NHIỀU DẤU HIỆU CHO THẤY KINH TẾ MỸ PHỤC HỒI NHANH HÌNH CHỮ V

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Thị Trường Chứng Khoán của Mỹ tăng trong đầu tháng 6/2020

Giá cổ phiếu Mỹ tăng mạnh hôm thứ Sáu 5/6 sau khi các số liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ dù bị “Virus Vũ Hán” tấn công, song thật bất ngờ, vẫn có thêm nhiều việc làm trong tháng 5.
– Chỉ số Dow Jones tăng hơn 2.5% ngay sau khi thị trường chứng khoán mở cửa, có thêm hơn 700 điểm. Chỉ số gồm 30 loại cổ phiếu này đạt mức cao nhất kể từ ngày 4/3.
– S&P 500 cũng tăng hơn 2%, đạt mức cao nhất kể từ ngày 26/2.
– Nasdaq Composite tăng khoảng 1.7%, đạt mức cao nhất kể từ ngày 20/2, và chỉ còn cách 1% từ mức cao kỷ lục hồi ngày 19/2.

Con số về việc làm do Bộ Lao Động Mỹ đưa ra sáng 5/6 làm sững sờ những nhà quan sát thị trường, cho thấy nền kinh tế dù bị chao đảo vẫn tạo thêm 2.5 triệu việc làm trong tháng trước. Cùng lúc, tỷ lệ thất nghiệp tăng 13.3%, thấp hơn nhiều mức dự báo lên đến 19.5%.

Các số liệu này báo hiệu Wall Street sẽ tăng điểm nhiều, cũng như gợi ý rằng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi nhanh hơn dự kiến.

Đang có những hy vọng rằng sẽ có nhiều thêm các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động giữa lúc có đại dịch, bên cạnh đó là niềm lạc quan về một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trên toàn cầu. Những điều này làm lu mờ đi mối lo ngại về biểu tình và bất ổn ở nhiều thành phố Mỹ.

Báo cáo về việc làm của tháng 5/2020 là một sự ngạc nhiên theo hướng tích cực, gây bất ngờ cho những nhà đầu tư đã dự tính là tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng đến mức cao nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái.

The Yahoo Finance, Michael Pearce, kinh tế gia cao cấp chuyên về Mỹ tại Capital Economics, nói: “Con số việc làm hưởng lương tăng thêm 2.5 triệu một cách đáng ngạc nhiên trong tháng trước (5/2020) báo hiệu là việc tuyển dụng trở lại đã bắt đầu sớm hơn so với phỏng đoán dựa trên con số người khai thất nghiệp. Khi có thêm các tiểu bang nới lỏng việc phong tỏa trong các tuần tới, có phần chắc là lượng công ăn việc làm sẽ tăng trở lại trong tháng 6/2020 và sau đó nữa”.

Vẫn tin của Yahoo Finance cho biết, Nick Bunker, giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế của Indeed, nói thận trọng hơn một chút: “Cú bật tăng trở lại này diễn ra sớm hơn so với phần lớn các dự báo, nhưng chớ phấn khích quá về số liệu của một tháng. Tăng trưởng về việc làm với 2.5 triệu công việc và tỷ lệ thất nghiệp giảm hơn 1 điểm phần trăm là những diễn biến tích cực, nhưng chưa rõ điều này sẽ bền vững ra sao. Hơn nữa, thị trường lao động vẫn trong vùng xấu với tỷ lệ người có việc làm chỉ bằng 87% của mức trước khi cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán bắt đầu”.

Chủ tịch của Chatham House, ông Jim O’Neill, nhận định rằng kinh tế Mỹ phục hồi hình chữ V là điều hoàn toàn có thể, ngoài ra, nhiều dấu hiệu ban đầu cho thấy khá rõ rằng nhiều nền kinh tế ở vào vị trí ổn hơn nhiều so với một số lo ngại.

Nói với CNBC, cựu trưởng ban kinh tế của Goldman Sachs cho biết căn cứ vào các chỉ báo về hoạt động kinh tế, có thể thấy khá rõ thời điểm tồi tệ nhất ở Mỹ và một số nước đã qua.

Giờ đây điều quan trọng hơn cần chú ý đến là việc phát triển vaccine chống “Virus Vũ Hán”. Nếu quả thực là người ta khó có thể làm ra vaccine, đó sẽ là sự thất vọng lớn, đồng thời các ca nhiễm lại tăng ở Mỹ và châu Âu, ông O’Neill thuộc Chatham House’s nói.

Hãng dược AstraZeneca của Anh-Thụy Điển mới đây loan báo kế hoạch sản xuất một loại vaccine “Virus Vũ Hán” với số lượng 2 tỷ liều trong những tháng tới.

Tổng Giám đốc Điều hành (CEO) Pascal Soirot của AstraZeneca nói với báo chí hôm 4/6 rằng hãng này có kế hoạch bắt đầu phân phối vaccine đến Mỹ và Anh trong tháng 9 hoặc 10, và nhiều khả năng là hoàn tất giao hàng vào đầu năm 2021.

“Điều này càng làm tôi tin tưởng rằng không hề bất khả thi về chuyện sẽ có vaccine hoạt động hiệu quả cho nhiều nơi trên thế giới vào tháng 9 này. Rõ ràng là họ còn phải thử nghiệm cẩn thận trong những tuần tới. Nhưng tôi thấy hoàn toàn có thể làm được và đó là một diễn biến tuyệt vời”, ông O’Neill nói.

Một bản tin của FXStreet dự báo rằng các hoạt động kinh tế ở Mỹ sẽ nhộn nhịp trở lại giống như việc tái thiết sau một cơn bão lớn càn quét qua một vùng rộng lớn của đất nước.

Khi mọi người kết thúc “ngủ đông” và quay trở lại với các hoạt động, có một lượng lớn những việc mua sắm, tiêu dùng từng bị đình hoãn nay sẽ nối lại. Từ cắt tóc cho đến luyện tập ở các phòng gym, từ đi phòng khám và phẫu thuật tự chọn cho đến chăm sóc móng tay chân và cắt tỉa lông cho chó, cho đến mua sắm xe hơi v.v… Doanh thu từ các hoạt động sẽ khuyến khích tuyển dụng và tiếp đến lại kích thích tiêu dùng.

Những thói quen của người tiêu dùng Mỹ trải qua nhiều thế hệ sẽ không biến mất chỉ vì một giai đoạn chuyển tiếp. Giai đoạn khôi phục lại cuộc sống càng kéo dài, động lực phát triển kinh tế càng mạnh, FXStreet nói.

(Yahoo Finance, CNBC, FXStreet)