuống rừng.
Một toán LLĐB nhào ra tiếp cứu thì bị một ổ đại liên địch quân bắn chận phải dội lại trại với một trung sĩ Mỹ bị tử thương. Trái lại, toán tuần tiễu xuất phát trại từ ngày hôm trước được lệnh rút về trại lại bước qua cổng trại được cách êm thấm. (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Văn Tín)
Trưa ngày 20/10, Thiếu Tá LLĐB Charlie A. Beckwith, trưởng toán Project DELTA, được 2 Đại Đội thuộc Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù QLVNCH tăng phái, được lệnh tập họp tại phi trường Pleiku để lên đường tiếp cứu trại Pleime. Đội Toán này tập họp đông đủ tại phi trường vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày.
Đúng 5 giờ 20 chiều, một Chiến Đoàn, một lực lượng 1200 chiến binh chỉ huy bởi Trung Tá Nguyễn Trọng Luật, gồm Trung Đoàn 3 Thiết Kỵ với 6 chiến xa M41 và thiết vận xa M113, cùng thiết đoàn M8 chở lương thực, đạn dược và săng nhớt, 2 khẩu đại bác howitzers 105 ly, Tiểu Đội Công Binh, Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh thuộc Trung Đoàn 42 và Tiểu Đoàn 21 và 22 Biệt Động Quân rời Pleiku từ từ theo QL 14 tiến xuống phiá Nam hướng về trại Pleime.
Trong khi đó, Trung Tướng Stanley Larsen, Tư Lệnh Lực Lượng Dã Chiến 1, cho trực thăng vận một Tiểu Đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ lên bảo vệ Pleiku.
Vì khan hiếm trực thăng, nên toán của Thiếu Tá Beckwith, chỉ được trực thăng vận làm ba chuyến, mỗi chuyến gồm 3 trực thăng vào sáng ngày 21/10. Đội quân này được thả vào rừng cách 8 cây số phía Nam trại Pleime.
Họ đi quanh co trong rừng rậm, đến giữa trưa thì chạm trán với một ổ đại bác không giựt phỉ quân bắc việt. Họ chém vè trở lui sâu vào rừng. Đến 5 giờ chiều thì họ chỉ còn cách trại có 35 phút. Họ dừng chân đóng quân ven trại Pleime chờ đến sáng sẽ tiến vào trại.
Lúc 1 giờ 40 sáng ngày 22/10, một phi cơ Skyraider A-1E bị bắn hạ khi bay trên trại Pleime. Phi công nhảy dù ra được nhưng rồi biệt tích hai ngày sau mới tìm được. Một phi cơ khác cũng bị bắn hạ, nhưng lần này phi công được cứu vớt ngay.
Sáng sớm ngày 22/10, sau một trận giao tranh ngắn ngủi, các đội toán của Thiếu Tá Beckwith tiến được vào trại Pleime và Thiếu Tá Beckwith trở nên Chỉ Huy Trưởng trại từ giờ phút đó. (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Văn Tín)
Lúc 1 giờ trưa, một lực lượng gồm 3 Đại Đội xông ra khỏi trại để khai quang một ngọn đồi kế bên trại. Lực lượng này liền bị một ổ súng đại liên địch quân quật ngã, khiến cho Đại Úy LLĐB Thomas Pusser và 12 chiến sĩ Thượng bị hạ, và vô số bị thương. Lực lượng này đành phải rút lui về trại.
Ngày 23/10, lúc 2 giờ trưa, Tiểu Đoàn 22 Biệt Đông Quân được trực thăng vận xuống một bãi đáp 2 cây số rưỡi phía Nam vị trí ổ phục kích của Trung Đoàn 32 Bắc Việt, cùng với Chiến Đoàn tiếp viện từ phía Bắc đi xuống tạo thành thế gọng kìm.
