– Những Ca Khúc Trần Thiện Thanh
– Nhạc lính Nhật Trường/Trần Thiện Thanh tuyển chọn
– Gọi Tên Anh Là Lính
– Trả Lại Em Thành Phố Này
– Thi Ca Yêu Nước-Trần Thiện Thanh tiếng ca hòa tiếng súng
– Đài Phát Thanh trước 1975 – Chương Trình Nhạc Mùa Chinh Chiến
Người Bên Lề Cõi Sống
Sáng tác và trình bày Nhật Trường /Trần Thiện Thanh
Cha trong tù tù cải tạo rất xa.
Những Ca Khúc Trần Thiện Thanh
* *
Nhạc lính Nhật Trường/Trần Thiện Thanh tuyển chọn
02. Anh Về Với Em
03. Tôi Vẫn Nhớ
04. Mưa Chiều Kỷ Niệm
05. Hãy Trả Lời Em Đi Anh
06. Chiếc Áo Bà Ba
07. Chiều Trên Phá Tam Giang
08. Lệ Đá
09. Lời Cho Người Yêu Nhỏ
10. Mưa Buồn Tỉnh Lẻ
11. Thư Cho Vợ Hiền
12. Trả Lại Em Thành Phố Này
13. Trong Lần Tái Ngộ
14. Vợ Chồng Quê
15. Chuyện Tình Người Đan Áo
16. Ai Nói Yêu Em Đêm Nay
17. Chiều Nay Không Có Em
18. Để Quên Con Tim
19. Tiễn Biệt
20. Trả Lại Em Yêu
21. Chiều Thương Đô Thị
22. Biển Tuyết
23. Đường Xa Ướt Mưa
24. Hành Trang Giã Từ
25. Tình Yêu Ngộ Nghĩnh
26. Chuyện Hoa Sim.
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 tại Phan Thiết. Ông đến Sài Gòn năm 1958, sau khi học xong thì làm giáo viên trung học. Sau đó, ông tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến cuối tháng 4/1975. Ông cũng làm việc tại Ðài Phát thanh và Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của đài và sau năm 1968 còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường.
Đầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm ông và 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi (“nữ hoàng” của phong trào du ca chuyên hát nhạc Nguyễn Đức Quang, Ngô Mạnh Thu, Miên Đức Thắng, Bùi Công Thuấn). Ngoài ra, ông còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng tên là “Tiếng Hát Đôi Mươi”.
Trong những năm cuối thập niên 1960, Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường thường mặc quân phục lên sân khấu để hát nhạc lính. Ông hoạt động rất nhiều với các đài phát thanh VTVN và đài Truyền hình Việt Nam thời đó. Trong các phim kịch với đề tài người lính, Nhật Trường hay diễn chung với Thanh Lan.
Sau 1975, ông nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm hoạt động. Năm 1984, Trần Thiện Thanh được phép hoạt động lại. Nhưng ông từ chối làm việc dưới chế độ mới mặc dù ông vẫn soạn nhạc.
Năm 1993, ông di cư sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình ODP. Sau một thời gian sống tại Mỹ thì ông kết hôn với nữ ca sĩ Mỹ Lan.
Tại Mỹ ông lập hãng đĩa riêng Nhật Trường Productions và đồng thời cộng tác với Trung tâm Asia, Trung tâm Làng Văn, Mây Productions, Hoàn Mỹ Productions…
Trần Thiện Thanh qua đời vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại nhà riêng ở thành phố Westminster, Quận Cam, California (Hoa Kỳ) do bệnh ung thư phổi.
* *
Là Lê Văn Hưng, là Hồ Ngọc Cẩn.
Tên anh tên gọi người lính chống tăng,
Xế 30 còn mê mãi bắn,
Cổng Hoàng Hoa máu ướt áo hoa dù.Tên anh có thể là Lê Nguyên Vỹ,
Là Phạm Văn Phú, là Trần Văn Hai
Hay An Lộc địa ngày cuồng pháo tới nhanh
Quên xưng danh lần poncho gói kín,
anh Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.Người chiến sĩ, người chiến sĩ, chiến sĩ,
chiến sĩ không bao giờ chết.
Người chiến sĩ, người chiến sĩ,
chiến sĩ Tổ Quốc không bao giờ quên.
Người lính Lê Lợi, người lính Hưng Đạo,
người lính Quang Trung đó anh, đó anh.
Người lính chiến Việt-Nam Cộng-Hòa.Tên anh có thể là Nguyễn Văn Đương
Là Phạm Phú Quốc, là Ngụy Văn Thà.
Tên anh là một ám số đơn sơ.
Chết oan khiên trại tù không pháp án,
Hoàng Liên Sơn, Thanh Hóa, Z30.
Xin tha thiết gọi tên chung Chiến Sĩ,
Để mãi mãi khắc ghi đến ngìn đời.
Để nối tiếc thương chung với lời thề.
Nối tiếp bước chân người lính trở về
Giải phóng quê hương đọa đày.
Chiến Sĩ ơi! Chiến Sĩ ơi!
Muôn đời, muôn đời muôn đời….
* *
Chương trình Nhạc Mùa CHinh Chiến do trần Thiện Thanh thực hiện vào thứ hai hàng tuần trên làn sóng điện của đài Tiếng Nói Quân Đội trước 1975 tại Sài Gòn. Bài hát Lối Về Xóm Nhỏ của Trịnh Hưng do Nhật trường và Như Thủy song ca. Thái Thanh đọc lởi dẫn. Bản ghi âm trước năm 1975 tại Sài Gòn.
https://phailentieng.blogspot.com/2018/04/nhat-truong-tran-thien-thanh.html?fbclid=IwAR2FJlOncAFnuR9F8r8KDuWTg7_Hv71mrsyQH3BUFKvaGo82m4XIMi_2W9A