NHỮNG BÍ ẨN VỀ VÙNG ĐẤT THIÊNG AI CẬP (Brian Vu/ SaiGonTrongToi)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of standing, outdoors and monument

May be an image of indoor

May be an illustration

May be an illustration

May be an image of outdoors

Ai Cập – Cái nôi của nền văn minh nhân loại

Ai Cập cổ đại, nơi được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại cho đến nay vẫn ẩn chứa nhiều bí mật thôi thúc con người khám phá.
Địa lý và cư dân
Ai Cập, tên chính là Cộng Hòa Ả Rập Ai Cập, nằm ở Đông Bắc Châu Phi, dọc vùng hạ lưu của lưu vực sông Nile, sông Nil bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi, dài 6700 km, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700 km. Miền đất đai do sống Nile bồi đắp chỉ rộng 15-25 km, phía Bắc có nơi rộng 50 km vì ở dây sông Nile chia thành nhiều nhánh trước khi đổ ra biển.
Hằng năm từ tháng 6-11, nước sông Nile dâng cao đem theo một lượng phù sa phong phú bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Do đó, nền kinh tế nơi đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Các nhà sử học đã từng nói rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile”.
Ai Cập chịu ảnh hưởng của khí hậu Ai Cập, ngoại trừ khu vực phía Bắc chịu ảnh của Địa Trung Hải, vì vậy ở Ai Cập số ngày mưa rất ít, quanh năm trời nắng, bầu trời luôn trong xanh, độ ẩm không khí thấp.
Tuy nhiên, cũng nhờ điều này mà người Ai Cập lại thuận lợi trong việc quan sát thiên văn và giữ gìn khá lâu những di sản của nền văn mình Ai Cập, cụ thể là bảo quản được loại giấy Papyrus.
Tuy nhiên, về địa hình, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Đông giáp Biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Sahara, phía Nam giáp Nubi, nới giáp ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại. Chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Suez sau này, người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á.
Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nile từ Nam lên Bắc: miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình tam giác.
Về tài nguyên, thiên nhiên, Ai Cập có rất nhiều loại đá quý như đã vôi, badan, hoa cương, mã não…Kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào,
Ngay từ thời rất sớm, trên lãnh thổ Ai Cập đã có con người, họ chính là những thổ dân Châu Phi. Châu Phi là một trong những cái nôi, địa bàn hình thành con người và trong quá trình săn bắt, hái lượm ở vùng phía Đông Châu Phi, các thổ dân này đi đến thung lũng sông Nile bởi nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi: nguồn nước phong phú, đất phù sa phì nhiêu nên họ đã chọn nơi này để định cư.
Về sau có một dân tộc khác, vốn cư trú ở vùng Palestine theo ngã Đông Bắc của Ai Cập tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nile và chinh phục các thổ dân ở đây và trải qua một quá trình chung sống lâu dài, tạo nên một hỗn hợp chủng tộc và đó chính là tổ tiên của người Ai Cập hiện nay, đồng thời chính họ là chủ nhận của nền văn minh sông Nile.
Như vậy, tóm lại, cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Ả Rập nhưng thời cổ đại là người Lybia, người da đen và một số dân từ Châu Á tới.
Ai Cập – cái nôi của nền văn minh nhân loại
Nền văn minh Ai Cập cổ đại hay còn được biết tới là nền văn minh sông Nile được xem là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Địa lý chính là một trong những điều kiện thuận lợi góp phần hình thành nên nền văn minh sớm nhất thế giới.
Sông Nile dài hơn 6 ngàn km, có 7 nhánh đổ ra Địa Trung Hải, là một trong những con sông dài nhất thế giới. Hạ lưu sông có hình dáng tam giác, dài 700 km với hai bên lưu vực sông có đất đai phì nhiêu, màu mỡ nhờ lượng phù sa lớn bồi đắp, thuận tiện cho các loại cây trồng phát triển.
Nơi đây cũng sở hữu quần thể động vật đa dạng. Nhờ đó, cư dân sống ở hai bờ sông Nile không chỉ an cư lạc nghiệp mà còn phát triển thông thương. Thiên nhiên đã ưu ái ban cho nơi này điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển nền văn minh sớm nhất thế giới.
