ÔNG ELON MUSK: SUY THOÁI KINH TẾ NĂM 2023 SẼ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008-2009

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
25/12/2022
Ông Elon Musk, tỷ phú CEO của Tesla Motors và Twitter, cho rằng cuộc suy thoái tiếp theo sẽ tương đương với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008–2009.
Trong khi trình bày trong một cuộc thảo luận trên Twitter Spaces hôm 22/12, ông Musk thừa nhận rằng nền kinh tế Hoa Kỳ hiện đang suy thoái và năm 2023 sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế “nghiêm trọng”.
Ông nói, “Theo tôi, nó sẽ giống như năm 2009. Tôi không biết liệu nó sẽ tệ hơn một chút hay đỡ hơn một chút, nhưng tôi nghĩ, theo quan điểm của tôi, sẽ tương đương nhau.”
Nhưng ông cho rằng thật ngỡ ngàng khi quốc gia này không có một cuộc suy thoái đáng kể nào trong 13 năm qua, điều này cho thấy rằng “lẽ ra đã có” một cuộc suy thoái tại Hoa Kỳ rồi.
Năm 2009, nền kinh tế Hoa Kỳ thu hẹp 2.8%.
Ông Musk nhận định, bởi vì Cục Dự trữ Liên bang dựa vào phương pháp đánh giá dữ liệu kinh tế “kiểu cũ” và phản ứng với các chỉ số tụt hậu, nên nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ “hạ cánh khẩn cấp.”
Kể từ tháng Ba, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã tăng lãi suất quỹ liên bang chuẩn lên 425 điểm cơ bản, nâng lãi suất mục tiêu lên mức cao nhất trong 15 năm.
“Tôi rất ngạc nhiên khi thấy Fed đã tăng lãi suất quá cao,” ông lưu ý, đồng thời cho biết thêm rằng ông không có một “đường dây nóng” tới Chủ tịch Jerome Powell.
Ông Musk nói, “Nền kinh tế hiện nay giống như một chiếc xe hơi. Quý vị đang lái xe trên một con đường bên vách đá, và Fed đang điều khiển nó bằng cách nhìn vào gương chiếu hậu. Trên thực tế, họ thậm chí còn không nhìn vào gương chiếu hậu. Họ đang nhìn vào một đoạn video quay gương chiếu hậu trễ khoảng 3 tháng. Vì vậy, rõ ràng, đây không phải là một cách hay để lái xe trên con đường vách đá lộng gió.”
Theo CME FedWatch Tool, Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất chỉ 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách vào tháng Hai.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Musk cảnh báo về các đợt tăng lãi suất của Fed và khả năng xảy ra suy thoái.
Đơn cử như trong một tweet hôm 09/12, ông Musk dự đoán rằng “suy thoái kinh tế sẽ bị khuếch đại rất nhiều” nếu ngân hàng trung ương kích hoạt một đợt tăng lãi suất khác tại cuộc họp chính sách tháng Mười Hai.
Trong một tweet hôm 30/11, ông Musk bày tỏ lo ngại về các xu hướng hiện tại, cho rằng “Fed cần cắt giảm lãi suất ngay lập tức”.
Hồi tháng Mười, ông Musk đã dự đoán rằng một cuộc suy thoái toàn cầu sẽ kéo dài “cho đến mùa xuân năm 24”.
Ông Nick Reece, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Merk Investments, lặp lại những lo ngại của ông Musk rằng lập trường hiện tại của Fed đang khiến nguy cơ suy thoái kinh tế ở mức cao.
Ông viết trong một ghi chú nghiên cứu: “Khoảng thời gian cho một sự xoay trục mang tính xây dựng của Fed có thể đã khép lại. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng xu hướng giảm giá trên thị trường tài chính “có lịch sử chạm đáy trước khi suy thoái kết thúc”.
Cuộc nói chuyện về suy thoái đang nóng lên
Ông Musk không phải là người duy nhất dự đoán suy thoái kinh tế.
Một cuộc khảo sát gần đây của Bloomberg đã đặt tỷ lệ xảy ra suy thoái kinh tế vào năm 2023 là 70%, tăng 10% so với cuộc thăm dò vào tháng Mười trước đó.
Đầu tháng này, Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia (NABE) đã báo cáo rằng khả năng xảy ra suy thoái trong năm tới là 50%, trích dẫn một cuộc khảo sát của 51 nhà dự báo chuyên nghiệp.
Bà Dana Peterson, chủ tịch cuộc khảo sát của NABE và nhà kinh tế trưởng của Conference Board, cho biết: “Triển vọng ảm đạm hơn trùng khớp với kỳ vọng cao hơn đáng kể đối với lãi suất vào cuối năm nay và năm sau. Những người tham gia hội thảo kỳ vọng tăng trưởng việc làm sẽ chậm lại trong ba quý đầu năm 2023 nhưng vẫn ở mức dương.”
Chỉ số kinh tế hàng đầu của Conference Board (LEI), đánh giá nhiều biến số, bao gồm thất nghiệp, tiêu dùng, bất động sản và sản xuất, đã giảm 1% trong tháng Mười Một. Điều này còn tệ hơn ước tính thị trường là âm 0.4%.
Ông Ataman Ozyildirim, giám đốc kinh tế cao cấp của Conference Board lưu ý: “Chỉ có giá cổ phiếu đóng góp tích cực vào LEI của Hoa Kỳ trong tháng Mười Một. Các chỉ số về thị trường lao động, sản xuất và nhà ở đều suy yếu — phản ánh những trở ngại nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Các thành phần chênh lệch lãi suất và sản xuất các đơn đặt hàng mới về căn bản không thay đổi trong tháng Mười Một, xác nhận việc thiếu động lực tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.”
Nhưng Cục Dự trữ Liên bang không dự báo suy thoái.
Tóm tắt dự báo kinh tế (SEP) tháng Mười Hai của ngân hàng trung ương — cập nhật từ tháng Chín — dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực tế là 0.5% năm 2023, 1.6% năm 2024, và 1.8% năm 2025.
Khảo sát của các nhà dự báo chuyên nghiệp trong quý 4 năm 2022 của Ngân hàng Fed tại Philadelphia kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ ngăn chặn suy thoái, với GDP thực tế tăng lên 0.7% vào năm tới.
Giảm phát và suy yếu
Dữ liệu mới nhất cho thấy hai xu hướng đang hình thành: lạm phát chậm lại và sự suy yếu của nền kinh tế.
Chỉ số giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) — phép đo lạm phát ưa thích của Fed — đã giảm xuống 5.5% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Mười Một, giảm từ mức 6.1% trong tháng Mười. Trên cơ sở hàng tháng, chỉ số giá PCE chỉ tăng 0.1%.
Tháng trước, các đơn đặt hàng lâu bền đã giảm mạnh 2.1%, giảm so với mức tăng 0.7% trong tháng Mười, theo Cục Điều tra Dân số. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng Hai.
Các đơn đặt hàng lâu bền không bao gồm quốc phòng giảm 2.6%.
Theo Cục Phân tích Kinh tế (BEA), chi tiêu cá nhân tăng 0.1% trong tháng Mười Một, giảm từ 0.9% trong tháng trước. Thu nhập cá nhân tăng 0.4%, giảm từ 0.7%. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân — nghĩa là tiết kiệm cá nhân tính theo phần trăm thu nhập cá nhân khả dụng — chỉ là 2.4%.
Ngoài ra, Chỉ số Niềm tin Tiêu dùng của Đại học Michigan đã tăng lên 59.7 trong tháng Mười Hai, tăng từ 56.8 trong tháng Mười Một.
Tác giả Andrew Moran
Inline image