Chiều ngày 23/10, khoảng 6 giờ chiều khi Chiến Đoàn tiếp viện tiến tới cây số 4 trên Hương Lộ 6C, cách trại Pleime 5 cây số, thì lọt vào ổ phục kích của Trung Đoàn 32 Bắc Việt, dưới quyền chỉ huy của tên trung tá Nguyễn Hữu An, tư lệnh phó mặt trận B-3. (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Văn Tín)
Lúc đó Chiến Đoàn tiếp cứu chia ra làm hai cánh quân: cánh quân đầu gồm các chiến xa và thiết vận xa M113; cánh quân cuối gồm các thiết vận xa vận tải M-8 có hai Đại Đội Biệt Động Quân hộ tống, cánh quân này đi sau cách cánh quân đầu khoảng 2 cây số. Tiểu Đoàn 635 bắc việt tấn công cánh quân đầu và Tiểu Đoàn 344 Bắc Việt uy hiếp cánh quân cuối.
Dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của các phản lực cơ F-100 và các trực thăng võ trang nã hỏa tiễn, bom và đạn liên thanh vào các vị trí súng cối và đại bác không giựt của địch, các chiến xa M-41 và thiết vận xa M-113 của cánh quân đầu liền dàn hàng phản pháo dữ dội và mãnh liệt gây tổn thương nặng cho lũ phỉ quân bắc việt. Sau hai giờ giao tranh, Tiểu Đoàn 635 Bắc Việt thảm bại nặng nề và phải tháo lui vào rừng.
Cánh quân cuối bị Tiểu Đoàn 344 Bắc Việt dùng đại bác không giựt, hỏa tiễn 90 ly và súng cối tấn công. Cũng may là có các phản lực cơ F-100 đến tiếp cứu thả bom napalm vào các vị trí của lũ cộng phỉ và bẻ gãy được lực lượng tấn công của Tiểu Đoàn 344 Bắc Việt và đẩy lui bọn chúng xuống về hướng Nam dọc theo hương lộ 6C.
Vào 3 giờ sáng ngày 24/10, Tiểu Đoàn 966 trừ bị của Trung Đoàn 32 Bắc Việt chia làm ba mũi dùi tấn công vào Chiến Đoàn tiếp viện. Nhưng rồi địch quân cũng bị phản pháo dữ dội gây tổn hại nặng nề, thảm bại nặng nề và lại đành phải lủi vào rừng.
Đến khi mặt trời ló rạng vào sáng ngày 24/10, khi kiểm điểm tình hình thì cánh quân đầu không bị mất chiến xa hay thiết vận xa nào. Nhưng cánh quân cuối thì bị thiệt hại: 2 thiết vận xa M-8, 2 xe vận tải 5 tấn chở đạn dược, và 2 xe bồn xăng bị phá hủy.
Tối ngày 23/10, Trung Tướng Larsen đổ xong một Lữ Đoàn Không Kỵ xuống bảo vệ Pleiku. Sáng sớm ngày 24/10, các trực thăng chở các khẩu đại bác đến hai vị trí tác xạ yểm trợ cho Chiến Đoàn tiếp viện. (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Văn Tín)
Chiều ngày 24/10, sau khi được Pleiku tái tiếp tế, Chiến Đoàn tiếp cứu lại lọt vào ổ phục kích với hỏa lực vũ bão hơn trận phục kích ngày hôm trước. Lần này Chiến Đoàn bị khựng lại không tiến lên được. Một toán “đề lô” điều khiển pháo binh của Sư Đoàn Không Kỵ Mỹ được phái tới trợ giúp đoàn xe bị vây hãm.
Toán này được trực thăng tải thương thả ngay xuống đầu đoàn chiến xa. Họ nhảy vào những chiến xa đầu cầu và từ trong xe điều chỉnh các xạ thủ đại bác bắn trải thảm phía trước mặt đoàn chiến xa. Và cứ như thế, nhờ làn mưa pháo tàn khốc đổ xuống phiá trước mặt, Chiến Đoàn từ từ tiến tới được và triệt hạ dần các ổ phục kích.
Sáng ngày 25/10, một toán cảm tử dẫn đầu bởi hai Trung Sĩ LLĐB Mỹ, dùng súng phun lửa xông ra trại triệt hạ được một ổ súng đại liên nhẹ của địch quân.