Theo Wikipedia, năm 3150 TCN (trình tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập), nền văn minh Ai Cập được thống nhất dưới thời Pharaoh Narmer, thường được gọi là Menes. Đây cũng là vị vua đầu tiên của đế chế Ai Cập cổ.
Trải qua nhiều đời Pharaon với những biến động lịch sử, nền văn minh Ai Cập cổ đã tạo ra được vô số thành tựu, từ tín ngưỡng – tôn giáo, văn hóa cho đến xây dựng, tiêu biểu là kim tự tháp – một trong 7 kỳ quan thế giới cổ còn sót lại tới ngày nay.
Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũng sông Nile cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa.
Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển một hệ thống chữ viết độc lập, tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập.
Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của một Pharaon, người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới một hệ thống tín điều tôn giáo tinh vi.
Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thác đá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trình kim tự tháp, đền thờ, và cột tháp tưởng niệm; một hệ thống toán học, một hệ thống thực hành y học hiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới, công nghệ gốm sứ và thủy tinh của Ai Cập, những thể loại văn học mới, và các hiệp ước hòa bình được biết đến sớm nhất, được ký kết với người Hittite.
Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài. Nghệ thuật và kiến trúc của nó đã được sao chép rộng rãi, và các cổ vật của nó còn được đưa tới khắp mọi nơi trên thế giới. Những tàn tích hùng vĩ của nó đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của du khách và nhà văn trong nhiều thế kỷ. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh ra ngành Ai Cập học để nghiên cứu nền văn minh Ai Cập và một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản văn hóa của nó.
1. Kiến trúc
Không thể không kể đến các công trình kiến trúc vĩ đại như Kim tự tháp, Tượng nhân sư khi nhắc tới nền văn minh Ai Cập cổ đại. Cho đến nay, những công trình này vẫn đứng sừng sững như tượng đài bất tử, khẳng định sự tồn tại của một nền văn minh thịnh vượng cổ xưa.
Những bí ẩn xoay quanh chúng vẫn là đề tài thu hút các nhà khảo cổ, và là điểm đến lý tưởng với những người yêu thích du lịch khám phá.
Theo các học giả, đặc trưng của kiến trúc Ai Cập cổ đại là sự khan hiếm gỗ. Nguyên vật liệu chính mà người Ai Cập cổ dùng để xây dựng là gạch và đá. Quan niệm, tín ngưỡng mà người Ai Cập cổ đại gửi gắm trong những công trình xây dựng này đến nay vẫn khiến các nhà khoa học phải đau đầu.
Kim tự tháp, hay chính là mộ của các Pharaoh và hoàng hậu bắt đầu được xây dựng từ thời vua đầu tiên của vương triều III, là các công trình có hình chóp được làm bằng đá. Tính đến năm 2008, có tất cả 138 kim tự tháp được khám phá ở Ai Cập (theo Wikipedia). Bên trong mỗi kim tự tháp đều ẩn chứa nhiều bí ẩn vừa khiến con người tò mò, lại vừa khiến họ sợ hãi.
Nhiều hình vẽ khắc họa được tìm thấy bên trong các kim tự tháp cũng cho ta thấy nghệ thuật phong phú của nền văn minh cổ xưa nhất trong lịch sử loài người, với đề tài phong phú: cảnh sinh hoạt ngày thường; thế giới khi con người đi vào cõi vĩnh hằng.
2. Chữ viết
Năm 1894, một nhóm khảo cổ học đã tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật “thành phố diều hâu” Nekhen, một trong những đền thờ cổ nhất ở Ai Cập.
Theo các nhà khoa học, chữ viết Ai Cập cổ ra đời từ khi xã hội hình thành giai cấp. Chữ tượng hình là cơ bản và thông dụng nhất tại nền văn minh này, còn đối với các khái niệm phức tạp hơn, người Ai Cập cổ dùng phương pháp mượn ý.
Tuy nhiên, chữ tượng hình và mượn ý vẫn chưa đủ để giao tiếp, vậy nên họ tạo ra những hình vẽ biểu hiện âm tiết, rồi từ đó trở thành chữ cái và được sử dụng suốt hơn 3000 năm. Trong nền Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ tượng hình, trong đó có 24 chữ cái.
Loại chữ cổ này được khắc trên đá, gỗ, đồ gốm, viết trên vải gai, da và giấy papyrus – loại giấp thông dụng nhất của người Ai Cập cổ. Mực được làm từ quả bồ hóng và bút được chế tác từ thân cây sậy.
