NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI – Nhạc miền Nam, Thơ miền Bắc
Bài thơ gốc của nhà thơ Phạm Hồ – Anh trai phục vụ cho cộng sản của nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ, được mỡ đầu ” TÔI BẮN HẮN RỒI “
Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi…
Như đã nghĩ, con người Việt nam dân dả, tử tế, dễ thương , nhưng nếu ai đó theo cộng sản, tôn thờ Hồ Mao thì họ trở thành một con người khác. Cộng sản sẳn sàng giết cha mẹ vợ con nếu làm vui lòng đảng bác, hay sẳn sàng tự chứng minh lòng trung thành với đảng bằng việc đấu tố giết hại người thân mình để được sống sót.
Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi…
……
Những ngày xưa êm đẹp thế
Không đem chung hai đứa một ngày mai
Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay
Tôi buồn tôi giận,
Đêm nay gặp hắn,
Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Xác hắn nằm bờ ruộng
Không phải hắn thuở xưa
Tôi cúi nhìn mặt hắn
Tiếc hắn thời ấu thơ.
Trích đoạn
Những Ngày Xưa Thân Ái của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ khi sống trong miền Nam tự do nhân bản, nội dung bài hát khi hát lên cũng thật thân ái, kể chuyện hai người bạn thân từ thuở nhỏ, lớn lên trong chiến tranh mất mát. Khi một người nghe được tin bạn mình gục ngã trên chiến trường, anh đã thương nhớ và hồi tưởng lại những ngày xưa đầy kỹ niệm. Người nghe cứ tưởng người bạn ngã gục vì súng đạn vô tình. Nhưng không, chính tên cộng sản giết người mà còn giả nhân giả nghĩa đó đã giết người bạn đang bảo vệ tự do trên phần đất bị tấn công triền miên.
Phải chăng lòng Ông cũng êm đềm nhờ một xã hội nhẹ nhàng thân ái vị tha VNCH, nơi Ông đang âm thầm viết để ngầm thực hiện công việc nằm vùng, viết phản chiến bằng lòng từ bi , mong chiến thắng về tay cộng sản Bắc Việt.
Nhận được bài thơ ” Tôi bắn hắn rồi ” của anh mình, cách diển tả lại của nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ có phần nào tình người hơn, day dứt hơn…thành bài ca ” Những ngày xưa thân ái ” mà chúng ta hát bằng trái tim ngập tràn kỹ niệm.
Phạm Thế Mỹ sinh quán ở Bình Định, có hai người anh trai đều viết văn. Phạm Hổ, tập kết ra Bắc năm 1954, riêng Phạm Thế Mỹ được giao ở lại hoạt động nằm vùng trong Nam. Học âm nhạc trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn và rất thành danh. Ông hoạt động ngầm chống chính quyền trong các hoạt động núp bóng Phật giáo và nghành giáo dục Sau năm 1975, Ông tiếp tục sáng tác rất nhiều bài hát, những bài hát nhạc đỏ như: “Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng” (Giải nhì Hội Âm nhạc thành phố Hồ c Minh), “Thắm đượm duyên quê,” “Lêna Belicova”…Điều này chứng tỏ Phạm Thế Mỹ cũng là những con người lầm lạc nhưng không hề biết mình sai ở chổ nào.
Bài hát rất nhiều về quê hương tình người, nhưng sau 75, Ông bị nghi kỵ và chỉ là một công chức với căn phòng nhỏ trong nhà văn hoá Quận tư.
Tôi tình cờ nghe chuyện này qua trang nhạc của những người yêu nước thầm lặng. Việc của chị là giới thiệu nhạc lính VNCH, viết lại cho đúng những lời ca đã bị chỉnh sửa lại . Không biết ai đã chỉnh lại để hát đại trà, nhưng họ đã cướp lời cướp hình ảnh của quân dân miền Nam Cộng Hoà xưa để dần dần nhận làm nhạc đỏ.
Có rất nhiều bài hát bị cưỡng đoạt. Bài Tình Ca lời Karaoke toàn là ảnh của rừng cờ đỏ, bài Lời người ra đi, v…vv ..bị sửa lời không ngần ngại.
Tôi vừa biết những việc làm âm thầm của chị Kim Van, tôi lại có dịp học hỏi từ những người bình dị ấy.
Thật là ghê rợn khi biết phiá sau của một bài ca trìu mến ấy lại là bài gốc ” Tôi bắn hắn rồi ” tàn nhẩn và đạo đức giả của những ai theo cộng sản.
Thi Ca.
19/08/20