Đến chập tối ngày 25/10, Chiến Đoàn tiếp cứu tiến vào trại Pleime, chấm dứt sự vây hãm trại của địch quân. (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Văn Tín)
Đến đây vai trò của Quân Đoàn 2 chấm dứt, nhưng vì Tướng Westmoreland muốn Sư Đoàn Kỵ Binh Mỹ truy lùng và diệt đám tàn quân của 2 Trung Đoàn 32 và 33 Bắc Việt đang tháo lui về biên giới Cam Bốt, nên Đại Tá Hiếu tiếp tục liên lạc mật thiết với Ban Tham Mưu của Sư Đoàn Không Kỵ 1 Mỹ và với cá nhân Tướng Kinnard, Tư Lệnh Sư Đoàn này với vai trò cố vấn vì tài ăn nói Anh ngữ lưu loát.
Vào giữa tháng 11/1965 xảy ra trận đánh đẫm máu tại Thung Lũng Ia Drang. Sau đó, Quân Đoàn 2 kêu gọi đến Lữ Đoàn Dù do Trung Tá Ngô Quang Trưởng, với sự trợ lực của một cố vấn Mỹ mang tên Thiếu Tá Norman Shwarzkopf, chỉ huy nhảy xuống Đức Cơ chận đánh lũ tàn quân cộng phỉ bắc việt đang tìm đường trốn chạy rút về Cam Bốt.
Trong suốt thời gian giải vây trại Pleime, Đại Tá Hiếu thức trắng đêm ngồi trực trong hầm trại Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ tại Đức Cơ, xử dụng hệ thống viễn thông bén nhậy của đơn vị Mỹ này, một lực lượng được trang bị cách biệt đãi hơn các đơn vị khác, hơn là hệ thống viễn thông yếu kém của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, để liên lạc trực tiếp bằng Anh ngữ với các Chỉ Huy Trưởng Mỹ can dự vào trận đánh này.
Nhờ vậy mà cuộc hành quân phối hợp Việt Mỹ giữa các đơn vị thuộc trại LLĐB Pleime, toán DELTA và Biệt Cách Dù 91, Không Quân Hoa Kỳ và Không Quân Việt Nam, Chiến Đoàn Bộ Binh Thiết Giáp tiếp viện, Pháo Đội Yểm Trợ Chiến Đoàn tiếp cứu của Sư Đoàn Không Kỵ Mỹ, Lữ Đoàn Không Kỵ bảo vệ Pleiku, tiến hành một cách tốt đẹp.
Không mấy ai biết tới công lao này của Đại Tá Hiếu, dân chúng chỉ biết qua báo chí là sau trận này Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc được tuyên xưng là Người Hùng Pleime và được thăng cấp Thiếu Tướng. Thiếu Tướng Vĩnh Lộc rất lấy làm hãnh diện với chiến công hiển hách này nên đã đặt tên cho bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và máy bay C-47 riêng của Tư Lệnh Quân Đoàn 2 là Pleime.
Trong 4 ngày bọn phỉ quân bắc việt vây hãm trại Pleime, KLHK và KLVN thực hiện tổng cộng 300 phi vụ oanh tạc nã xuống đầu Trung Đoàn 33 BV quanh trại. Các máy bay vận tải C-123 của Không Quân và CV-2 Caribou của Lục Quân đã tiếp tế thả dù xuống trại 333 ngàn cân anh (trong số đó 9 ngàn cân anh lọt ra ngoài hàng rào giây kẽm gai) đạn dược, thuốc men, lương thực và nước uống.
Lũ cộng phỉ bắc việt đã thất bại nhục nhã và bị thiệt hại rất nặng. Trung Đoàn 33 BV vây hãm trại chỉ sống sót được khoảng một đại đội. Trung Đoàn 32 BV bị chết 40 phần trăm tên phỉ quân, trong đó 2 tên tiểu đoàn trưởng chết và 1 bị thương, và bị quân ta tịch thu 18 khẩu súng liên thanh chống phi cơ 12.7 ly cùng 11 súng cối.