Vào cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học đã truy ra mẫu tự Phoenix được biến tấu từ văn tự Ai Cập cổ. Các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La tinh đã dựa theo mẫu tự này để tạo nên chữ viết của riêng mình. Có thể nói, ngôn ngữ của chúng ta dùng ngày nay đều thừa hưởng di sản từ chữ viết Ai Cập cổ.
3. Thiên văn học
Theo nhiều nhà khoa học, 12 cung hoàng đạo mà chúng ta biết đến ngày nay đã được người Ai Cập cổ đại khám phá từ hàng ngàn năm trước.
Ở thời kỳ đó, thiên văn học phát triển nhiều hơn chúng ta tưởng. Họ không chỉ biết tới các chòm sao, mà còn phát minh ra công cụ đo lường thời gian từ việc xác định bóng mặt trời. Tuy nhiên, dụng cụ này chỉ xem được khi có ánh mặt trời.
Về sau, họ đã phát minh ra đồng hồ nước có thể tính giờ cả ngày lẫn đêm. Ở nền văn minh cổ ấy, người Ai Cập cũng đưa ra cách tính 1 năm bằng 365 ngày, ứng với 12 tháng, mỗi tháng chỉ có 30 ngày nhờ vào quy luật dâng nước của sông Nile.
Một trong những câu hỏi lớn thách thức khoa học là liệu có phải người Ai Cập cổ đã trông thấy hoặc tiếp xúc với người ngoài hành tinh hay không; bởi trong một số bức tranh tường được khám phá trong lăng mộ của các Pharaoh, họ đã khắc những hình ảnh khó hiểu, trông giống người ngoài hành tinh.
Nhiều giả thiết cho rằng những bức tranh ấy mô tả cuộc sống ở nơi ngoài Trái Đất. Tuy nhiên, có ý kiến phản bác lại giả thiết đó, họ cho rằng nếu nghĩ như vậy là đã xúc phạm tới các di sản của người Ai cập cổ đại.
4. Thuật ướp xác
Thuật ướp xác của người Ai cập cổ đại ra đời từ năm 2700 TCN và kéo dài tới tận thế kỷ thứ 5. Đây được xem là một trong những tục lệ mai táng phức tạp nhất trong lịch sử nhân loại. Người Ai Cập cổ tin vào sự vĩnh hằng, và ướp xác là một trong những cách để người đã khuất có thể tiến vào thế giới bên kia, nơi Chúa trờ che chở họ.
Nhờ y học phát triển mà họ đã tìm tòi ra được phương pháp ướp xác có thể nói là hoàn hảo nhất. Nguyên tắc của việc ướp xác là dựa trên việc làm mất nước của cơ thể, lấy đi các bộ phận dễ bị phân hủy như nội tạng và bộ não.
Sau đó, thi thể được bảo quản trong natron khô (một loại muối nhằm làm khô thi hài) khoảng 70 ngày. Bước cuối là nhồi hương thảo vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu thơm và quấn vải một cách cẩn thận lên thi thể. Xác ướp được chôn cất cùng với những món đồ mà người Ai Cập tin rằng người đã khuất sẽ sử dụng khi sang thế giới khác.
Bộ phận duy nhất không bị lấy ra khỏi cơ thể người chết là trái tim; vì người Ai Cập cổ cho rằng trái tim là hiện thân của trí tuệ, người chết sẽ cần nó khi sang thế giới bên kia.
5. Tín ngưỡng
Ngay từ thủa sơ khai, người Ai Cập cổ đại đã tin vào các vị thần và thế giới bên kia. Họ xây các đền thờ chịu sự quản lý của các vị tư tế đại diện cho vua, nơi những vị thần trú ngụ để bảo vệ và che chở cho họ.
Thông thường, lãnh địa của các vị thần được xây dựng cách biệt với thế giới bên ngoài và chỉ có quan chức của ngôi đền mới được phép ra vào thường xuyên. Chỉ đến các ngày lễ thì tượng thần mới được đem ra thờ phụng công khai cho người dân tới thờ.
Ngoài ra, mọi người có thể thờ riêng các bức tượng thần trong nhà họ và đeo bùa để chống lại các thế lực xấu.
Mèo là con vật linh thiêng trong nền văn minh cổ xưa này. Người Ai Cập cổ đại rất yêu động vật, nhưng đặc biệt thờ phụng mèo, ướp xác chúng sau khi chúng qua đời và thờ mèo như một vị thần. Hầu hết các gia đình thời Ai Cập cổ đều nuôi mèo và tin rằng mèo mang lại may mắn cho họ.
Trong tín ngưỡng của nền văn minh cổ này, đôi mắt của loài mèo là ánh sáng soi lối cho họ trong đêm tối. Nếu xảy ra hỏa hoạn trong nhà, mèo sẽ được ưu tiên cứu trước. Và với những ai vô tình hay cố ý làm chết mèo, người đó sẽ phải đối mặt với hình phạt đáng sợ của đám đông: bị ném xuống một hố đầy rắn độc.
Với những gia đình không có điều kiện ướp xác mèo, họ sẽ để tang mèo bằng cách cạo lông mày của mình. Năm 1888, người ta đã phát hiện hàng chục ngàn xác ướp mèo trong một ngôi mộ lớn. Khám phá này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lĩnh vực khảo cổ. (Sài Gòn trong tôi/ Brian Vu)
Brian Vu and 4 others