Khi miền Nam lọt vào tay Cộng sản , Trần Huỳnh Châu bị bắt đi “cải tạo” ở trại Long Thành từ tháng 6/1975 đến tháng 10/1975. Ông bị đưa ra Bắc tháng 11/1975, lao động khổ sai ở Quảng Ninh. Tới tháng 8/1978 Cộng sản chuyển ông vào trại cải tạo Lý Bá Sơ ở Thanh Hóa.
Tháng 4/1980 ông mang được một người con trai lên chín tuổi, bỏ vợ và hai người con ở lại, dùng thuyền vượt biển tới Thái Lan. Với uy tín của ông, đồng bào trong trại tị nan Sonkhla đã đề cử ông giữ chức vụ trưởng trại. Cũng chính trong thời gian này, ông đã dành thì giờ để viết tập hồi ký này. Nhưng tập Hồi ký này lại được hoàn tất ở trại tị nạn Ga Lang (Nam Dương) và ngay sau đó đã được chuyển sang Hoa Kỳ, giao cho Ban Chấp hành Hội Cựu Sinh Viên Quốc Ga Hành Chánh để tùy hoàn cảnh mà phổ biến.
Tập Hồi Ký của ông Trần Huỳnh Châu do Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh và Tạp chí Tiểu Thuyết Nguyệt San hợp tác ấn hành bằng Vịệt ngữ . Hiện (1981) Hội này đang gấp rút dịch sang Anh ngữ để giao cho một tổ chức quốc tế, mục tiêu là tranh đấu cho nhân quyền, xuất bản và phổ biến khắp thế giới.
—>Tựa
* *
NHỮNG NĂM “CẢI TẠO” Ở BẮC VIỆT (Trần Huỳnh Châu)
MỤC LỤC
- Tiểu sử tác giả
- Tựa
(của Mai Thảo và Vũ Khiêm)
II- Những người Phục Quốc bị đày ra Bắc
III- Đói
V- Khổ Sai
VII- Vụ Đấu Tranh tại Trại số 5 Thanh Hoá
VIII- Thư Từ, Tiếp Tế, Thăm Nuôi
IX- Xã hội Miền Bắc qua cái nhìn hạn chế của một người tù
XI- Một vài cảm nghĩ
https://phailentieng.blogspot.com/2021/07/nhung-nam-cai-tao-o-bac-viet-tran-huynh.html?fbclid=IwAR1veUH7Kxi7PRo7zq_UrtDHleqRa6XIekH4-OIea8VioeF9W0cuZ2VvYlk