Vì các chiến binh của Quân Đoàn 2 và của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ bẻ gãy chiến dịch Đông Xuân ngay từ giai đoạn đầu nên Võ Nguyên Giáp buộc phải từ bỏ ý đồ cắt đôi Miền Nam năm 1965-1966, thành thử lũ phỉ quân bắc việt đã thảm bại nhục nhã và phải nếm mùi Đông tang thương mà không được hưởng Xuân khải hoàn ! (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Văn Tín)
Phỉ quân bắc việt lố bịch rêu rao “Chiến Thắng Pleime”
Khách du lịch đến tham quan địa danh Pleime sẽ không khỏi được dân địa phương hướng dẫn tới xem bia ghi “Di Tích Lịch Sử – Chiến Thắng Pleime”.
Di tích lịch sử thì được rồi. Nhưng chiến thắng Pleime? Ai mới thật sự chiến thắng đây?
Bên chiến thắng trận Pleime rõ ràng không phải là lũ phỉ quân lính cộng sản bắc việt. Trung Đoàn 32 BV đã phải tan tác đội hình phục kích sau khi không ngăn chận và triệt hủy được Lực Lượng Đặc Nhiệm tiếp cứu trại Pleime và lũ phỉ quân đã thảm bại nhục nhã và phải rút lui về rặng núi Chu Prong.
Trung Đoàn 33 phỉ quân bắc việt sau khi vây hãm trại để nhử quân đến tiếp viện cũng đã thảm bại và phải tháo lui cùng Trung Đoàn 32 BV rút về hậu cứ Chu Prong. (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Văn Tín) Trung Đoàn 66 BV đến chiến trường trễ bị Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ bất ngờ nhảy vào chân rặng núi Chu Prong tấn công dữ dội.
Cả ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 phỉ quân bắc việt bị bom B-52 dập cho tơi tả và bị tàn sát thê thảm mỗi ngày 5 lần từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 11 năm 1965. Sau cùng hai Tiểu Đoàn 334 và 635 của Trung Đoàn 32 phỉ quân bắc việt bị Lữ Đoàn Nhảy Dù VNCH dí đánh cho tan tác tại thung lũng Ia Drang trên đường kinh hoàng tháo chạy lẩn trốn qua biên giới Căm Bốt. (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Văn Tín)
Ngoài ra, Chỉ Huy Trưởng trại Pleime báo cáo số thương vong của lũ phỉ quân cộng sản bắc việt trong cuộc vây hãm trại là khoảng 400 tên bỏ xác tại trận (số xác đếm được còn nguyên vẹn hình hài). Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ báo cáo thương vong của lũ phỉ quân cộng sản bắc việt trong cuộc hành quân All The Way truy đuổi quân địch từ trại Pleime đến chân rặng núi Chu Prong là khoảng 800 tên. Số thương vong của lũ cộng phỉ trong hai trận đánh tại bãi đáp X-Ray và bãi đáp Albany là khoảng 2.500 tên. Bom B-52 giết hại khoảng hơn 2.000 tên. Lữ Đoàn Nhảy Dù VNCH tiêu diệt khoảng 300 tên trong hai cuộc phục kích.
Tổng cộng số thương vong phía bọn cộng phỉ trong trận đánh Pleime lên tới khoảng 6.000 tên phỉ quân xâm lược từ bắc việt. Tỉ lệ số thương vong về phía Mỹ và QLVNCH so với phía cộng phỉ bắc việt là 1/10.
Vừa không ̣đánh chiếm được mục tiêu, vừa bị thảm bại nhục nhã và bị thiệt hại nặng nề, vừa phải kinh hồn rút chạy qua biên giới Căm Bốt bỏ lại hơn 6.000 xác phỉ quân xâm lược mà còn dám phét lác “tự sướng” rêu rao “Chiến Thắng Pleime”.
Bọn cộng phỉ bắc việt đã không biết nhục với lịch sử mà còn lố bịch, trơ trẽn dựng bia làm trò hề cho hậu thế khi theo thời gian, các sự thật về các trận đánh được kể lại, tiết lộ, giải mật và hậu thế biết rõ sự thật về trận Pleime cũng như các trận đánh khác. /
(Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Văn Tín)