COMMENT trên FB:

Duong Bình Thái

Theo tôi thì năm 2023 sẽ còn tệ hơn 2008 rất nhiều lần . Năm 2008 chỉ là khủng hoảng kinh tế do một tỉ Phú Mỹ mua đồng tiền của Thái gây ra khủng hoảng thôi . Năm 2023 ngoài suy thoái kinh tế còn có tác động rất mạnh về lạm phát toàn cầu . Cả hai kết hợp lại thì mức tàn phá của nó thật kinh khủng . Đứng đầu là Mỹ , nếu nước Mỹ không có biện pháp đối phó và kinh tế theo định hướng cực tả và có thể biến Mỹ thành một nước xã hội thì toàn cầu có thể đi lùi trong 20 năm.
Thách thức dành cho doanh nghiệp trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng thế giới đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn cuối 2022 và 2023. Việt Nam chắc chắn không phải là một ngoại lệ. Chính vì vậy mà đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp khi phải đương đầu với không ít những khó khăn trong quá trình phát triển.

Có thể dễ dàng nhận định rằng, viễn cảnh về một cuộc suy thoái kinh tế lớn đang đến gần hơn bao giờ hết. Bằng chứng rõ ràng nhất chính là hàng loạt những dấu hiệu không mấy khả quan đang xảy ra với các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Cụ thể, chỉ số chứng khoán quốc tế đã giảm xuống đến mức thấp trong gần 2 năm trở lại đây. Đồng Yên của Nhật Bản mất giá một cách trầm trọng trong nhiều tháng qua trong khi đó, chính phủ Anh vừa qua đã quy định chi phí vay cao nhất trong vòng 20 năm. Tất cả những dấu hiệu đó hẳn sẽ không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay.

Hơn nữa, quyết định cắt giảm sản lượng khai thác dầu của OPEC đang đẩy giá lên mức cao ngất ngưỡng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Một số nguyên nhân quan trọng khác đẩy thế giới đến bờ vực của cuộc khủng hoảng kinh tế có thể kể đến như áp lực từ lạm phát, khủng hoảng lương thực và năng lượng kéo dài do chiến tranh cũng như lãi suất ngày càng tăng cao ở các nền kinh tế lớn.

 

Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế Giới (WB) cùng đưa ra cảnh báo về nguy cơ cuộc suy thoái kinh tế đang đến gần. IMF mới đây cũng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 xuống còn 2,7%. Dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế toàn cầu đang liên tục giảm xuống so với kết quả trước đó.

image.png