NHẠC SĨ MINH KỲ-MỘT ĐỜI TÀI HOA VẮN SỐ

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Nhạc sĩ Minh Kỳ sinh năm 1930, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, là cháu đời thứ năm của vua Minh Mạng, có vai vế ngang với vua Bảo Đại, và là người con duy nhất của một gia đình khá giả thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn ở Nha Trang

Ông trải qua thời thơ ấu và thời thanh niên tại Nha Trang nên có nhiều kỷ niệm với thành phố miền duyên hải này. Năm 1959, 7 năm sau khi lập gia đình, ông chuyển vào Sài Gòn hoạt động văn nghệ, sáng tác những nhạc phẩm phù hợp với thị hiếu của đại chúng và kết hợp với nhạc sĩ Lê Dinh và nhạc sĩ Anh Bằng, cho ra mắt những nhạc phẩm để giới thiệu trên làn sóng Đài phát thanh hay những chương trình ca nhạc của các hãng đĩa.

Bộ ba Lê Minh Bằng: Anh Bằng – Minh Kỳ – Lê Dinh

Khi cuộc chiê’n leo thang, ông không vào quân đội mà gia nhập lực lượng cảnh sát, đến năm 1975 mang cấp bậc đại úy nên sau 1975 phải đi cải tạo ở Trại An Dưỡng, Biên Hòa. Khuya ngày 31 tháng 8 năm 1975, một vụ nổ không rõ lý do trong trại tu` làm tử vong 3 người, trong đó có Minh Kỳ. Ông được chôn cất sơ sài với một tấm bia viết bằng sơn đỏ dòng chữ “Vĩnh My”, tức Vĩnh Mỹ, tên thật của ông.
Minh Kỳ có nhiều kỷ niệm với thành phố Nha Trang nên những sáng tác đầu tay của ông là những nhạc phẩm về thành phố duyên hải này viết theo điệu slow, sử dụng những quãng âm rộng nghe giống như tiếng sóng rập rờn như Dòng Thời Gian, Nha Trang, Nhớ Nha Trang, Tiễn Bạn.

Nha Trang – Minh Kỳ – Hà Thanh 
 

Nhớ Nha Trang – Minh Kỳ và Hồ Đình Phương – Ka Lang 

Giòng Thời Gian” Minh Kỳ–Nhật Thiên Lan

 

Nhạc sĩ Minh Kỳ (đứng) và nhạc sĩ Hoài Linh – 2 nhạc sĩ đồng sáng tác nên những ca khúc bất tử: Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Sầu Tím Thiệp Hồng…

Tên tuổi của nhạc sĩ Minh Kỳ gắn liền với những ca khúc nổi tiếng như Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương, Biệt Kinh Kỳ, Tình Hậu Phương, Tình Đời, Xuân Đã Về, Đường Về Khuya, Sầu Tím Thiệp Hồng, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, 5 Cụm Núi Quê Hương…và những ca khúc đặc sắc nhất của ông có nội dung viết về những thành phố nổi tiếng của phía nam vỹ tuyến 17, đó là Nha Trang, nơi ông sinh ra và lớn lên; thành phố Huế, quê nội của ông (các ca khúc nổi tiếng như Mưa Trên Phố Huế, Người Em Vỹ Dạ, Thương Về Xứ Huế)

Mưa Trên Phố Huế (Minh Kỳ) — Vân Khánh
*

HÀ THANH – Thương về xứ Huế – MINH KỲ, HOÀI LINH 

và thành phố Đà Lạt. Những ca khúc bất hủ ca ngợi nhan sắc của Đà Lạt là Thương Về Miền Đất Lạnh, Đà Lạt Hoàng Hôn viết chung với Dạ Cầm, tức nhạc sĩ Anh Bằng, và Má Hồng Đà Lạt.

HƯƠNG LAN – Đà Lạt hoàng hôn 
 Về cái chê’t bí ẩn và oan khuất của nhạc sĩ Minh Kỳ, đã được một người bạn tu` của ông là PTAN kể lại như sau:
“Khi ấy tổ của nhạc sĩ Minh Kỳ đang họp để phân công nấu bếp vào ngày hôm sau, thì một vụ nổ đã làm 3 người thiệt mạng và khoảng 8 người bị thương. Nhạc sĩ Minh Kỳ bị thương rất nặng, được anh em tù khiêng lên bệnh xá cùng với những người bị thương khác. Ông bị thương ở ngực, bụng và cổ rất nặng. Biết mình không qua khỏi nên trăn trối với những bạn tù:
– Tụi mày về nói với vợ tao ráng nuôi con tao, chắc tao không sống được.
Sau đó ma’u ở ngực và cổ chảy ra lênh láng. Ông vừa la vừa rên:
– Sao chân lạnh quá!
– Lạnh quá! Sao bụng tao lạnh quá! Sao ngực tao lạnh quá!
Ông ra đi từ từ, chê’t từ chân đến bụng rồi đến ngực cho đến lúc tắt thở.
Một cái chê’t mà chính ông cảm nhận được, biết được nó đến với mình từng phút từng giây”.

 

Trong cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi của mình, nhạc sĩ Minh Kỳ đã để lại cho đời hàng trăm bài hát nổi tiếng. Ông luôn được xem là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng trước năm 1975.
Do nhạc sĩ Minh Kỳ qua đời từ sớm, vào đúng thời điểm giao thời của lịch sử, nên đã có một số nhầm lẫn liên quan đến sáng tác của ông. Hồi đầu thập niên 1990, khi dòng nhạc vàng bắt đầu được cấp phép trong nước một cách hạn chế, có 2 ca khúc của nhạc sĩ Duy Khánh là Thương Về Miền Trung và Ai Ra Xứ Huế bị gắn nhầm là của nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác. Có lẽ thời điểm đó nhạc sĩ Duy Khánh bị câ’m về nhân thân, nên các hãng băng đĩa trong nước đã sử dụng tên nhạc sĩ Minh Kỳ cho 2 bài hát nói trên để dễ qua cửa kiểm duyệt.
Nhạc sĩ Minh Kỳ là người gốc Huế, ông cũng có những sáng tác về Huế rất hay và nổi tiếng là Mưa Trên Phố Huế, Người Em Vỹ Dạ và Thương Về Xứ Huế, có lẽ vì vậy mà người ta đã ghi tên sáng tác của 2 bài Thương Về Miền Trung và Ai Ra Xứ Huế là nhạc sĩ Minh Kỳ để dễ hợp thức hóa.
Cùng lắng nghe những sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ trong video dưới đây:

Nhạc sĩ Minh Kỳ – Những bài nhạc hay nhất 

nhacxua.vn tổng hợp và biên soạn
VongNgayXanh sưu tập hình ảnh và video